CÔNG TÁC VĂN HỌC 2019-HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

HÔI NGHỊ CÔNG TÁC VĂN HỌC 2019

PHÁT BIỂU CỦA NHÀ THƠ HỮU THỈNH

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt nam

Sáng 28/12/2019, tại Viện bảo tàng Văn học Hà Nội

(Time: 01:11:43)

Văn chương 2019

Kính thưa hội nghị,

Trước hết tôi xin thay mặt Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nhiệt liệt chào mừng các vị khách quý, các anh các chị, các Hội đồng (chuyên mộn) và các Ban văn học, từ mọi miền đật nước về dự Hội nghị công tác văn học 2019 của chúng ta.

CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI NGHỊ

Chương trình làm việc của chúng ta như Chánh văn phòng vừa nói. Buổi sáng hôm nay, chúng ta sẽ nghe báo cáo và thảo luận tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng năm 2020. Buổi chiều, các Ban và các Hội đồng họp rút kinh nghiệm công tác năm 2019 và bàn về phương hướng hoạt động năm 2020 theo hướng dẫn của Ban Chấp hành.

Việc quan trọng nhất đối với các Hội đồng chuyên môn và các Ban Văn học chiều hôm nay là xem xét, thảo luận, bỏ phiếu giới thiệu kết nạp hội viên mới. Nếu các Ban có việc cần bàn thêm thì chúng ta tiến hành cả sáng ngày mai. Về cơ bản, hội nghị kết thúc vào buổi chiều hôm nay.

TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC 2019

Kính thưa các anh các chị,

Năm 2019, đất nước phát triển tương đối tốt. Kinh tế phát triển, an ninh chính trị, đối ngoại nhân dân, quốc phòng được giữ vững. Trong 12 chỉ tiêu của chính phủ Quốc hội đã thông qua đều vượt và đạt. Tăng trưởng kinh các anh chị biết là 6,8% (BCT: Báo đăng: 7,02%). Sự phát triển kinh tế có ảnh hưởng đến tâm lý xã hội đời sống nhân dân và tâm trạng, cảm hứng sáng tạo của nhà văn.

Đối với Hội Nhà văn Việt Nam, cũng như các hội VHNT địa phương, năm nay chúng ta có cuộc vận động lớn, 2 kết luận lớn, đó là Trung ương tổ chức rút kinh nghiệm sơ kết 5 năm nghị quyết 33 của Trung ương khóa 11 “Xây dựng văn hóa Việt Nam, xây dựng con người góp phần phát triển bền vững đất nước”. Đây là họat động tổng kết rất lớn, tiến hành từ trung ương đến các địa phương. Cuộc vận động thứ hai, hoạt động thứ hai là Trung ương tổ chức rút kinh nghiệm 5 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính Trị về tổ chức hội. Điều thứ hai có tác động rất lớn đối với giới VHNT của chúng ta là Chỉ thị 31 của Ban Bí thư về “Tổ chức đại hội nhiệm kỳ các hội chuyên ngành VHNT và Liên hiệp Các Hội VHNT Việt Nam” trực tiếp tác động lên giới VHNT của chúng ta, trong đó có Hội Nhà Văn Việt Nam.

Quảng bá-khai mạc 2

(Khai mạc Hội nghị quảng bá văn học 2019)

TẬP TRUNG NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

Ban Chấp hành luôn luôn đặt nhiệm vụ đẩy mạnh sáng tác là nhiệm vụ hàng đầu, xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của Hội chúng ta.

1.Trước hết là mở các trại sáng tác. Năm nay, được sự hỗ trợ của Bộ VH-TT, chúng ta tổ chức 2 trại sáng tác ở Tam Đảo, ở Nha Trang, Phú Quốc, hơn 30 nhà văn đến làm việc. Các trại sáng tác tổ chức ở hai đầu đất nước nên Ban Chấp hành tổ chức đi chéo vùng, tức là các nhà văn phía Bắc thì đi phía Nam, các nhà văn phía Nam thì đi phía Bắc. Như vậy, chúng ta vừa có điều kiện tham dự trại sáng tác, vừa có kết hợp đi thực tế.

Ngoài ra có một cái cải tiến của năm 2019 là Ban Chấp hành tổ chức một trại sáng tác riêng tại tại bảo tàng cho 8 nhà văn đã có dự kiến, dự án, đề cương viết tiểu thuyết dài hạn. Có thể nói đây là một cái cải tiến khác với nhiều năm là chúng ta tập trung về thể loại tiểu thuyết và giúp các anh các chị có đề cương chi tiết đã hoàn thành. Lần đầu tiên chúng ta có một tổ chức như vậy và trại kéo dài đến một tháng trời. Đồng thời với viết, có tổ chức hội thảo tại trại. Các anh các chị kết thúc trại sáng tác đều đã hoàn thành cái đề cương của mình, có bản thảo, những bản thảo rất là công phu.

2.Tổ chức đi thực tế. Chúng ta thấy là, hầu hết các nhà văn của chúng ta đều tập trung ở khu đô thị lớn, khu trung tâm hành chính do đó đi sáng tác, đi thực tế trở thành cái nhiệm vụ thường xuyên của Hội. Nhiệm vụ này  Ban Văn học Chuyên đề được Ban Chấp hành  giao nhiệm vụ tổ chức được 6 chuyến đi thực tế. Chủ yếu năm nay là đi thực tế các vùng chiến sự ở biên giớ phía bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai thu hút cả nhà văn phía Bắc và cả nhà văn phía Nam. Năm nay kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới cho nên nhà văn đi thực tế các tỉnh phía Bắc rất nhiều và đi về là có tác phẩm tốt. Ngoài ra chúng ta tổ chức một chuyến đi đồng bằng sông Cửu Long. Chuyến đi này có kết quả. Chúng ta đã tiếp cận một cái vùng sôi động của đất nước, có thể nói là cái vựa thóc của đất nước, nhưng cũng đầy khó khăn. Trước hết là biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu tác động chung cả nước, nhưng  tập trung nhất vể đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà văn chúng ta đã có mặt.

