TIỂU THUYẾT KHÔI VŨ

 

 

 

 

TIỂU THUYẾT KHÔI VŨ

Bùi Công Thuấn

 

 KHÔI VŨ-52 tác phẩm

 (52 tác phẩm của nhà văn Khôi Vũ)

 

Bến đời mơ thực (2016) là cuốn sách thứ 53 của nhà văn Khôi Vũ-Nguyễn Thái Hải. Trước đó Khôi Vũ đã in nhiều tiểu thuyết như: Người có một thời (1988), Giữa dòng đời (1989), Lời nguyền hai trăm năm (1989), Dòng sữa cây nước mắt (1990), Mặt trời của riêng ai? (1990), Triệu phú (1992), Ngọn lửa âm thầm (1993), Bay với đôi tay trần (2004), Cái bóng (2005), Những người nuôi lửa (2005), Phía sau một khách sạn (2006), Vỡ dần trong mắt (2009). Và sau 9 năm với 12 lần được bổ sung (15/5/2017), anh đã hoàn thành bản thảo tiểu thuyết Nguồn mạch. Cuốn sách lên đến 133.000 chữ, khoảng 500 trang in. Khôi Vũ cho biết: “Chưa biết có “Nhà” nào chịu in cho, cũng chưa biết hay dở thế nào, nhưng tự thấy hài lòng và hạnh phúc vì đã viết được một cuốn sách… “hết cốt”

  1. TỪ LỜI NGUYỂN HAI TRĂM NĂM ĐẾN BẾN ĐỜI MƠ THỰC.

         Tôi chưa có điều kiện đọc tất cả tiểu thuyết của nhà văn Khôi Vũ nên không thể có một cái nhìn bao quát. Tuy vậy, mỗi cuốn sách hé lộ một khía cạnh nào đó của bút pháp, phong cách và năng lực sáng tạo của tác giả. Tôi chọn Lời Nguyền Hai Trăm năm(1989), Vỡ dần trong mắt (2009) và Bến đời mơ thực (2016) để lần tìm những manh mối.

Trong cuốn Con ếch ngắm trăng (chưa xuất bản nhưng đã công bố một phần), Khôi Vũ cho biết: Trước Tết âm lịch năm 1989, vì ham vui, anh theo chân một phóng viên đài PTTH Đồng Nai đến Bà Rịa Vũng Tàu. Ở Long Hải, Khôi Vũ gặp Hai Sửu, tập đoàn trưởng tập đoàn đánh cá. Hai Sửu có biệt tài lặn xuống biển thăm dò luồng cá, nên được người ta gọi là Vua Biển. Khôi Vũ không ngờ rằng chuyến đi ấy cũng đã “tặng” anh một nguyên mẫu cho nhân vật chính của cuốn Lời nguyền hai trăm năm với hai chi tiết “đắt”: danh xưng Vua Biển và tài lặn xuống biển nghe luồng cá.  Sau Tết âm lịch năm ấy Khôi Vũ được anh Chí Thiện, một phóng viên của báo Tiền Phong (TP HCM) “đặt hàng” qua sự giới thiệu của nhà thơ Cao Xuân Sơn.

Khi viết Lời nguyện hai trăm năm, Khôi Vũ kể: “Tôi chọn Hai Sửu là nguyên mẫu nhân vật chính cuốn sách của mình nhưng đổi tên thành Hai Thìn cho phù hợp với tài lặn biển (như rồng). Tôi chọn bối cảnh là rừng và biển Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) vì nơi ấy tôi từng đi thực tế, từng vào rừng nghe bà già người Châu Ro trăm tuổi hát để ghi son-phe mấy bài hát của dân tộc ít người này, có thể đưa bà thành một nhân vật. Vì thế tôi “chuyển” Hai Thìn từ biển Long Hải qua biển Bình Châu và tôi đổi tên nơi đây thành “làng biển Cát”. Ở đây, về phía không gian rừng, tôi tự tin với nhân vật Tòng Út cùng chiếc đàn goong-kala mà tôi gọi là đàn ống tre. Tôi đã từng được tặng một chiếc đàn ống tre và biết sử dụng nó khá thành thạo, thậm chí còn sáng tác được một bài hát mang âm hưởng dân ca từ nó… Cứ thế, ngày qua ngày trong vòng gần ba tháng, tôi viết. Viết với sự hào hứng. “

Lời nguyện hai trăm năm ca ngợi người lao động làm giàu vào cái thời người kinh doanh còn bị gọi là con buôn với tất cả sự đố kỵ. Chủ đề tư tưởng, theo Khôi Vũ, là viết về tính thiện.

Làng biển Cát có ông tổ họ Lê theo Gia Long. Ông phò dưới trướng Lê Văn Duyệt. Khi Gia Long chiến thắng và tiến hành trả thù khắp nơi, họ Lê cũng nguyền trả thù cho gia huynh mình. Họ Lê đã bắt được và giết chết một cách dã man cha con họ Vũ, một viên tướng Tây Sơn. Trước khi bị chém làm hai mảnh, họ Vũ nguyền rằng, dòng họ Lê, “chỉ đến khi tuyệt tự mới hết kẻ ác tâm”. Sau đó hồn họ Vũ đầu thai vào nhà họ Lê để trả thù riêng. Lời nguyền ấy đã ứng nghiệm. Mỗi đời họ Lê muốn có con trai nối dòng đều phải làm một việc ác…Đến đời Hai Xung Phong, sau khi làm ác, y hối hận, từ bỏ gia đình đi tu, đổi tên là Thích Huệ Mẫn. Ông có một con trai, đặt tên là Lê Trung Hiếu.

Hiếu chính là Vua Biển Hai Thìn. Anh sống ở làng biển Cát. Sau giải phóng, anh bị cán bộ điạ phương ép đi kinh tế mới. Nhà cửa của anh bị chiếm đoạt. Một năm sau đó anh xin hồi cư. Lý do anh là dân biển. Anh bị cán bộ điạ phương là Năm Mộc, Sáu Thế, Năm Hường o ép đủ điều. Sau cùng nhờ người dân trung kiên như ông Bảy, bà Cả Mọi và ông Ba Tê, một đảng viên hưu trí đấu tranh mạnh mẽ, Hai Thìn được nhập lại hộ khẩu, làm ăn, trở nên giàu có, được cử làm đại biểu Hội đồng Nhân dân. Anh không có con trai, nhưng anh từ chối làm điều ác theo đề nghị của cha và sự sắp đặt của vợ. Hai Thìn đã yêu vợ nồng nàn trong đêm trước khi anh đi biển. Chuyến đi ấy thuyền Hai Thìn bị sóng thần đánh vỡ. 15 người đi biển chỉ còn Năm Mộc sống sót, 9 người mất tích. Trong đêm yêu đương sau cùng, Hai Thìn đã để laị trong bụng vợ một đưá con. Chị đã sinh một cháu trai, ước mơ tuyệt vời của vua biển.

Trong bản thảo gửi Chí Thiện, Khôi Vũ cho biết, lúc đầu tất cả các nhân vật đều chết. Anh Thiện nói với tôi: ‘Ông cố gắng cho một ai đó sống sót có được không?’. Tôi trả lời để tôi suy nghĩ. Cuối cùng, tôi cho nhân vật Năm Mộc, kẻ đầy tính xấu được sống. Hai Thìn, nhân vật tôi yêu quý, tôi vẫn để cho chết vì anh ta đã có đứa con trai nối dõi. ‘Cái mầm thiện đã có, còn lo gì!’”

Có một khoảng cách rất xa từ chuyến đi Bà Rịa-Vũng Tàu của Khôi Vũ đến việc viết Lời nguyền hai trăm năm. Chỉ có thể giải thích bằng tài năng sáng tạo văn chương. Độc đáo nghệ thuật của Lời nguyền hai trăm năm là cấu trúc hai tuyến truyện song song ngược chiều. Đây là điều mới mẻ so với tiểu thuyết đương thời những năm sau 1975. Tài năng sáng tạo, hư cấu, kết nối mạch truyện từ thời Gia Long qua thời chống Pháp đến những ngày trước đổi mới (1986) chứng tỏ Khôi Vũ là một cây bút có khả năng viết tiểu thuyết sử thi, và là một nhà văn tự khẳng định bản lĩnh trong việc phản ánh hiện thực còn nhiều phức tạp sau 1975. Khôi Vũ cho biết, anh viết với sự hào hứng, nhưng cũng “viết với một… nỗi lo… rằng mình ca ngợi người lao động làm giàu liệu có được chấp nhận không?”.

