TÔI NHỚ NGUYỄN HUY THIỆP

Thông báo của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam:

NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP ĐÃ RA ĐI

Vào hồi 16:30 ngày 20 tháng 03 năm 2021, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Hà Nội.

***

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

TÔI NHỚ NGUYỄN HUY THIỆP

Bùi Công Thuấn

***

Bây giờ ông đã thành người thiên cổ. Tất cả thảnh hư vô.

Nhưng người ta lại thì thụp vái nhang trước di ảnh của ông và tôn vinh ông là ông thần của họ.

Ai đụng chạm đến ông thần thì người ta chẳng để yên. Vì sao thì ai cũng biết, chỉ là không nói ra.

***

TÔI NHỚ

Ông đã báng bổ thần thánh như thế này:

Con ơi, thế Giêsu Christ có đểu cáng và độc ác không? Như Lai có đểu cáng và độc ác không?”( Những Người Thợ Xẻ)

Nói về các nhà thơ Việt Nam:

“ …Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều…”vô học”, tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào “cảm hứng” để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả. Giai thoại có một nhà thơ nói về tình cảnh thơ ở trong bài thơ sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: “Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l…/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l… vào thơ!”, tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa. “(Trò chuyện với hoa Thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn-2004) 

***     

TÔI ĐÃ VIẾT HAI BÀI VỀ ÔNG:

Nguyễn Huy Thiệp là người thế nào và: Nghệ thuật giấu mặt của Nguyễn Huy Thiệp.

Hai bài này đăng trên Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh số số 199 ngày 25.04.2012 và số 200, ngày 04.05.2012

Nhà phê bình Chu Giang in lại trong tập Luận chiến văn chương-quyển ba. tr. 441&452