3.Vấn đề đầu tư thứ 3 là đẩy mạnh sáng tác để có tác phẩm kết tinh. Ở đây có tác phẩm kết tinh có tính chất tổng kết một đời văn. Năm nay Hội Nhà văn tiếp tục hoạt động của các năm trước là không tập trung không đầu tư dàn trải, nhưng tập trung cho những tác giả đã có đề cương sáng tác cơ bản và có từng trải có ý nghĩa tổng kết. Đấy là một bước chuyển. Như vậy, chúng ta vừa chú ý đội hình chung của cả nước nhưng đồng thời chú ý các tác giả tiêu biểu để chúng ta sớm có những tác phẩm kết tinh một giai đoạn. Công tác này triển khai trong tất cả các hoạt động.

Về đầu tư, có thể nói rằng, chúng ta vẫn giữ chế độ đầu tư thường xuyên của Nhà nước. Hy vọng sử dụng cái đầu tư như thế nào thì có thể báo cáo với các anh chị đầu tư của chúng ta được đúng nghị trình: Có đề cương, có chuẩn bị. Nói chung, tất cả đều có bàn thảo hoàn thành được (cái) chương trình của mình, có lượng tiểu thuyết, các công trình lý luận phê bình khá cao, công phu. Ngoài các tổ chức đầu tư trực tiếp cho các nhà văn, thì Hội chúng ta, có lẽ là một Hội duy nhất đưa được nhiều nhà văn lên Liên hiệp (các Hội VHNT Việt Nam) hỗ trợ. Các Hội khác, kinh phí họ ít hơn ta nhưng mà cũng rất ít văn nghệ sĩ được đưa lên Liên hiệp. Hội Nhà văn Việt Nam có thuận lợi là tôi cũng làm việc ở đây nhiều cho nên chúng ta đã gưi gần 100 nhà văn lên Liên hiệp để đầu tư. Như thế, cái vốn hỗ trợ của ta vừa ở Hội, vừa xin giúp đỡ của Hiệp hội.

Lượng sách xuất bản của chúng ta năm nay giữ được cái mức như năm ngoái. Công bố tác phẩm, riêng ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn  là 1650 cuốn. Các anh hãy tưởng tượng, một nhà xuất bản của chúng ta thôi mà đã hơn 1650 cuốn thì phải nói là số lượng lớn. Còn các nhà xuất bản khác, địa phương và trung ương. Như vậy, đánh giá được cái nhịp độ sáng tác, tốc độ sáng tác, khối lượng sáng tác của chúng ta là rất dồi dào. Vấn đề đặt ra trong các tác phẩm ấy như thế nào, dòng chảy chung cùa văn học chúng ta như thế nào thì có thể nói một cách tóm tắt như thế này: văn học của chúng ta tiếp tục cái dòng chảy xuyên suốt đó là chủ nghĩa yêu nước, dân tộc, nhân văn, dân chủ, tích cực hội nhập. Trong đó rất đáng mừng là chúng ta có rất nhiều tiểu thuyết đi về đề tài lịch sử, đi về đề tài chiến tranh và tập trung đi vào các vấn đề đạo đức xã hội đang rất gay gắt đặt ra. Nhiều nhà văn rất dũng cảm đi vào vấn đề trung tâm của đời sống ngày nay. Đó là vấn đề xây dựng và kiến tạo con người, xây dựng và kiến tạo đạo đức xã hội, trong đó có rất nhiều cái xung đột. Đó là những trận địa, nhiều tác phẩm đã đi vào cái này. Không phải những nhà văn chuyên nghiệp, hội viên đâu mà các khu vực, các địa phương cũng đi vào vấn đề này, nhiều tác giả khai thác.

Tiếp tục cái việc thúc đẩy văn học, ở các Hội đồng, theo sự chỉ đạo của Hội Nhà văn Việt Nam. Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm sau khi kết thúc cuộc thi thơ thì các anh đã tiếp tục cuộc thi truyện ngắn. Tôi đọc các truyện ngắn của Nhà văn và tác phẩm, có nhiều truyện ngắn rất hứa hẹn. Cuộc thi còn đang tiếp tục nhưng mà tôi đã thấy những tác phẩm rất khá. Tôi làm thơ nhưng rất thích đọc truyện ngắn, đọc văn xuôi. Tôi thấy cuộc thi đang có nhiều hứa hẹn. Cuộc thi thứ hai cũng đầy hy vọng, đó là cuộc thi thơ của báo Văn nghệ mới phát động cách đây được hai, ba tháng thôi, thì nó cũng chưa báo hiệu cái gì là hứa hẹn lắm đâu, nhưng có cái mới là nhiều tên tuổi, cây bút mới tham gia.

Về giải thưởng, cũng là một biện pháp để thúc đẩy sáng tác, nhiệm vụ trung tâm của chúng ta, thì hiện nay chúng tôi đang tập trung xét giải thưởng của tiểu thuyết 5 năm của chúng ta. Năm nay, về số lượng, có lẽ là một trong những cuộc thi có số lượng nhiều nhất là 176 tác phẩm. Trong đó có những tác phẩm 5 tập hơn 2500 trang, 4 tập, 3 tập, 2 tập. Như vậy là có rất nhiều tác phẩm có quy mô lớn, do đó cho nên chúng tôi phải tổ chức một cái thời gian và ban giám khảo làm việc bước sơ khảo đang làm việc rất tích cực. Chúng ta phải làm một cách rất là nghiêm túc, đúng luật, đúng quy chế. Không để sót tài năng, do đó chúng tôi muốn trao giải thưởng và kết thúc cuộc thi tiểu thuyết này vào giữa quý I năm 2020. Mới đọc thôi, chưa kết thúc vòng 1, chúng tôi thấy là năm nay có tác phẩm hay để trao.