Rất tiếc, Khôi Vũ còn có hai cuốn tiểu thuyết sử thi bị “đứt mạch” chưa thể viết tiếp. Anh kể: “Mặt trời của riêng ai? (1990) tiểu thuyết sử thi với những nhân vật chính là thanh niên trí thức miền Nam, bắt đầu từ những năm sáu mươi và dừng lại ở tháng 4/1975. Trong ý định thì tôi sẽ viết tiếp số phận của các nhân vật trí thức miền Nam này sau giải phóng. Tập 2 là khoảng thời gian từ sau tháng 4/1975 đến năm 1990, khi Việt Nam đã bước vào đổi mới một thời gian. Tập 3 là thời gian sau 1991. Ý tưởng thì “lớn” như vậy nhưng đáng tiếc cho đến nay tôi vẫn chưa thể “nối mạch” được”.

Khi đã 50 tuổi, Khôi Vũ định tập trung viết một bộ “trường thiên tiểu thuyết”. Truyện kể “về cuộc đời một cô gái mười lăm tuổi từ năm 1954 đến khi trở thành một phụ nữ trên sáu mươi tuổi vào năm 2000, mà sự đau khổ đã khiến toàn bộ mái tóc của bà sớm bạc trắng. Chuyện về cuộc đời của nhân vật này được lồng trong bối cảnh lịch sử của miền Nam đất nước ta: thời đệ nhất Cộng Hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm, thời của các tướng lĩnh làm chính trị và thời sau tháng 4/1975. Tôi đặt nhan đề chung cho bộ truyện là “Tóc trắng” và viết theo kiểu chương hồi, trước mỗi chương là một đoạn lời kể của người phụ nữ tóc trắng, tiếp đó mới là phần kể hoặc tả của tác giả theo thứ tự thời gianTrong suy nghĩ của tôi,”Tóc trắng” phải dài ít nhất 3 cuốn, mỗi cuốn khoảng trên dưới 300 trang in, thì việc in ấn không phải dễ. Vì vậy, trước hết phải viết cho xong đã rồi tính gì thì tính…Ba tháng, tôi viết được 100 trang vi tính, hết phần 1. Tiếc là số phận không chiều lòng tôi. Bộ “Tóc trắng” đến tận năm nay, tức mười mấy năm sau, vẫn còn dừng ở ba chữ ‘Hết phần 1’.”(Con ếch ngắm trăng-đd).

Như vậy có thể coi Lời nguyền hai trăm năm là một tiểu thuyết sử thi tiêu biểu của Khôi Vũ. Tác phẩm này tiếp tục dòng chảy sử thi trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975, nhưng với những nguồn mạch mới. Lời nguyền hai trăm năm chảy liền một mạch 200 năm từ thời Gia Long đến trước thời kỳ đổi mới (1986)

Hai mươi năm sau, Khôi Vũ ghi một cột mốc tiểu thuyết khác là tiểu thuyết“Vỡ dần trong mắt. Khôi Vũ “kể chuyện ‘vỡ mộng’ của một anh nhạc sĩ với thủ trưởng của mình, vốn là thần tượng của anh trước đó. Cuốn sách này tôi khai thác hầu như triệt để vốn ‘mổ mắt’ của mình, đặc biệt là ‘cuộc đời’ của cái bọt bóng khí trong mắt từ lúc nó xuất hiện đến khi tan biến. Cái bọt bóng khí trong mắt sau mổ này, tôi tin là chỉ có người nào mổ võng mạc mới có, mới biết chứ khó mà tưởng tượng ra.”(Con ếch ngắm trăng-đd).

Vỡ dần trong mắt cũng có một cấu trúc song song tạo nên tính tư tưởng cuả

truyện. Đó là câu chuyện về sự tan dần cuả bọt bong bóng trong mắt nhân vật Tôi, và mức độ trầm trọng ngày càng tăng lên đối với số phận anh Trần. Hai cấu trúc này gặp nhau ở cuối truyện. Khi bọt bóng tan, Tôi hết ảo tưởng về anh Trần. Trong Vỡ dần trong mắt, Khôi Vũ miêu tả nhiều giấc mơ (5 lần) của nhân vật Tôi. Tôi mơ thấy Lam. Và Lam chỉ xuất hiện trong giấc mơ cuả Tôi. Lam là nhân vật có nhiều bộ mặt: trẻ em nghèo nhặt cá, trẻ em trong chiến tranh nghịch ngợm súng đạn, một hướng dẫn viên du lịch trong những công ty lưà, một tay cơ hội giỏi tâng bốc trong những trò quảng cáo và sau cùng hoá thân trong vị bác sĩ từ nghèo khó phấn đấu thành tài. Nhân vật Tôi không lý giải được sự hiện diện cuả Lam. Có thể coi Lam là một kiểu nhân vật “lạ” của Khôi Vũ với nhiều ẩn nghĩa tư tưởng và nghệ thuật.

Kết nối mạch sáng tác của Khôi Vũ từ Lời nguyền hai trăm năm qua Vỡ dần trong mắt đến Bến đời mơ thực (hành trình 27 năm sáng tạo), người đọc có thể nhận ra một vài đặc điểm nghệ thuật của Khôi Vũ.

Khôi Vũ có nhiều nỗ lực cách tân nghệ thuật tiểu thuyết, rõ nhất là ở cấu trúc truyện song song ngược chiều trong Lời Nguyền hai trăm năm. Cho đến nay, kiểu cấu trúc này vẫn giữ nguyên giá trị. TS Hà Thanh Vân (Khoa Ngữ văn, Đại học Thủ Dầu Một) nhận xét: “Lời nguyền hai trăm năm là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Khôi Vũ trong mấy chục năm cầm bút.”[1]

Lời nguyền hai trăm năm được trao giải Hội Nhà Văn còn vì là một tác phẩm viết thành công về dân tộc ít người với những số phận và màu sắc văn hóa gây được ấn tượng.

Ngày nay có nhiều nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử và Khôi Vũ là một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử khá sớm. (truyện ngắn Kiếm Sắc –Nguyễn Huy Thiệp [1988], tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh [1999], tiểu thuyết Bão táp triều Trần của  Hoàng Quốc Hải [2003], tiểu thuyết Sương mù tháng giêng của Uông Triều [2015]…).

Tiểu thuyết Khôi Vũ viết về hiện thực xã hội miền Nam, nhiều cuốn lấy bối cảnh Đồng Nai. Nếu tổng hợp truyện ngắn và tiểu thuyết Khôi Vũ, người đọc sẽ thấy bức tranh xã hội miền Nam thật rộng lớn (trong truyện ngắn, Khôi Vũ viết áp sát những vấn đề thời sự). Góc nhìn của Khôi Vũ là góc nhìn của nhân dân, nên truyện của anh gần gũi với bạn đọc. Tạng của anh không phải là cây bút viết những truyện “gây hấn”, nên dù có đề cập đến những vấn đề xã hội bức xúc, ngòi bút Khôi Vũ vẫn hiền lành. Anh đã rút được nhiều kinh nghiệm, chẳng hạn chuyện bị gây khó từ cuốn Chuyện ở dãy phố năm căn. Gần đây anh viết truyện ngắn Xót xa sông lên tiếng về việc người ta đổ đất lấp sông Biên Hòa gây nên bao bức xúc trong dân. Với tư cách là nhà văn, một người con của Biên Hòa, Khôi Vũ không thể im lặng, nhưng anh viết rất “khôn ngoan”.

Khôi Vũ hướng về đối tượng độc giả thị trường, và giữ được sự mến mộ của độc giả mấy thập kỷ qua. Đó là một thành công mà không nhiều nhà văn đạt được. Có thể nói việc “ra dân”(xin thôi việc ở cơ quan Nhà nước) của anh chính là để lăn mình vào văn chương thị trường. Sức viết của Khôi Vũ thật dồi dào, gần như anh in sách liên tục trong nhiều năm ở cả ba thể loại truyện ngắn, truyện dài và truyện thiếu nhi. Anh còn viết sách đặt hàng cho Đồng Nai, viết về du lịch…

Khôi Vũ viết văn chương thị trường, song vẫn giữ ngòi bút của người làm văn chương đích thực, tức là sự sáng tạo cái đẹp, giữ gìn văn hóa và góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn lên…

Cũng nhìn trong mạch tiểu thuyết từ Lời nguyền hai trăm năm đến Bến đời mơ thực, có những vấn đề tôi chưa thể lý giải được.