Giải thưởng hàng năm, các Hội đồng kết thúc bước sơ khảo, và trong tuần tới Ban Chấp hành sẽ chung khảo và quyết định trao giải thưởng cho những tác phẩm đã được các hội đồng đưa lên. Tôi thấy năm nay tình hình tốt hơn năm ngoái, có nghĩa là lĩnh vực nào, thể loại nào cũng có tác phẩm được trao giải thưởng. Các Hội đồng (chuyên môn) làm việc rất tích cực, chọn lọc rất là khắt khe, mà tôi thấy là những chọn lọc như vậy nó phản ánh được cách làm việc của các Hội đồng, trách nhiệm của các Hội đồng và đánh giá đúng chất lượng đời sống văn học của chúng ta.

Đấy là về sáng tác, có mấy họat động như vậy.

Về lý luận phê bình, năm nay Hội đồng LLPB cùng với sự chỉ đạo của Hội Nhà văn Việt Nam, chúng ta tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo. Không đi vào vấn đề chung. Nhiều cuộc hội thảo đã đánh giá tình hình chung rồi. Đầu năm, trong “Ngày thơ Việt Nam” có hội thảo vấn đề tiểu thuyết. BCH luôn có ý thức rằng coi trọng tiểu thuyết như đó là một thể loại bản lề, một thể loại nòng cốt của văn học, nên chúng ta tổ chức một cuộc hội thảo về tiểu thuyết chung. Sau đó rất nhiều cuộc hội thảo về từng tác giả nhân kỷ niệm 100 năm, như Hội thảo về Ngô Tất Tố, cuộc hội thảo về Nguyễn Bính, cuộc Hội thảo về nhà thơ Huy Cận, về nhà văn Bùi Hiển và cuộc kỷ niệm 50 năm, nhưng thực chất là cuộc hội thảo về Dương Thị Xuân Quý, cuộc ra mắt sách của nhà thơ Thanh Tùng cũng mang dáng vóc của một cuộc hội thảo khoa học và có chất lượng tốt. Đấy là cái hoạt động rất là sôi nổi của Hội đồng LLPB.

Ngoài ra, chúng ta hết sức chú ý đến trang LLPB trên tạp chí và các báo. Ở đây có 3 cơ quan, mỗi cơ quan đều hoạt động tốt. Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm, báo Văn nghệ, tạp chí Hồn Việt, tạp chí Thơ chúng ta đều chú ý quan tâm đến mảng LLPB trên các cơ quan này.

Về công tác xây dựng Hội, năm nay chúng ta tiến hành một bước sắp xếp, quy hoạch tinh giản bộ máy. Thật ra bộ máy của chúng ta cũng không phải quá cồng kềnh vì biên chế của Hội xưa nay cũng chỉ có hơn 30 người thôi, bao gồm cả Hội Nhà văn, các cơ quan Hội Nhà văn, văn phòng HNV và Bảo tàng này. Chúng ta chỉ có 33 người thôi. Biên chế này là xít xao. Nếu bây giờ biên chế như vậy thì là quy hoạch, sắp xếp lại cho hợp lý hơn. Bộ phận nào mà hoạt động êm, hiệu quả thì chúng ta để lại, còn bộ phận nào hoạt động ít hiệu quả thì chúng ta tổ chức sắp xếp bố trí lại cán bộ, nhân sự để hoạt động tốt hơn. Đương nhiên, sắp xếp lại bộ máy thì ở cơ quan nào cũng khó khăn đó là nó đụng chạm đến con người cụ thể, làm thế nào sắp xếp được nhưng mà vui vẻ, đầm ấm, cái ấy mới là khó. Làm được cái việc này, chúng ta vừa thực hiện được nghị quyết của trên, cơ quan của chúng ta vẫn sắp xếp được. Đấy là cái điều đáng mừng.

Ngoài ra thì phải nói rằng một công tác xây dựng Hội đầu năm nay và nhiều năm là thực hiện chính sách đối với các nhà văn, là thăm hỏ, đau ốm, tang lễ các nhà văn qua đời v.v.thì có thể nói mảng này chúng ta làm rất tốt. Tôi ở Liên hiệp, tôi theo dõi có lẽ Hội Nhà văn Việt Nam là một trong cái Hội thực hiện rất tốt cái công tác hội viên, nhất là chăm sóc khi ốm đau, khi tang lễ, kể cả nhà văn và kể cả gia đình. Có nhà văn ở rất xa, anh em văn phòng cũng đến viếng, thăm hỏi, làm rất tận tình. Công việc này rất thầm lặng, nhưng nó thể hiện cái tình nghĩa của những người đồng nghiệp đối với nhau, gắn bó Hội với hội viên và hội viên đối với Hội.

          Về giao lưu văn học, đối với nước ngoài và quảng bá văn học Việt Nam. Năm 2019 là một năm hoạt động sôi nổi vào loại nhất trong nhiều năm, rất có ấn tượng, rất có hiệu quả. Chúng ta tổ chức Hội nghị quảng bá văn học lần thứ 4 và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3, lần này số lượng là cao nhất. 51 quốc gia tham gia, gần 200 nhà văn. Trước kia chỉ có châu lục là Á, Phi, châu Âu. Năm nay có châu Mỹ La Tinh. Cùng một lúc tổ chức trên một quy mô rất rộng, rất lớn: Hà Nội-Quảng Ninh-Bắc Giang. Cùng một lúc, chúng ta vừa thảo luận, hội thảo về những vấn đề mà các bạn quan tâm với văn học Việt Nam, vừa tổ chức cho các nhà thơ đi giao lưu văn hóa: Đọc thơ với Đại học Sư Phạm, Đại học Văn hóa. Diện hoạt động rất rộng. Nhiều sự kiện, nhiều cuộc tiếp xúc cùng một lúc đón tiếp một khối lượng rất lớn các bạn bè quốc tế. Chúng ta có cải tiến. Thứ nhất: Mọi lần đến quảng bá văn học Việt Nam, chúng ta đều tặng các bạn sách tiếng Việt thôi. Lần này, chúng tôi, trong thời gian rất ngắn chỉ có 2 tháng chuẩn bị. Sự kiện lớn này phải xin phép Ban Bí thư. Trong khoảng thời gian 2 tháng, chúng ta đã dịch 3 tác phẩm: (một là) Khái quát 10 thế kỷ văn học Việt Nam. (2 là) Tuyển tập truyện ngắn và (3 là) tuyển tập thơ bằng tiếng Anh. Các đại biểu ra về đều có sản phẩm dịch văn học Việt Nam bằng tiếng Anh rồi. Cái cải tiến rất lớn. Ngay sau khi kết thúc Hội nghị, thì nhiều nước, bằng tác phẩm của chúng ta, đã dịch ngay ra cái tiếng của họ. Hàn quốc, Đài Loan, Ý, Hunggary đều giới thiệu tập thơ của Việt Nam. Đặc biệt là một số giáo sư, một số nhà văn ở Thái Lan, Indonesia, Philippines v.v, bằng cái tài liệu của chúng ta, họ đưa luôn vào giáo trình giảng dạy văn học của nước họ về lịch sử 10 thế kỷ phát triển văn học ở Việt Nam. Cái hiệu quả của năm nay là rất tốt. Sắp tới chúng ta duy trì cái hiệu quả này, cho nên cái nhịp độ chưa bao giờ chúng ta đón các khách nước ngoài và tham gia các sự kiện văn hóa, tham gia các sự kiện vào quốc tế được như năm nay. Có thể nói tháng nào cũng có đoàn ra, tháng nảo cũng có đoàn vào. Nhiều đoàn ngoài dự kiến. Nhiều người ta nghe thấy vậy, các đại biểu đi dự hội nghị về quảng bá cho nên người ta đến ngoài dự kiến. Cho nên liên tục phải báo cáo cấp trên để đón tiếp. Chúng ta mở rộng được cái đội hình tiếp xúc hội nhập tốt như thế.

Một trong những nhiệm vụ quảng bá nữa là, chúng ta cử các nhà văn đi tham gia sự kiện quốc tế. Năm nay Trung Quốc có 2 hội nghị. Một cái hội nghị thứ nhất, họ tổ chức rất lớn tại Bắc Kinh. Thực chất của cuộc hội thảo này là họ triển khai chiến lược “vành đai và con đường”. Chúng ta đã cử đại diện, đồng chí Nguyễn Trí Huân Phó chủ tịch sang dự. Một hội nghị thứ hai là cuộc đối thoại văn học giữa Trung Quốc và khối sông Mê Kông, tổ chức tại Côn Minh. Chúng ta cũng cử nhà văn Tô Nhuận Vĩ tham gia. Ờ Trung Quốc chúng ta cử hai đoàn. Có một (cái) đoàn ở một nước rất xa, rất khó đi lại, đó là Kazakhstan. Kazakhstan năm nay họ tổ chức một (cái) hội nghị gọi là “Những người được giải thưởng cao nhất của các quốc gia”, ngòai những người đã được giới thiệu giải thưởng Nobel, ứng cử giải thưởng Nobel. Họ làm rất lớn. Họ muốn kéo trung tâm về phía Trung Á. Chúng ta cũng đã cử nhà văn tham gia. Chúng ta đã cử các nhà văn, lâu lắm rồi, cũng không phải lâu lắm, nhưng đến cái vùng rất ít chúng ta có điều kiện tham dự , đó là Pakistan. Anh Bùi Việt Thắng đã tham dự hội nghị này. Cái hội nghị này bây giớ nó không còn là tổ chức văn học Á Phi nữa, mà là văn học Á-Phi và Mỹ La tinh. Họ rất là cảm động phía Việt Nam đã tham gia hội nghị này. Sắp tới (thì) nhiều nước biết đến (cái) “Ngày Thơ Việt Nam”. Họ đăng ký vào (cái) “Ngày Thơ Việt Nam” rất đông. Tất nhiên là khả năng đón của chúng ta rất có hạn. Cái ấy sang năm 2020 để tôi báo cáo sau.

Các cơ quan của Hội hoạt động trên 3 phương diện: một là đẩy mạnh sáng tác, hai là xây dựng Hội, ba là quảng bá văn học Việt Nam. Việc nào văn phòng cũng phải làm việc. Văn phòng cùa chúng ta không đông đâu. Việc nào, người nào làm việc cũng rất tích cực, bô phận nào cũng hoàn thành nhiệm vụ âm thầm. Ngoài ra, chúng tôi xác định văn phòng là cái bộ mặt của Ban Chấp hành, đón tiếp các nhà văn, làm việc với các nhà văn niềm nở đúng mực, trân trọng, tình cảm đầm ấm. Văn phòng đã hoàn thành rất là xuất sắc.

Các Hội đồng của chúng ta đều có nhiều cải tiến. Cải tiến là chúng ta thay thế cái nhiệm kỳ của Hội đồng 5 năm bằng cái nhiệm kỳ 2 năm. Tinh thần của cái thay đổi này là muốn cho hội đồng năng động thêm. Không nên có một cái hội đồng ngồi cả 5 năm, sau khi bàn bạc, nó có một cái lối mòn nào đó chăng do đó cho nên chúng tôi quyết định là hội đồng là 2 năm. Tổ chức 2 năm có cái hay của nó là việc đổi mới nhân sự ở các Hội đồng. Vậy cái khả năng tiếp nhận nhiều kênh, nhiều phong cách sáng tạo của văn nghệ sĩ tốt hơn. Tuy vậy, 2 năm cũng có cái mặt khó khăn của nó. Khó khăn vì có 2 năm thôi, làm thế nào để có thể bao quát được cả nước, bao quát được tình hình văn học ở các khu vực mà mỗi hội viên ở Hội đồng thì ở một chỗ địa phương thôi, làm thế nào để có một Hội đồng quan sát được, nắm được cái tình hình chung, thì đấy là một vấn đề đòi hỏi phải cung cấp thông tin, cả về con người và tác phẩm. Hội đồng chúng ta mới thay đổi, ê kíp mới năm nay là năm vào đầu tiên. Tuy mới thành lập nhưng các anh các chị thích nghi, tiếp cận công việc rất nhanh, làm việc rất là tốt.