Đó là sự giảm dần dung lượng hiện thực trong nội dung tác phẩm. Vỡ dần trong mắt không còn chất “sử thi”đậm đặc, như Lời nguyên hai trăm năm. Dù vậy tác phẩm vẫn còn gắn với nội dung về đấu tranh chống cái tiêu cực của cuộc sống. Trái lại Bến đời mơ thực thu gọn lại chỉ là chuyện của ba nhân vật ở khu nhà trọ Lão Sao. Tuyệt nhiên không còn bóng dáng sử thi hay bóng dáng hiện thực những đấu tranh xã hội. Sự nổi trội của tác phẩm là miêu tả “cái bi kịch” cá nhân trong bối cảnh đời thường. Mạch truyện chậm, không có một cốt truyện chặt nên giảm hẳn sức hấp dẫn. Các nhân vật trôi đi trong thời gian với những việc hàng ngày: gặp gỡ, ăn uống trao đổi về những vấn đề của nhau trong sự quan tâm hàng xóm. Hình như họ xa lạ với dòng đời đang ào ạt hội nhập toàn cầu hóa ngoài kia. Truyện không đặt ra được bất cứ vấn đề xã hội cấp thiết nào, chỉ có vài chi tiết về cá nhiễm độc chết và cát tặc gây ra dòng xoáy dòng làm lở bờ sông.

Vỡ dần trong mắt kế thừa cấu trúc song song của Lời nguyền hai trăm năm và mở ra cách viết nhiều giấc mơ trong Bến đời mơ thực. Tuy nhiên cốt truyện của Vỡ dần trong mắt không hấp dẫn bằng Lời nguyên hai trăm năm, và những giấc mơ trong Bến đời mơ thực “rối” hơn, thần thoại hơn sơ với những giấc mơ không thể phân tâm trong Vỡ dần trong mắt. (Xin đọc bài BCT viết về Bến đời mơ thực). Ở một góc nhìn khác, tính “tư tưởng” của tác phẩm cũng giảm dần giữa ba tác phẩm này.

Tôi không rõ đây là sự chuyển đổi bút pháp hay là sự “xuống tay” của Khôi Vũ, dẫu biết rằng không nhà văn nào vượt được chính mình trong suốt chặng đường sáng tạo.

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA SÁNG TẠO

Đã có lúc Khôi Vũ tự đặt vấn đề với chính mình: Đi 3 nước châu Âu trong 2 tuần lễ về đã hơn tháng, trong mình đầy ắp những câu chuyện, hình ảnh… Nhưng vẫn chưa viết gì. Kể cả khi bạn bảo “Viết cái gì đi, tôi in báo cho”, mình cũng lần lữa hẹn. Nghỉ ngơi sau chuyến đi dài thì đã đủ rồi. Nhưng mình vẫn còn đang nghĩ… “Khôi Vũ nghĩ gì? “Kể chuyện thì dễ thôi. Khó là kể những gì, kể để làm gì? Có khi nghĩ mãi không ra cũng nên…”.(FB Nguyễn Thái Hải 12.06.2017)

Trước kia anh viết ào ạt, viết đầy cảm hứng, sách in liên tục. Lý do cụ thể là, anh kể: Năm 1991, tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện Chỉ thị 01 của ông phó thủ tướng Nguyễn Khánh. Chỉ thị này quy định các Hội phải tự lực tài chính để hoạt động. Tôi mới qua tuổi bốn mươi. Phải tìm một việc gì đó để làm. Rất có thể một lúc nào đó tôi sẽ trở lại với nghề Dược, nhưng trước mắt phải viết đề kiếm… nhuận bút mà sống cái đã.”; Vâng, viết văn cũng là một nghề, và sống được bằng nhuận bút không phải nhà văn Việt Nam nào cũng đạt được.

Trước kia, khi “thời” của anh đến, anh gặp nhiều may mắn, nhờ thế, có động lực, tài năng được phát huy. Viết xong anh gửi ngay cho nhà in, có cuốn cùng lúc được cả hai nhà xuất bản in, có năm in hai, ba cuốn. Làm gì cũng phải có thời. Người viết văn cần có tài, có thời và có dũng khí, Khôi Vũ đã “tri thiên mệnh” về sự chọn lựa con đường của mình. Và đây là “thời” của anh: Thật bất ngờ, vào dịp cuối năm 1986, tôi nhận được thông báo từ nhà xuất bản Tác Phẩm Mới rằng “Người có một thời” sẽ được in ở đó vào năm 1987. Thế là chỉ một năm 1987, tôi có đến hai cuốn sách được in ở hai nhà xuất bản, một trong Nam, một ngoài Bắc. Với tôi ngày ấy, quả không còn gì vui hơn! Chưa hết, nhà xuất bản Văn Nghệ ở TP Hồ Chí Minh còn hỏi tôi có cuốn “dài” nào khác thì đưa họ in cho. Trời ạ! Tôi đang định viết một cuốn về “đời thường”. Tổ đãi tôi rồi!

Trước kia, khi còn trẻ, Khôi Vũ lăn vào cuộc đời kể trải nghiệm, để có vốn sống, anh có cơ hội tiếp cận được với nhiều loại người, và nhiều trong số họ trở thành nguyên mẫu cho nhân vật của anh. Vốn sống dồi dào nên Khôi Vũ viết thật dễ dàng. Khôi Vũ kể về việc tìm và sử dụng vốn sống trong sáng tác của anh như sau:

Thời kỳ anh trở thành REP (Trình dược viên) của CIBA. “dường như thời gian ba năm đã vừa đủ cho tôi tích lũy được một vốn sống về người trí thức đi làm việc cho Công ty nước ngoài ở Việt Nam. Ngoài ra, tôi cũng ngẫu nhiên có được một vốn sống về hoạt động của các khách sạn cả bề ngoài lẫn thực sự bên trong. Sau này, năm 2006, tôi in cuốn truyện vừa “Phía sau một khách sạn” được viết với vốn sống “được tặng thêm”…

Tôi đã chấm dứt thời gian đi tìm vốn sống ở một công ty nước ngoài từ đó. Ít ai biết tôi lại đang âm thầm tìm vốn sống mới tại báo Lao Động Đồng Nai, nơi tôi sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều với giới công nhân và các công ty, xí nghiệp sản xuất trong tỉnh Đồng Nai

Vốn sống thời gian làm báo Lao Động Đồng Nai bây giờ mới được tôi huy động để viết. Tập truyện ngắn “Bên kia dãy điệp vàng” gồm toàn bộ truyện viết về công nghiệp, công nhân. Tiểu thuyết “Cái bóng” thì viết về chuyện nhân sự trong một nhà máy.(Con ếch ngắm trăng-đd).

Cả một cuốn “Dòng sữa cây nước mắt” đầy ắp vốn sống và đời người mà tôi ghi nhận được sau những lần đi viết và ở lại nhiều ngày trong vùng cao su Long Khánh

Viết “Đất sóng”, tôi dựa vào cuộc đời của gia đình một người bạn sau tháng 4/1975. Anh bạn, tôi không lấy làm nguyên mẫu mà chọn cô em gái của anh để xây dựng nhân vật chính. Một số sự việc trong truyện là có thực và tôi từng tham gia. Không gian là vùng đất gần nhà tôi nên tôi rất thông thuộc. Lần đầu tiên tôi đưa vào truyện những câu ca của người dân tộc đã được “cải biên” lại cho phù hợp nhưng vẫn giữ đúng ý tứ nội dung. (Thủ thuật này, tôi còn sử dụng trong một số sáng tác sau này, trong đó có tiểu thuyết “Lời nguyền hai trăm năm”). Về nhan đề của truyện, tôi đã được “trời cho” từ một chuyến đi thực tế. Chuyến đi ấy chỉ có hai người là tôi và Đàm Chu Văn khi cả hai đang là phóng viên báo Văn Nghệ Đồng Nai. Lần ấy chúng tôi đạp xe đạp đi tìm tổ hợp trồng sả của một người quen nằm trong khu đất đồi giáp vùng Hố Nai. Là đất đồi nên đường đi khi lên dốc, lúc xuống dốc, đạp xe bở hơi tai. Cái hình ảnh đất nhấp nhô như sóng hiện ra trong tôi cho đến khi viết truyện dự thi năm 1985, nó đã hiện ra như một hình ảnh “đắt” cho cuộc đời đầy sóng gió của nhân vật chính.
Vùng đất sóng đầy ấn tượng trong tôi ấy sau này còn là không gian chính của tiểu thuyết “Những người nuôi lửa” (Giải thưởng văn học nghệ thuật Trịnh Hoài Đức tỉnh Đồng Nai lần thứ 2 – Loại A văn xuôi).