Về các cơ quan báo chí của hội,

Trước hết là báo Văn Nghệ. Tình hình là, báo Văn nghệ hiện nay là có khó khăn. Báo viết nói chung là khó khăn. Hoạt động của Ban Chấp hành năm nay tiến hành quy hoạch lại đội hình báo chí của Hội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Mô hình báo chí của chúng ta bây giờ là như thế này. Một Hội là có cái nhà xuất bản. Chúng ta có rồi. Có một tạp chí, đó là tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, chỉ có một cơ quan báo chí thôi. Tôi chọn cơ quan báo chí của chúng ta là báo Văn Nghệ, vì truyền thống là hơn 70 năm rồi. Tờ báo chính của chúng ta là tờ báo Văn Nghệ. 2 ấn phẩm kèm theo là tạp chí Thơ và tạp chí Hồn Việt. Trước kia, tạp chí Thơ và tạp chí Hồn Việt hoạt động như một tạp chí riêng, nhưng bây giờ nó trở thành ấn phẩm của báo Văn Nghệ, theo quyết định của trên như vậy. chúng ta duy trì 2 tạp chí này nhưng với tư cách nó là ấn phẩm của báo Văn Nghệ. Thế thì cái cách làm việc khi mà ghép vào đội hình như vậy như thế nào? Hôm nay trên hội nghị này chúng tôi cũng nói thêm là khi chúng ta đã đưa các tạp chí về ấn phẩm của báo Văn Nghệ, thì Ban Chấp hành sẽ thành lập một cái Hội đồng Biên tập. Hội đồng Biên tập phân công các thành viên của Hội đồng, người thì làm Tổng biên tập, người thì làm tạp chí Thơ, người thì làm tạp chí Hồn Việt. Chủ tịch chỉ đạo chung của cơ quan chủ quản đảm nhiệm công việc chủ tịch Hội đồng Biên tập. Cái này chúng ta kiên quyết làm trong tháng 12 cho nó xong. Như vậy có thay đổi gì không? (thì) thưa các anh các chị (là) không có gì thay đổi cả. Mà cũng thưa nói thật với các anh chị là, phải làm việc rất kỹ với lãnh đạo Bộ Thông tin-Truyền thông. Các cơ quan khác (thì) đội hình thu hẹp lại chỉ có mỗi tạp chí nghề nghiệp thôi. Chúng tôi trình bày với các đồng chí lãnh đạo, cơ quan của Hội Văn nghệ ở Hội Nhà văn Việt Nam chỉ có chữ thôi. Công bố tác phẩm của mình bằng báo và nhà xuất bản. Nếu bây giờ co hẹp, không có tạp chí Thơ nữa, không có tạp chí Hồn Việt, việc công bố tác phẩm của chúng ta sẽ rất khó khăn. Do đó cho nên là, trên suy tính nhiều lần chấp nhận để chúng ta tồn tại tạp chí Hồn Việt và tạp chí Thơ dưới cái dạng đó là ấn phẩm của báo Văn Nghệ.

Báo Văn Nghệ cũng có những lúc rất khó khăn, khó khăn lắm, nhất là vào cuối mùa hè đầu mùa thu năm vừa qua. Khó khăn nhất của báo Văn Nghệ về 2 phương diện: Một là tài chính, hai là nhân sự. Đội ngũ biên tập còn rất mỏng. Do đó cho nên Ban chấp hành phải tập trung chỉ đạo giúp báo Văn Nghệ khắc phục khó khăn. Thành lập một Ban chỉ đạo. Thực chất của Ban Chỉ đạo là tăng cường đội quân biên tập cho báo Văn Nghệ. Cho nên từ cái lúc cuối mùa hè thì cái tirage (lượng phát hành) xuống cái mức thấp nhất. Sau khi có cái Ban chỉ đạo 28 rồi, sắp xếp lại các chương mục, người phụ trách phân công đi vào những vấn đề cụ thể nên báo Văn nghệ lấy lại được cái đà của nó. Tirage tăng lên. Cái sự hỗ trợ báo Văn nghệ của Ban Chấp hành là như vậy.

Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, sau khi kết thúc cuộc thi thơ năm ngoái, năm nay các anh tổ chức cuộc thi tryện ngắn. Tôi hy vọng sẽ phát hiện nhiều cây bút mới và nhiều tác phẩm hay. Về trình bày, tổ chức đã có tiến bộ hơn so với nhiều năm trước.

Tạp chí Thơ cũng có nhiều cải tiến. Nó giữ được cái mực thước, cái đẳng cấp của một tờ tạp chí. Công bằng mà nói rằng, thơ ở trên tạp chí Thơ có chất lượng hơn so với thơ ở trên các báo, phải nói thật như vậy, vì các anh có điều kiện, thời gian, để chọn bài kỹ lưỡng hơn vì 2 tháng mới có một tờ tạp chí. Mà chúng tôi cũng muốn có một tờ tạp chí nó có đẳng cấp như vậy. Người rất ít. Không ai là người trong biên chế cả, không có biên chế nào, chỉ có ba, bốn người thôi. Đứng đầu là anh Ngô Thế Oanh làm việc rất tốt.

Về Trung tâm Quốc học và tạp chí Hồn Việt, phải nói rằng, nhiều lần, nếu  chúng ta có một (cái) cuộc triển lãm, sách và những công trình nghiên cứu của Trung tâm Quốc học thì chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên  là với một số người rất ít, hình như chỉ có mình Giáo sư Mai Quốc Liên, nhưng bằng nhiều hình thức, anh đã liên kết với các chuyên gia hàng đầu cả trong nước và nước ngoài, thì cái khối lượng sau 10 năm, 20 năm trở về Hội Nhà văn, lượng sách nghiên cứu đồ sộ, phải nói như vậy. Đặc biệt là sách về vốn văn hóa cổ của Việt Nam. Tạp chí Hồn Việt cũng ra đều có số rất hấp dẫn, nó mang tính báo chí, đặc biệt là những trang tư liệu. Tạp chí Hồn Việt và Trung tâm Quốc học rất cố gắng.

Về Bảo tàng Văn học Việt Nam, chỗ chúng ta đang ngồi đây, năm vừa qua đã có những cái cải tiến là đã xây quần thể tượng (như các anh các chị đã biết). Bao nhiêu năm chuẩn bị, chúng ta mới tranh thủ một cái dự án bước một đã hoàn thành. Đó là dựng tượng danh nhân văn học 10 thế kỷ. 20 vị. Hai mươi vị này ai xứng đáng dựng tượng. Thưa các anh các chị, chúng tôi phải đón các chuyên gia văn học hàng đầu, các vị giáo sư hàng đầu, làm việc rất cản thận nhiều năm chuẩn bị rồi mới chốt được 20 vị. Từ đó mới triển khai, bây giờ làm thế nào để dựng tượng được? Lúc đầu chính phủ duyệt cho phương án dựng tượng bán thân thôi. Nhưng mà nếu dựng tượng 20 vị toàn tượng bán thân, thì giống nhau lắm và trông nó rất buồn tẻ. Cho nên chúng tôi mạnh dạn báo cáo Thủ tướng xin phép dựng tượng toàn thân. Dựng tượng toàn thân tức là khối lượng tăng gấp đôi, thậm chí hơn gấp đôi về lượng đồng, về công, về đủ mọi thứ, nhưng mà Chính phủ không cho thêm một đồng vốn nào. Dựng tượng bán thân từng ấy tiền, bây giờ anh toàn thân cũng chỉ có từng ấy vốn thôi. Không tăng thêm, không đội vốn gì hết. Anh em phải tiến hành xã hội hóa và chúng ta có 10 tượng thế này. Bộ Văn hóa Thể thao-Du lịch đã đi nghiệm thu nhiều vườn tượng và được đánh giá là vườn tượng danh nhân ở Bảo tàng Văn học Việt Nam là một trong những vườn tượng đẹp nhất trong nước của chúng ta. Đấy là giai đoạn 1. Còn giai đoạn 2 là dựng tượng tiếp các danh nhân văn hóa thế kỷ thứ XX. Đây cũng là vấn đề rất cần thiết để tôn vinh giá trị của quá khứ, anh em đang tiếp tục.

Về Trung tâm Bồi dưỡng Viết văn Nguyễn Du của anh Phan Trọng Thưởng, anh Phan Trọng Thưởng vừa là Phó chủ tịch thường trực của Hội đồng LLPB VHNT Trung ương, vừa là Chủ tịch Hội đồng LLPB của ta, vừa là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Viết văn Nguyễn Du của ta. Trung tâm đã mở đến khóa thứ 13, mùa hè vừa rồi, lên đến 170 người dự lớp. Lãnh đạo (cái) khóa từ nam chí bắc người ta cất công đi học rất là tốt. Phải thấy là Trung tâm hoạt động có kết quả cho nên (cái) người đăng ký tham dự ngày càng đông. Năm nay có chất lượng giảng dạy tốt hơn. Chọn được những người đến giảng bài, đặc biệt là cái khâu trả bài học viên nó cụ thể hơn dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo.

Về Hãng phim của Nhà Văn Việt Nam, sau nhiều năm làm dự án, báo cáo với cấp trên, hãng phim đã hoàn thành bộ phim dài nhiều tập về Bác, về các đồng chì lãnh dạo tiền bối của Đảng với một cái tên chung là Ý chí độc lập, dài 19 tập. Mới quay xong, đang thời gian hậu kỳ tiếp tục sửa chữa.

Các Ban, các Hội đồng, như tôi đã nói, các Hội đồng hoạt động rất tốt. Tuy chúng ta có đổi mới nhân sự nhưng các anh các chị tiếp cận công việc sớm và hoạt động có hiệu quả, thực sự là cánh tay nối dài của Ban Chấp hành, giúp đỡ Ban Chấp hành triển khai công việc, phải nói rằng Ban Văn học Chuyên đề (Ông Mậu) tổ chức đi thực tế, hội thảo, thì Ban Văn học Chuyên đề làm rất nhiều việc. Ban Nhà văn nữ có rất nhiều sáng kiến. Có lẽ trong các Ban, chỉ Ban Nhà văn nữ hoạt động sôi nổi. Hai ngày: ngày 08/3 và ngày 26/10 năm nào cũng có hoạt động. Các chị hội thảo ở Hà Nội. Nhưng mà 2 năm nay cả hai đầu Nam-Bắc đều có hoạt động rất tốt. Ở phía Namj hoạt động cũng sôi nổi, cũng tốt, có hiệu quả. Ở miền Bắc cũng như vậy. Ban Nhà văn nữ hoạt động rất tốt, rất cám ơn. Ban Văn học Công nhân, sau khi đại hội chi hội xong thì chúng tôi đã làm việc và đã triển khai cuộc hội thảo về văn học công nhân trong giai đoạn mới, và tiến tới giải thưởng văn học công nhân với sự phối hợp của Hội Nhà văn và Tổng Công đoàn.

Cần phải nói đến một (cái) hoạt động hàng năm rất là hay, đó là Câu lạc bộ Văn chương do nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch. Anh Vũ Quần Phương làm rất dân chủ . Thật ra Câu lạc bộ này là chỉ định thôi, nhân sự là chỉ định, chứ không phải bầu. Nhưng anh Vũ Quần Phương là muốn đổi mới. Cho nên tại hội trường anh tổ chức đại hội, rồi bầu Chủ nhiệm, bầu các Phó chủ nhiệm, như là Đại hội Nhà văn. Anh làm rất là tốt, anh em rất vui. Người ta cảm thấy đến Hội Nhà văn không phải chỉ là mời khách mà họ tham gia vào đội hình của chúng ta. Có rất nhiều hoạt động, tháng nào cũng có hoạt động. Câu lạc bộ thơ của nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự là một nhịp cầu nối giữa Hội Nhà văn Việt Nam với công chúng văn học thủ đô. Tôi nói thủ đô thôi, vì các nơi khác việc đi lại có khó khăn.

Về tham gia vào các họat động của Hội, (về nội bộ) tôi cũng xin nói để chia sẻ. Có những cuộc kỷ niệm  các nhà văn lớn tuổi, giấy mời rất là đông, nhưng mà hội viên đến rất ít. Nếu mà không có Câu lạc bộ của anh Vũ Quần phương thì rất trống vắng. (Cho nên là,) Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả. Không chỉ tham gia vào Ngày Thơ Việt Nam đâu, mà là một Câu lạc bộ thường xuyên do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Có chuyên môn, đi vào những vấn đề nghề nghiệp.