           “Ngọn lửa âm thầm” viết về ngành giáo dục với nhân vật chính là một cô giáo dạy học ở một vùng xa. Câu chuyện được ghép với một chuyện tiêu cực về rừng và chuyện làm báo. Đúng là việc tiếp cận với thời sự hàng ngày đã ảnh hưởng đến tôi khi viết cuốn sách này. Thứ nhất, tôi đang làm báo. Thứ nhì, chuyện phá rừng đang là thời sự nóng lúc ấy. Thứ ba, ngành giáo dục là ngành mà báo Lao Động Đồng Nai nơi tôi làm việc có mối quan hệ khá thân thiết. Trong nội dung sách, tôi khai thác khá kỹ vốn sống của mình về vùng đất trồng mía và các khu đất đồi của huyện Vĩnh Cửu. Tôi cũng đưa vào những câu chuyện tạm gọi là “cổ tích” giải thích sự hình thành của vùng đất, thông qua những “câu chuyện dưới cờ” của cô giáo nhân vật chính.”
            Sống sôi nổi, viết ào ạt và thành công nối tiếp thành công, tại sao bây giờ Khôi Vũ lại đặt câu hỏi về bản thể của sự viết?

Kể chuyện thì dễ thôi. Khó là kể những gì, kể để làm gì? Có khi nghĩ mãi không ra cũng nên…”.

            Có lẽ sau bao nhiêu cuốn sách anh đã viết, thời gian qua đi, anh không biết cuốn nào sẽ sống với đời, góp phần vào bộ mặt văn hóa thời đại, góp phần vào sự phát triển văn chương Việt Nam đương đại? Cho nên anh tự hỏi “Kể để làm gì?”. Nhà văn nào không có khát vọng để lại tác phẩm cho đời? Nghĩa là nếu định vị chỗ đứng của anh trong dòng chảy văn học của thời đại, Khôi Vũ có vị trí nào, khuôn mặt văn chương của Khôi Vũ (phong cách) có những nét riêng độc đáo nào, và ngòi bút Khôi Vũ đã mở ra cách viết mới nào cho những người đi sau? Hình như cho đến nay chưa có công trình văn học sử nào nghiên cứu đầy đủ về văn chương Khôi Vũ (?) ngoài một số luận văn của nghiên cứu sinh. Trên văn đàn mấy chục năm qua, Khôi Vũ không gây được ấn tượng góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học như nhiều nhà văn khác. Anh là nhà văn “hiền lành”, cần cù viết, không gây ồn ào. Và nếu anh cứ kể truyện như thế, đã kể mấy chục cuốn rồi, thì  “Kể để làm gì?”

Ngòi bút Khôi Vũ hướng về thị trường, anh hiểu và nắm bắt thị trường. Chẳng hạn, sau khi in Chuyện ở dãy phố năm cănNgười có một thời [1987], Khôi Vũ nhận định thị trường: “Từ đây, tôi bắt đầu có suy nghĩ thêm về việc cần chọn lựa nhân vật để viết “dài”. Hai cuốn “dài” được in của tôi đều có nhân vật sinh sống ở miền Nam. Đây là những mẫu người mà tôi quen thuộc, có thể kể, tả, thoải mái và đầy tự tin. Mặt khác, “họ” lại “xa lạ” với một bộ phận bạn đọc phía Bắc, trong đó gồm cả các nhà văn có trách nhiệm xuất bản! Vừa khai thác được thế mạnh của mình, vừa đáp ứng được nhu cầu của người đọc, há chẳng “một công đôi việc” sao! “. Nhưng sang thế kỷ XXI, độc giả thị trường đã là một thế hệ khác, với những vấn đề khác, tâm lý đọc sách cũng khác. Viết như Bến đời mơ thực không thể đáp ứng đối tượng độc giả thế hệ truyền thông đa phương tiện, với smartphone và Internet này. Bến đời mơ thực dành cho người già, đã thoát khỏi lối sống ồng ào, sống chậm, đọc chậm, nhẹ nhàng vui vẻ và có hậu. Cái khó của Khôi Vũ, theo tôi, là anh đã có một khoảng cách đối với công chúng trẻ của văn chương thị trường hôm nay, và anh muốn vượt lên những gì đã đạt được.

Cái khó còn xuất phát từ bút pháp. Khôi Vũ đã bám quá chặt vào việc đi tìm và khai thác vốn sống để huy động vào viết văn. Bây giờ (2017) anh đã 67 tuổi,  tuổi tác không còn cho phép anh thâm nhập vào những vùng hiện thực gai góc, tôi không hiểu anh sẽ đi tìm “vốn” thế nào để tiếp tục hành trình anh đã chọn? Đọc những truyện ngắn gần đây Khôi Vũ lấy chính mình và gia đình làm nguyên mẫu như: Đời thường (Tuổi Trẻ cuối tuần 10.01.2016), Lạc giữa vùng quá khứ (Tuổi trẻ cuối tuần ngày 03.12.2017)… tôi băn khoăn. Những truyện quá đơn giản như thế chỉ có thể đăng báo mà không để lại dấu vết gì của sự thăng tiến nghệ thuật văn chương.

Và đây mới là nguyên nhân chính, Khôi Vũ tự đánh giá văn chương của anh: “Nhiều năm sau đọc lại, tôi nhìn ra chất “kể” nhiều hơn chất “tả” trong sách, phần “truyện” nổi rõ hơn phần “tư tưởng”. Mà như thế, gọi là “tiểu thuyết” có lẽ đã thậm xưng!” Vâng, tôi đồng ý với Khôi Vũ, thiếu một hệ tư tưởng triết học làm bệ đỡ thì những điều miêu tả chỉ là hiện tượng, mọi hiện tượng đời sống sẽ trôi qua rất nhanh. Bây giờ đọc lại những truyện anh viết trước kia về hiện thực của một vùng nào đó, chẳng hạn những truyện trong cuốn Già lửa, người đọc sẽ không còn thấy hấp dẫn, bởi truyện chỉ được viết để ”phản ánh hiện thực” với thái độ ngợi ca, và hiện thực ấy nay đã thành cổ tích.

3.KỂ ĐỂ LÀM GÌ?”

Câu hỏi này anh đã tự trả lời rồi.

Viết, trước tiên là thỏa mãn nỗi đam mê của mình. Việc anh bỏ làm Công ty dược, bỏ các công việc hành chính ở Hội VHNT Đồng Nai để chuyên tâm viết, đó chính là nỗi đam mê làm nên nhiều tác phẩm của Khôi Vũ. Khi hoàn thành bản thảo tiểu thuyết Nguồn mạch, Khôi Vũ cho biết: “Chưa biết có “Nhà” nào chịu in cho, cũng chưa biết hay dở thế nào, nhưng tự thấy hài lòng và hạnh phúc vì đã viết được một cuốn sách… “hết cốt”. Đây là tâm trạng Khôi Vũ những năm sau 1975: điều canh cánh trong lòng tôi vẫn là việc sáng tác! Tính từ năm 1975 đến 1981 là 6 năm tôi không có sáng tác nào in ấn trên báo. Tôi cũng không viết gì dù chỉ viết rồi để đó. Tôi đọc báo, chờ một văn bản gì đó về các tác giả trước 1975 nhưng chẳng thấy gì. Một hai cuốn sách được in dạo đó nói về làng văn Sài Gòn cũ thì toàn là lên án, bêu xấu các tác giả. Tên tôi không thấy ai nêu ra có lẽ vì tôi chỉ viết cho thiếu nhi.”

Kể để làm gì? Ít ra có lúc những truyện anh kể đã đem lại nhuận bút, góp thêm vào thu nhập đời sống của anh. Ấy là lúc: “Trở lại với cuộc sống bình thường cùng gia đình từ đầu năm 1978 và sau 5 tháng cùng cha già đi làm rẫy mì ở cách nhà hơn chục cây số, rồi nuôi heo thịt sau nhà, tôi được nhận vào làm việc tại Công ty Dược phẩm cấp II tỉnh Đồng Nai từ tháng 6.1978…”.