Các tổ chức khác như Ban Nhà văn trẻ do anh Nguyễn Bình Phương phụ trách, có sự kết hợp giữa Văn nghệ Quân đội và Hội Nhà văn Việt Nam, tổ chức trại sáng tác ở phía nam, phát hiện lực lượng viết trẻ của toàn quân và của cả nước nữa. Năm nay các anh ấy rất cố gắng. các anh tham gia tổ chức sân thơ trẻ có nhiều sáng tạo. Ban chấp hành đặt vấn đề là để cho Ban Nhà văn trẻ thí nghiệm giới thiệu các cây bút trẻ, chúng ta mở thêm một cái kênh nữa là Ban Nhà văn trẻ được phép giới thiệu các cây bút mới để kết nạp hội viên. Đương nhiên là những cây bút mới ấy phải được có ý kiến của các Hội đồng. Nhà thơ trẻ, nhà văn trẻ được giới thiệu các Hội đồng phải có ý kiến, không phải Ban Nhà văn trẻ đưa thẳng lên Ban Chấp hành.

Các Ban tài chính hội viên làm việc rất âm thầm. Ban sáng tác làm việc rất âm thầm, thực sự đã hoàn thành nhiệm vụ là một trung tâm tác nghiệp của Hội Nhà Văn Việt Nam. Ban Công tác Hội viên, Ban sáng tác , Ban tài chính hoạt động, các anh các chị có thể tưởng tượng, có ngày có người 12 giờ đêm còn đến Hội để còn làm nốt công việc. Có người âm thầm 12 giờ đêm mới rời nhiệm sở. (thì cái) Hoạt động của các Ban rất tốt.

Đặc biệt là Ban đối ngoại, năm nay có đổi mới nhân sự. Ban Đối ngoại năm 2019 (là) đáng khen. Bởi vì cái tốc độ đón, đưa đoàn đi rất bận rộn, nhưng mà hoạt động rất là tốt , rất có hiệu quả và được các bạn đánh giá rất thiện cảm đối với công tác đối ngoại của chúng ta, được Ban Đối ngoại Trung ương tặng bằng khen.

Ở trên tôi nói đến những ưu điểm của hoạt động sáng tác, bây giờ tôi nói hai cái hạn chế, cũng là hai cái khó khăn.

NHỮNG HẠN CHẾ

            Cái hạn chế thứ nhất, chúng ta phải công bằng mà nói rằng số lượng tác phẩm của chúng ta ngày càng nhiều, số lượng hàng năm tăng. Nguyên một nhà xuất bản đã 1650 đầu sách, chưa kể các nhà xuất bản khác. Nếu chúng ta thống kê, sắp tới chúng ta thống kê 5 năm, thì phải nói số lượng sách khổng lồ. Thế nhưng mà chất lượng không tương xứng hay là chưa tương xứng với số lượng. Đáng lẽ trên một khối lượng sách lớn như vậy, thì thế nào cũng phải có nhiều sách hay. Nhưng mà sách năm nay, các anh các chị có ở đây, là cuốn tiểu thuyết hay nhất thì người ta lại đầu tư gửi vào cuộc thi tiểu thuyết, do đó đến xét giải thưởng hàng năm nó lại mỏng đi, ít đi. Năm nay Hội đồng văn xuôi làm việc rất là nghiêm túc cố gắng, nhưng mà chọn được có một cuốn sách vào chung khảo ở văn xuôi. Cái tầm bao quát của Hội đồng tuy rất là tốt, nhưng cũng đánh giá là số lượng thì rất đông, số lượng rất lớn, nhưng mà những cuốn sách thực sự có dư luận thì chưa tương xứng.

Cái ý thứ hai tôi muốn nói, cái khó khăn của chúng ta là đầu sách thì nhiều nhưng mà số lượng in thì ít. Bây giờ cuốn tiểu thuyết nào in 1000 cuốn đã là nhiều. Thơ thì tôi chưa thấy ái nói, ít người in đến 1000 tập thơ. 500 cuốn là nhiều. và một điều là, tất cả chúng ta ở đây đều phải suy nghĩ, thực sự đáng suy nghĩ là sách của chúng ta lưu hành chủ yếu trong những người sáng tác. Thơ in là tặng nhau là chính. Lưu hành ra thị trường thì hạn chế . Có nhiều nguyên nhân. Thị trường sách của chúng ta là nó có rào. Đây là một (cái) thực tế mà chúng ta cần phải suy nghĩ. Vì sao vậy? Đối với thị trường (thì) tôi thấy là nhiều năm nay chúng ta đã đưa ra, đã thảo luận, nhưng mà thị trướng nó có (cái) quy luật của thị trường. Chúng ta phải theo thôi. Chúng ta không thương mại hóa, nhưng chúng ta cũng không thể coi nhẹ cái quy luật của thị trường là, cái nào hay, cái nào có tiếng thì người ta đọc. Thí dụ, tôi thấy có một cuốn tiểu thuyết 2 tập của Trần Thùy Mai, Từ Dụ Thái hậu. Thì chỉ ra tháng trước, tháng sau là người ta phải tái bản rồi. Tìm mua tặng bạn bè không có. Có những cuốn sách lại ăn khách như thế, một cuốn sách nghiêm túc, cuốn sách viết về lịch sử rất hay, theo tôi. Bán được, mà 2 tập.

Nhưng mà nói chung, những cuốn sách như vậy không nhiều. Đấy là một vấn đề tôi xin nêu để các anh các chị cùng suy nghĩ. Có 2 cái ý mà chúng tôi muốn nói như vậy.

Về cải tiến, tôi nói một ý thôi là, làm thế nào Hội Nhà văn của chúng ta có tầm bao quát toàn diện hơn nữa. Chúng ta nắm được tình hình văn học, nắm được lực lượng, nắm được xu hướng, khuynh hướng. Không để sót một tài năng nào, dù họ mới tham gia vào đời sống văn học. Cái tầm bao quát ấy trông vào đâu? Trông vào các chi Hội, trông vào các Hội đồng, xin nói thật với các anh các chị, các Ban như vậy.