Kể để làm gì? Ở Đồng Nai, viết về con người và đất nước Đồng Nai, chỉ có 3 người: Nhà văn Lý Văn Sâm, nhà văn Hoàng Văn Bổn và Khôi Vũ. Anh đang nung nấu hoàn thành bộ sách về Đồng Nai để tự mừng tuổi 70 (vào năm 2020)
– Tập ký “Theo dòng chảy Đồng Nai” đã in đầu năm 2016
, cũng phải kể đến tập truyện ngắn Đàn ống tre bên kia sông. 2012). Nhà thơ Lê Huy Mậu nhận xét: hàng loạt cuốn tiểu thuyết sau đó viết về đề tài công nghiệp, về giáo dục, về văn hóa, về ẩm thực… cho thấy Khôi Vũ phong phú và thạo thuộc con người và đời sống vùng đất Trấn Biên – Biên Hòa – Đồng Nai cỡ nào.”[2] Người ta phải công nhận rằng những tác phẩm của Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn và Khôi Vũ đã góp phần vào đời sống văn hóa, sinh hoạt tinh thần của Đồng Nai. Nhà văn trẻ Đồng Nai ai sẽ là người tiếp bước? Có một khoảng cách khá xa và những khoảng trống không thể lấp đầy.

Kể để làm gì? Viết văn cũng là quyền lên tiếng nói. Quyền lên tiếng nói là một quyền thiêng liêng. Lên tiếng nói để bảo vệ và khẳng định cái thiện (Lời nguyền hai tram năm). Lên tiếng nói để cổ vũ cái đúng, cái tốt (Những người nuôi lửa) cái nhân văn. Khôi Vũ đã từng khẳng định: “Khi viết, tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng mình viết văn, dựa vào những nguyên mẫu ngoài đời mà viết, tô vẽ cho họ số phận ngày một tốt đẹp hơn”. Lên tiếng nói trước mọi hiện tượng đời sống để bảo vệ quyền sống của con người (Thí dụ, quyền sống của Gió và Mây trong Bến đời mơ thực)…

Nhà văn là người lên tiếng nói thay cho mọi người. Người nông dân dưới ruộng sâu, người công nhân trong công trường, nhà máy, những con người dưới đáy xã hội nữa, họ không thể sáng tác văn chương, nhà văn phải nói thay cho họ, bởi nếu không, đám “dân đen” ấy mãi mãi sống trong câm lặng, tăm tối. Và bởi chính họ mới làm nên cuộc sống, làm nên văn chương. Điều này thì tác phẩm của Nam Cao, của Anh Đức, của Nguyễn Ngọc Tư là những câu trả lời thuyết phục.

Kể để làm gì? Trẻ con Việt Nam lớn lên bằng ca dao, cổ tích. Những tác phẩm dân gian ấy làm nên một phần tính cách và bản sắc Việt nam. Nhà văn là người kể tiếp những chuyện dân gian ấy. Tôi nghĩ, những tập truyện ngắn, truyền dài cho thiếu nhi của Khôi Vũ là một tài sản giá trị cho cộng đồng.

Kể để làm gì? Nhà văn là người thư ký trung thành của của thời đại. Balzac đã viết văn chương với quan điểm ấy, và giá trị tác phẩm của Balzac cũng đặt trên nền tảng ấy. Khôi Vũ cũng ghi lại cái thời mình đã sống: Người có một thời” kể lại chuyện đời của một người lao động bình thường ở Sài Gòn, trôi dạt về Biên Hòa đi làm thuê rồi trở thành một nhà thầu rác Mỹ. Cuộc đời tiếp tục đưa anh ta đến với cuộc sống của giới thượng lưu, rồi tình cờ có mối quan hệ với một phu nhân quan chức. Sau tết Mậu Thân 1968, số phận phũ phàng quăng anh ta trở lại kiếp nhọc nhằn, tệ hơn, thành một người không còn tỉnh trí! Viết “Người có một thời”, tôi huy động được nhiều vốn sống vào trang sách. Đó là chuyện làm đại lý bia, nước ngọt của gia đình tôi, là nguyên mẫu một nhà thầu rác Mỹ từng là người giúp việc trong gia đình tôi, là mấy câu chuyện kể về nếp sống Mỹ của một người bạn học từng có một năm học trung học và sống trong một gia đình người Mỹ,…

Điều này Khôi Vũ ý thức rõ. Các tác phẩm văn học miền Bắc không có được phần hiện thực của miền Nam thời đất nước còn chia cắt, và như thế Khôi Vũ đã góp phần làm đầy đặn hơn những đường nét khuôn mặt thời đại của một dân tộc trong một thời khốc liệt của lịch sử. Điều ấy không quý sao?

Tôi xin mượn lời nhà văn Trần Đức Tiến chia sẻ với Khôi Vũ để tạm kết cho bài viết này: [3]

“Qua tuổi năm mươi, Khôi Vũ và tôi đã có thể nhẹ nhõm nói ra với nhau bằng cái giọng có đến 80% tinh thần đầu hàng: cứ cố làm hết sức, còn được chừng nào là do Trời.

Trên đời có lẽ chẳng có cái nghề nào như nghề viết văn, phụ thuộc vào Trời nhiều đến thế. Nhưng cũng phải. Cái còn lại của văn chương không nhìn thấy, không sờ thấy, không ngửi thấy như cái còn lại của nhiều nghề khác.

Văn chương do con người làm ra, lại vuột khỏi tầm kiểm soát của con người. Nói trời cho mới có văn hay, hồn văn thoát ra xác chữ để sống lâu với đời, là ở cái nghĩa đó.”

 

Tháng 12.2017

 

___________________________

 

[1] Ts Hà Thanh Vân: Diện mạo của văn học Đông Nam Bộ từ 1975 đến nay

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB%87t-nam/6286-di%E1%BB%87n-m%E1%BA%A1o-c%E1%BB%A7a-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%C3%B4ng-nam-b%E1%BB%99-t%E1%BB%AB-1975-%C4%91%E1%BA%BFn-nay.html

[2]Lê Huy Mậu: Khôi Vũ-Như con thuyền chăn song

      http://vannghebrvt.com/post/khoi-vu-nhu-con-thuyen-chan-song

[3] Trần Đức Tiến: Khôi Vũ-Vỡ dần trong mắt

https://www.tienphong.vn/van-nghe/khoi-vu-vo-dan-trong-mat-121080.tpo

 

 

BÊN NGOÀI CỔNG NHÀ THỜ-Lm Cao Gia An

BÊN NGOÀI CỔNG NHÀ THỜ

(Đọc tập truyện Bên ngoài công nhà thờ của Lm Cao Gia An)

Bùi Công Thuấn

 

 cmNgSsK

  Nếu bạn hỏi tôi tập truyện Bên ngoài cổng nhà thờ có gì là ấn tượng, tôi xin thưa ngay rằng, tập truyện có những trang văn rất đẹp, về người quê hồn hậu, về tình quê thiết tha. Và dù là những câu truyện bi kịch thì cái nhìn của tác giả vẫn lấp lánh một niềm tin yêu trẻ trung tinh khôi và một giọng kể dung dị, gần gũi, ấm áp.

  1. Bên ngoài cổng nhà thờ có gì?

Đây là một bức tranh xã hội: “Nhng đứa con được sinh ra, ln lên, đi làm ăn xa, khc sâu trong lòng mình ch đạo ch hiếu. H bán đi cái quê hương x x trong lòng mình, bán đi c tui xuân ca mình, bán luôn bao nhiêu là ước vng ca riêng mình. Có nhng đứa tr sm b đẩy ra ngoài đường ph, lam lũ vi nng vi mưa và vi gió bi cuc đời. Có nhng đứa con được g bán đi, ngơ ngác trong hành trình làm dâu x l. Có nhng người tr tìm cách ra đi, đau đáu vi khác vng đổi đời, khát vng v mt cuc đời phn vinh no m cho mình, cho gia đình, cho quê hương mình…  (tr.97)

Bên ngoài cổng nhà thờ “còn rt nhiu người nghèo thiếu c cơm ăn áo mc. Nghèo hơn na là nhng người nghèo chưa bao gi được nuôi dưỡng bi nhng ca ăn tinh thn và đời sng tâm linh. H vô phương kháng c trước vô s cám d và nguy cơ ca đời sng hin đại” (tr.162). Tác giả dẫn người đọc đến thăm những cảnh đời mà lối sống đạo truyền thống của người Công giáo đã đẩy họ ra ngoài nhà thờ. Đó là những trường hợp gọi là hôn nhân “rối”, những cô gái “chửa hoang”(Bên ngoài nhà thờ, Cha xứ dở); những “cánh hoa rơi” giữa phố thị (Tầm xuân giữa phố); chia sẻ những bi thảm của những số phận bị công nghiệp hóa tước đi môi trường sống (Miền cỏ xanh dưới lòng sông), hoặc làm tha hóa những điều đạo đức tốt đẹp, làm tan vỡ những cuộc tình hồn hậu,  làm ly tán những gia đình vốn nề nếp hạnh phúc (Tiềng chuông nhà thờ; Hương ổi ngày xưa; Xóm không đêm; Một cuộc đời để sống)…

Bên ngoài cổng nhà thờ là cuộc sống phức tạp. Người Linh mục trẻ cảm thấy bất lực. ”Càng va chm nhiu vi thc tế, anh càng gp nhiu cnh đời đau lòng. Nhng cnh đời đau lòng đặt ra cho anh nhiu câu hi vô phương tr li, nếu ch da trên nhng gì anh đã được hc, da trên nhng phương tin anh đã được trang b, hay da trên nhng lut l mà trước đây anh đã tng trân gi và xác tín.”(tr.23),

Và đây là một câu hỏi không có lời đáp về một trường hợp chửa hoang mà ba đời chịu khổ: ti nhân đã ôm ti h xung m, b m ca ti nhân thì cho đến chết cũng đã không dám ngước mt nhìn đời, con ca ti nhân thì không có cơ hi để sng mt cuc sng bình thường như bao nhiêu người khác. Đáng không? Do đâu mà ra cái b trm luân như thế? Còn có cơ hi nào để tìm và cu nhng gì hư mt không?” (tr.11).

Trong bài giảng về đoạn Tin Mừng “Đứa con hoang đàng” (Luc 15, 1-32), người Linh mục trẻ ấy (Cha Tâm) đã đặt câu hỏi này vào lương tâm người Công giáo: “Người ra đi, b gi là k ti li, kết cc bước vào trong nhà ca Cha. Còn người ngày ngày li trong nhà Cha, t xem mình là k công chính, cui cùng li t đặt mình ngoài cng. Chúng ta gp mình trong nhân vt nào? Người con th hay người con c? Hay c hai? Đâu là ch ca chúng ta, trong nhà hay ngoài cng?”(truyện Bên ngoài cổng nhà thờ)

  1. Những niềm thao thức

 Trong thực tại xã hội Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thế tục và những khuynh hướng suy đồi đang làm băng hoại tận gốc những giá trị văn hóa của dân tộc, thì bên ngoài cổng nhà thờ còn bao nhiêu là bi kịch, bao nhiêu điều bất công. Hàng ngày, người ta chứng kiến bao nhiêu là tội ác đổ xuống trên đầu những số phận bé nhỏ, mà bất lực, không lời nào nói hết.

Tuy nhiên ở tập truyện Bên ngoài cổng nhà thờ, tác giả không có mục đích “phản ánh hiện thực” để đặt những vấn đề xã hội. Những truyện được kể trước hết là những suy nghiệm, những trăn trở, những ước vọng của sứ vụ Linh mục, đồng thời tra vấn lương tâm người Công giáo trong chính hành trình sống đạo, để cùng thao thức.

Người Công giáo sống đạo không chỉ trong nhà thờ mà hãy nhìn ra ngoài cổng nhà thờ để hướng về tha nhân, để sống đúng với giới răn “mến Chúa yêu người”. Dường như lâu nay, và từ bao giờ không rõ, người Công giáo đã tự xây bức tường, vạch làn ranh tách biệt mình với bên ngoài, rất nhiệt thành trong việc tổ chức những lễ lạc “xôm tụ, hoành tráng” để “khng định căn tính và danh giá ca mình trước mt nhng người không cùng đức tin”, nhưng “liu xôm t và hoành tráng có phi là cách hu hiu để nói vi người khác v Chúa, để trình bày v đạo ca Chúa không?”(tr.161)

Tập truyện mở ra nhiều sự việc, nhiều cách nghĩ, cách sống đạo mà người Công giáo phải xem lại mình. Chẳng hạn, việc đọc kinh cầu nguyện, “Ông Chín tự hỏi lại mình về những giờ kinh gia đình mà ông vẫn thường hướng dẫn. Có thật khi cầu nguyện, “chỉ cần nhắm mắt đọc thuộc lòng cho hết bộ kinh bổn từ đầu cho tới cuối là xong”? Cầu nguyện như vậy, liệu có còn phù hợp với bọn trẻ con cháu của ông không? Thế hệ này hay muốn tìm hiểu và thích đặt câu hỏi tại sao. Còn ông, kinh kệ hình như chỉ là chuyện thuộc nằm lòng. Mọi sự cứ tự nhiên mà tuôn ra theo môi miệng, tự nhiên như lời kinh của lòng ông dâng lên Thiên Chúa. Ông cứ đọc, cứ thuộc, rồi truyền lại cho con, cho cháu, như của gia bảo hồi môn từ thế hệ này sang thế hệ kia.”(Đi tìm anh em.tr.41)

Về vấn đề hoang thai: Để che đậy mt ti, người ta li phi phm mt ti khác ln hơn. Vi người tr ca thi hin đại, pht ti liu có còn là phương pháp giáo dc tt nht để gìn gi l thói đạo nghĩa không? Răn đe và nghiêm cm liu có còn là cách tt nht để giáo dc lương tâm không? Còn có cách nào khác để v li dung mo ca mt Giáo hi bao dung t nhân hơn? Giá tr ca mt con người và giá tr ca lut l, điu gì nên đặt lên trên?…(Cha xứ dở-tr.22)

Và đây là vấn đề cốt lõi để người Công giáo “sống phúc âm giữa lòng dân tộc“. Xã hội có chương trình “xóa đói giảm nghèo”, còn người Công giáo sống thế nào? Ti sao rt d để kêu gi mi người cùng chung tay t chc mt cuc l lc vi rước sách long trng và hoành tráng, nhưng li rt khó để kêu gi mi người tham gia mt d án bác ái xã hi để giúp cho nhng người nghèo? Ti sao rt d để kêu gi bà con chung tay trong công cuc xây dng mt công trình gì đó ca nhà th, nhưng li rt khó để thuyết phc mi người đóng góp để xây dng và giúp đỡ xóm lương dân đang còn nghèo khđói rách?/ Đó là sc ì ca truyn thng? Đó là phong cách gi đạo đã lâu đời đến độ tr thành mt quán tính t nhiên, nhưng không còn đủ chiu sâu và sc bt? Hay đó là la chn t v ca nhng người đạo đức, trước nhng đe da hu hình ca văn minh hin đại?”(Xóm không đêm-tr.163)

Tập truyện đã đưa ra ít nhất hai hình ảnh để người Công giáo tự đối chứng. Đó là trường hợp các anh em Tin Lành. Họ thực hiện lời Chúa dạy là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Họ đến với xóm đạo để cùng cầu nguyện. Ông Chín trong truyện Đi tìm anh em đã phải suy nghĩ lại: Như vậy hóa ra muốn sống đạo tốt, theo đúng lời Chúa dạy, thì người ta phải đi. Chỉ một từ “đi” nho nhỏ thôi, mà làm ông Chín bị đụng chạm và thấy nhột quá sức. Tính ra, từ hồi nhỏ tới giờ, ông Chín vẫn nghĩ chỉ cần ngày nào cũng đi từ nhà đến Nhà Thờ thì đã đủ để làm một tín hữu tốt. Xóm đạo của ông được xây dựng như một hợp thể hoàn chỉnh: có nhà thờ, có chợ, có trường học, có một bệnh xá nhỏ. Cả xóm đã như một mô hình khép kín, ít khi nào nghĩ tới chuyện phải đi ra bên ngoài.” (tr.36)

Trường hợp thứ hai ở nhà nuôi dưỡng người già, neo đơn trong một ngôi chùa. Vị Linh mục trẻ tận mắt chứng kiến “tm lòng qung đại t bi ca nhà chùa và các Pht t ho tâm. H sn lòng m rng vòng tay để tiếp nhn nhng người già nua cô độc. Đó là gương phc v vô v li ca các cô, các dì chùa đối vi nhng người già. H phc v tn tâm t nhng người bi lit, mù loà đến nhng người già khó tính hay gin hay hn…” (truyện Trong bóng chiều cuộc đời). Đối chiếu với Tin Mừng, vị Linh mục “hc được nhiu điu và đọc thy nhiu giá tr Tin Mng,…nơi nhng người già b b rơi, tôi tìm thy hình nh ca Đức Kitô nghèo hèn và cô độc, nhưng vn đẹp đẽ l thường”(tr. 151).

Những cách nhìn như thế chắc chắn là cách nhìn của Giáo hội trong Tông huấn Giáo hội tại Á châu (Ecclesia in Asia): Á Châu cũng là chiếc nôi của các tôn giáo lớn trên thế giới -Do Thái Giáo, Kitô Giáo, Hồi Giáo và Ấn Giáo. Đó là nơi phát sinh nhiều truyền thống thiêng liêng khác như Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo …Giáo Hội giữ một niềm kính phục sâu xa nhất đối với các truyền thống này và tìm cách chân thành đối thoại với các môn sinh của truyền thống đó. Những giá trị tôn giáo họ truyền dạy, chờ được hoàn thành viên mãn trong Đức Giêsu Kitô…. Họ quý trọng những giá trị như tôn trọng sự sống, lòng trắc ẩn đối với mọi sinh vật, gần gũi với thiên nhiên, hiếu thảo với cha mẹ, đàn anh và tổ tiên, và một ý thức cộng đồng cao độ (11). Đặc biệt, họ coi gia đình là nguồn sống ban sức mạnh, một cộng đồng liên kết chặt chẽ có một cảm thức mạnh mẽ về tình liên đới (12). Các dân tộc Á Châu nổi tiếng có tinh thần bao dung tôn giáo và sống chung hoà bình.”

  1. Một ngòi bút trong trẻo tinh khôi

Điều rất quý ở tập truyện này là ngòi bút trong trẻo, tinh khôi, bộc lộ ở nhiều yếu tố của bút pháp. Dù truyện viết về bi kịch của nhiều cảnh đời bất hạnh, những cuộc tình đổ vỡ, hay những ly tan gia đình do hoàn cảnh, song cái nhìn của tác giả là sự cảm thông chia sẻ, là sự lên tiếng nói. Nhiều truyện kết thúc có hậu. Không phải vô tình mà nhiều truyện, góc trần thuật là cái nhìn của những em bé, rất hồn nhiên (Đỉnh cao nghệ thuật, Một cuộc đời để sống, Trên những đường cong)

Một triết lý lạc quan bao trùm không gian truyện, cuộc sống có bi thảm thế nào thì con người vẫn vươn lên để sống. Nhìn dòng sông cạn nước do người ta ngăn đập làm thủy điện, tác giả nhận ra điều này: “dù dòng sông không còn chy, cuc sng vn c trôi. Bt chp nhng thnh suy thăng trm, s sng vn c tiếp din liên tc theo cách rt riêng ca mìnhTi nơi mà nhng người ln ngoi ngóp mc cn, bn tr vn có th có mt khung tri tui thơ đẹp như mơ. (tr.84) Triết lý lạc quan này xuất phát từ sự xác tín con đường. Tác giả chia sẻ: “Có mt thi gian tôi trong tình trng lao đao khi mun tìm cho tương lai mình mt li đi. Chiu chiu, tôi hay ra đứng bên dòng sông Đồng Nai, ngm nhng cánh hoa trôi ni bng bnh. Đem so sánh tương lai đời mình vi cánh hoa lc bình, tôi thy có cái gì đó na ná: mong manh phiêu bt, ri s chng biết s v đâu? Nhưng ri cũng đến giai đon tôi quyết định hướng đi cho tương lai đời mình. Cánh lc bình cho tôi mt bài hc quý giá: cuc đời mong manh và vn vi là thế, nên tôi cn tìm cho mình mt Bến Đỗ an toàn và bn vng hơn. Tìm v vi Đấng là Ci Ngun và Cùng Đích ca đời tôi. Đó là căn nguyên đức tin ca tôi”(tr.147)

Có nhiều trang tả cảnh thiên nhiên đồng quê rất đẹp. Câu chữ hiện lên sắc nét, tươi tắn, thơm tho: “Mi sáng, mt tri mc lên bên kia b sông, con nước như mt tm gương vàng phn chiếu toàn b ánh sáng đầu ngày ht lên khu đất nhà ngoi. Mi chiu, mt tri khut sau ngn đồi, c như có ai đó đem toàn b ca ci giu sau lưng nhà ngoi.” (tr.71)

“Trên bu tri mt bóng mây va bay qua, để li mt khong tri xuân trong veo và xanh thăm thm. Tri xuân đổ xung khong sân trước nhà ch Dip con nng vàng ươm như rót mt. Trước sân, hàng cau vươn thng mình, chìa nhng táng lá xanh um như nhng cánh tay dang rng m ra vi tri. Trên thân cau là dây tru qun quýt. Sau bao mưa gió, lá tru xanh càng thêm thm xanh. Sau bao biến đổi thăng trm, tru và cau đã được qun quýt bên nhau…” (tr.142)

Tôi thực sự xúc động trước sự quan sát rất tinh tế và lấp lánh tình người khi tác giả ghi lại hình ảnh bà già mù: “T hai hc mt sâu hom không còn chút tinh anh ca bà, đôi dòng l cun tròn, trào ra ri chy thành dòng qua nhng nếp nhăn nheo ca đôi gò má xương xu. Vài tia nng ht t khung ca s đậu li trên khuôn mt bà, làm ánh lên hai hàng nước mt long lanh. Mi ln k chuyn cho tôi nghe bà đều ngi yên bt động, chđôi môi mp máy và cp mt nheo nheo như đang hướng v mt vùng tri vô định.” (tr.146)

Nếu bạn đọc để ý, sẽ thấy, tác giả không miêu tả những cảnh đời nhầy nhụa hay những hành động tàn bạo của tội ác, những cảnh vô luận hay những biểu hiện của những hình thức “vô văn hóa’; mà luôn giữ cho ngòi bút chừng mực trong thế giới của “cái đẹp”, dù rằng trong tập truyện, vẫn có những cảnh đời như thế.

Kiểu truyện ngắn kết hợp với Tùy bút tạo nên một văn phong gần gũi, tín cẩn. Người đọc có cảm giác rằng chính tác giả (không phải nhân vật) đang chia sẻ những thao thức, những trăn trở, nhửng tâm nguyện của mình về việc sống đạo, về lương tâm Công giáo trước thực tại, và mời gọi mọi người cùng mở lòng ra để hướng ra bên ngoài cổng nhà thờ. Sự thành tín tùy bút này giúp cho những câu truyện, có khi chỉ là tâm trạng của nhân vật, rất ít tính truyện, vẫn cuốn hút người đọc.

Kiểu ngôn ngữ bình dân, giàu tính nhạc, giàu cảm xúc lãng mạn, giàu chất thơ…lại có một sức hấp dẫn khác. Xin nghe những lời chia sẻ này: “Thì ra người ta có th có rt nhiu nơi để đi, nhưng ch có mt chn duy nht để tìm v. Thì ra người ta có th ln lên, đi khp t phương thiên h, làm được đủ th chuyn, nhưng vn có mt góc nào đó rt nh, trên mt mnh đất nào đó rt nh, khiến người ta thy mình vn chđứa con nít ca ngày hôm qua chưa kp ln. (tr.119)

…Cái nhp sng ph dy hn rng không gì hnh phúc cho bng có mt chn để thuc v, có mt nơi để tìm v, có mt quê hương x s, có mt gc gác ci ngun.”(tr.125);

Đằng sau tất cả những câu truyện cuộc đời là thông điệp này: “Lúc này đây, tôi thy lòng mình bng lên ước ao mun được chia s (cho bà) nim tin ca tôi v Đấng Tuyt Đối là ci ngun và cùng đích ca mi loài.”(tr.147)

Tháng 12. 2017

 

ÔI TỘI HỒNG PHÚC

 

 

ÔI TỘI HỒNG PHÚC

(Đọc truyện dài Ôi tội hồng phúc của Têrêsa Nguyễn Phương Thảo)

Bùi Công Thuấn

 1 Lễ trao giải

 

Ôi tội hồng phúc là truyện dài đạt giải nhất Văn hóa nghệ thuật Đất Mới của Giáo phận Xuân Lộc.

Trong buổi hội thảo do Hiệp hội Bảo vệ Sự sống tại Canada tổ chức cho giới sinh viên tại giảng đường ở tòa nhà SITE, Đại học Ottawa, thầy Tùng đã kể chuyện về sự chào đời của 3 cháu bé Thiện Tâm, Hồng Phúc, Hồng Ân. Nhưng để bảo vệ được sự sống của các cháu, các nhân vật trong truyện đã phải trải qua những hoàn cảnh hết sức khó khăn, đối mặt với rất nhiều bi kịch.

Đó là bi kịch tình yêu của người trẻ trong xã hội Canada. Trong bối cảnh đó, người Việt trẻ bị giằng xét quyết liệt giữa văn hóa truyền thống Việt và văn hóa phương tây; giữa cách nghĩ, cách sống của người trẻ vô thần với bạn bè, người yêu có đức tin Công giáo. Người trẻ phải trả lời câu hỏi đâu là chân lý của tình yêu, hôn nhân, tình dục. Đó cũng là những vấn đề “nóng” của xã hội Việt Nam hiện tại, khi mà chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa thế tục và lối sống hưởng thụ của của xã hội tiêu dùng lên ngôi. Gia đình trẻ Việt Nam trở nên chông chênh hơn bao giờ hết.

Chủ đề bảo vệ tình yêu, bảo vệ sự sống, bảo vệ nhân phẩm và các giá trị văn hóa Việt được triển khai sâu sắc dưới ánh sáng tư tưởng Nhân văn Công giáo (bé Hồng Ân, Hồng Phúc) và cái nhìn nhân bản Phật giáo (bé Thiện Tâm). Tác giả tỏ ra am tường sâu sắc về tư tưởng triết học của các tôn giáo. Trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thế tục, các nhân vật đã kiên định bảo vệ đức tin Công giáo, đồng thời cũng khẳng định cái tâm từ bi của Phật có sức cảm hóa (như trường hợp của Angulimala, một sát thủ,“buông đao thành Phật”[1]). Có lẽ đây là một giá trị đặc sắc nhất của tác phẩm này, bởi các tư tưởng nhân bản phương Đông được xây dựng thành những hình tượng nhân vật trong những cảnh đời rất thực, và tính cách, số phận của các nhân vật được chuyển hóa một cách thuyết phục.

Độc giả Công giáo có thể thấy rõ điều này, truyện kiên định giáo luật Công giáo trong hôn nhân như giữ điều răn thứ sáu tiền hôn nhân, hôn nhân bất khả phân ly. Sự thứ tha là thông điệp xuyên suốt tác phẩm (sự thứ tha cho Tuấn như Chúa thứ tha cho người phụ nữ ngoại tình). Tuấn là một người vô thần, nhưng Tuấn là người tình nghĩa và có trách nhiệm. Sự hiểu biết và tôn trọng tha nhân, tôn trọng sự khác biệt là tư tưởng của thời đại toàn cầu hóa cũng được đặt ra như một nguyên tắc sống, nguyên tắc tư tưởng. Tất nhiên bạn đọc ở Việt Nam với cái nhìn văn hóa truyền thống có thể có sự tiếp nhận rất khác nhau về những vấn đề của người trẻ trong xã hội Canada. Điều ấy là bình thường khi đắm mình trong một tác phẩm có bề sâu văn hóa và tư tưởng.

Về nghệ thuật, truyện có cấu trúc phức tạp, song được kể mạch lạc và lý giải sâu sắc mọi vấn đế được đặt ra, giải quyết triệt để những mâu thuẫn bi kịch của các nhân vật, tuy mất mát nhưng có hậu. Văn phong của Nguyễn Phương Thảo rất trẻ trung, sống động. Truyện cuốn người đọc vào những tình huống gay cấn như trong phim hành động. Các nhân vật như Tuấn, Tùng, Kiều Diễm, Công, ông bà Nghị đều góc cạnh và rất cá tính, để lại những ấn tượng sâu sắc và thú vị…

Bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều điều tâm đắc hơn nữa khi đọc tác phẩm này, bởi ở mỗi góc nhìn, người đọc có thể khám phá những sắc màu, những ý nghĩa của tác phẩm mà ở góc nhìn khác không thấy.

Tôi yêu quý tác phẩm này vì đó là tâm huyết và tài năng của tác  giả.

Tháng 12. 2017

_______________________________________

[1] https://thuvienhoasen.org/a18562/buong-dao-thanh-phat

VÀI SUY NGHĨ VỀ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN TIẾNG VIỆT CỦA PGS.TS BÙI HIỀN

PGS-TS BÙI HIỀN ĐỀ XUẤT:

LUẬT GIÁO DỤC

Phần phụ âm:

  1. Bỏ chữ Đ

2.Thêm các chữ F,J, W, Z

3.Thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái:

 

C = ch, tr.  Thí dụ: cha, tra, châu, trâu- chữ mới viết là: ca, câu

D = đ.        Thí dụ: đa đa – chữ mới viết là: da da

G = g. gh.  Thí dụ: ga, ghe, ghi – chữ mới viết là: ga, ge, gi

F = ph.      Thí dụ: pha, phim – chữ mới viết là:

K = c; k; q. Thí dụ: cốc, quốc- viết thành: kôk, kuôk

N’ = Nh.     Thí dụ: nhà, nhanh- viết thành: n’à, n’an’

Q = ng, ngh. Thí dụ: nga, ngang- viết thành: qa, qaq

X = Kh. Thí dụ: khô, khoan- viết thành xô, xoan

W = th. Thí dụ: tha, thở than-viết thành: wa, wở wan

Z =d, gi.Thí dụ : dun giun, run- viết thành: zun

4.Tạo thêm chữ cái mới: N’, n’

Ý KIẾN CỦA BÙI CÔNG THUẤN

  1. Ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) là thành tố quan trọng bậc nhất của văn hóa. Mất ngôn ngữ đồng nghĩa với mất nước. Phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta 1000 năm, chúng đã xóa chữ viết của ta, áp đặt ta dùng chữ Hán, qua đó áp đặt văn hóa Hán với mục đích Hán hóa dân việt. Khi quân Minh xâm lược nước ta, Minh Thành Tổ chỉ thị mật: “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại [sách] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh một chữ chớ để còn[1]  Cha ông đã sáng tạo chữ Nôm để thoát Hán, và khi có chữ quốc ngữ, chúng ta đã xây dựng một nền văn hóa hoàn toàn Việt Nam.
  2. Thay đổi chữ viết, làm rối loạn ngôn ngữ, cũng đồng nghĩa làm rối loạn văn hóa, gây xáo trộn toàn bộ đời sống tinh thần và các sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Nếu “cải tiến” này được áp dụng thì sự hủy diệt văn hóa Việt sẽ diễn ra khủng khiếp, hơn cả thủ đoạn tàn độc của Minh Thành Tổ đối với dân tộc ta. Điều này giải thích vì sao công luận đã lên án gắt gao những “cải tiến” như thế này trong những ngày qua. Không biết “kẻ gây rối” này có mục đích gì?.
  3. Chữ Quốc ngữ được ghi âm theo nguyên tắc Ngữ học phương tây. Mỗi chữ cái là một âm, được xác định bằng các yếu tố khu biệt của bộ máy phát âm (như lưỡi, môi, răng…), luồng hơi.  thí dụ, chữ/âm [b] là âm hai môi, chữ/âm [F] là âm môi – răng. Chữ/âm [d] và âm [đ] có vị trí lưng lưỡi khác nhau. Chữ/âm [X] và âm [Kh] là hai âm hoàn toàn khác nhau về phát âm, cho nên “xô, xoan” không có cơ sở khoa học nào để thay thế “khô, khoan”, vì chúng được phát âm hoàn toàn khác nhau. Tiếng Việt, nói thế nào thì viết thế ấy, viết thế nào thì đọc thế ấy. Âm và chữ không tách rời nhau. Khi thay đổi chữ thì cũng đồng thời làm thay đổi âm và làm thay đổi nghĩa. “khô” và “xô” là hai từ phát âm khác nhau, có nghĩa khác nhau.

Nói cách khác, ông Bùi Hiền đã không tuân theo quy luật ghi âm của chữ Quốc Ngữ, tự chế ra những chữ để thay thế chữ mà không chú ý đến quy luật ngữ âm của chữ Quốc ngữ. Cái sai cơ bản là ở đây.

  1. Người làm khoa học phải nghiên cứu thấu đáo những gì mà những nhà khoa học đi trước khám phá ra và đã được khẳng định trong đời sống, trong lịch sử và văn hóa. Chữ Quốc Ngữ đã xuất hiện trong tự điển VIỆT-BỒ-LA của Alexandre de Rhodes từ năm 1651. Từ đó đến nay, nhân dân đã làm cho chữ Quốc ngữ ngày cảng giản dị, tinh tế và có đủ khả năng thể hiện mọi khía cạnh đời sống Việt. Tiếng Việt hôm nay đã trở nên đẹp và vô cùng phong phú. Thơ Mới là một thí dụ.
  2. Dân tộc này hiểu rất rõ giá trị của chữ Quốc ngữ. Mọi sự “gây rối” với mưu toan phá hoại văn hóa sẽ bị nhân dân lên án. Xin nhớ rõ dân tộc này là dân tộc khôn ngoan và minh triết, những kẻ lừa bịp, cuồng ngông dù có núp dưới bóng “khoa học”, sẽ bị vạch mặt,

_____________________

[1] Nguyễn Huệ Chi: Thủ đoạn của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407