Tôi muốn nói một cái Ban mà chúng ta mới khôi phục, nhưng mà hoạt động nó tốt, đó là Ban Văn học Thiếu nhi. Văn học thiếu nhi vận động năm ngoái năm kia đấy, chúng ta đã làm một việc là truy tầm giải thưởng sự nghiệp cho nhà văn Vũ Hùng. Đây là cái cải tiến, và cũng do đề xuất của Ban Văn học Thiếu nhi , chúng ta đã khôi phục lại danh hiệu cho nhà văn Vũ Hùng, anh có công trình 22 đầu sách do nhà xuất bản Kim Đồng, anh rất xứng đáng. Nhưng mà cái kết nạp hội viên đối với các hội viên mảng văn học thiếu nhi còn ít quá. Đó có phải là tầm bao quát của chúng ta còn thiếu sót hay không? Trong hội nghị hôm nay chúng tôi đề nghị Ban Văn học Thiếu nhi sinh hoạt riêng. Chiều hôm nay, các anh giới thiệu kết nạp, vì tôi thấy có rất nhiều người 10 đầu sách 12 đầu sách, 20 đầu sách không có kết nạp gì cả. Tôi thấy rất thiệt thòi. Cái mảng văn học thiếu nhi chúng ta đã xác định là mảng văn học rất quan trọng đối với việc kiến tạo đạo đức cho con người. Tôi đề nghị hôm nay là 4 Hội đồng chiều hôm nay họp kết nạp, Ban Văn học Thiếu nhi, Ban Nhà văn trẻ họp và giới thiệu để kết nạp đợt này. Tôi xin có một kinh nghiệm như vậy.

Hai cái khó khăn và một cái cải tiến.

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2020

            Chúng ta tiếp tực thực hiện nghị quyết Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 9 tức là: “Tất cả cho hội viên”. Khẩu hiệu “Tất cả cho hội viên” là phương châm hành động của Đại Hội nhà văn lần thứ 9. Năm nay là năm cuối nhiệm kỳ, sang năm 2020, chúng ta phải cải tiến hơn nữa. Mọi hoạt động của chúng ta đến tay hội viên, nhằm vào hội viên, “tất cả vì hội viên”. Cả văn phòng, tất cả các cơ quan, đều thực hiện như vậy; từ cơ chế chính sách, từ mọi điều kiện để đẩy mạnh sáng tác, bởi vì sáng tác là từ từng hội viên. Chúng ta có Chi Hội, có Liên Chi, nhưng mà người tác nghiệp chủ yếu đó là từng nhà văn một. Liên Chi với Chi Hội chỉ là cầu nối giữa Ban Chấp hành với hội viên thôi. Chúng ta phải coi trọng từng hội viên một. Tôi thấy đây là một phương châm tác nghiệp của chúng ta. Năm 2020, chúng ta tiếp tục phương châm ”Tất cả vì hội viên”.

Triển khai một số hoạt động sau đây:

Chúng ta vẫn phải mở 2 trại sáng tác, chúng ta vẫn xét giải thưởng và kết nạp hội viên như mọi năm. Nhưng ngoài ra có một số việc khác. Chúng tôi xin nêu trọng tâm như sau:

          Tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 18. Năm nay ít nhất có 10 đoàn nước ngoài xin đăng ký dự Ngày Thơ Việt Nam , trong đó riêng Hàn Quốc đã có 2  đoàn. Chúng ta phải tố chức hình ảnh Ngày Thơ Việt Nam , là truyền thống thơ ca của chúng ta giới thiệu với nước ngòai. Cách tổ chức như thế nào, anh em chúng tôi đã bàn. Trước hết chúng ta sẽ tổ chức tập trung mọi cố gắng của Hội để tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 18 thành công tốt đẹp trên một quy mô và không gian rộng: Từ Hà Nội đến Thừa Thiên-Huế, đến Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An. Chúng tôi muốn tạo một cái không gian như vậy để các nhà văn quốc tế tham dự cùng với chúng ta, có một dịp để tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Việc thứ 2, ngay trong quý 1 như tôi vừa nói (54:48) là tổng kết trao giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết. Chúng tôi đang chủ trì ban sơ khảo đọc thật kỹ. Tất cả mọi tác phẩm đến đều có người đọc, đều có giám định, đều có đánh giá. Chính vì thế cho nên, các anh tưởng tượng, hội đồng có từ 9 đến 11 người, mỗi người đều phải biết đến 176 tác phẩm, thì công tác đọc, tổ chức đọc như thế nào. Thưa các anh các chị, thù lao của chúng ta rất ít. Các anh Hội đồng cũng thế thôi. Làm việc vì trách nhiệm xây dựng Hội, còn sự đãi ngộ thì không có bao nhiêu. Dù khó khăn mấy, chúng ta cũng phải trao giải thưởng vào mùa xuân năm 2020. Tôi đánh giá rằng cuộc thi này có khởi sắc.

Việc thứ ba, năm nay chúng ta phải xét rất nhiều giải thưởng. Giải thưởng thứ nhất: là giải thưởng hàng năm của chúng ta, giải thưởng tiểu thuyết là đương nhiên rồi. Nhưng chúng ta phải xét giải thưởng Asean năm 2020. Việc xét giải thưởng rất khó khăn, ai cũng mong đợi, đó là Giải thưởng Nhà nướcGiải thưởng Hồ Chí Minh. Năm nay các hội đồng cơ sở Quốc hội đã phải làm rồi. Ban Giám khảo tổ chức như thế nào, thông báo đến hội viên như thế nào. Các Hội đồng cơ sở năm nay phải xong để sang năm tổ chức sự việc. Như vậy năm nay chúng ta phải tham gia cả giải thưởng quốc tế khu vực và xét giải thưởng này. Công tác quan trọng nhất đó là Ban giám khảo. Chọn người có đủ năng lực, có đủ trình độ, có đủ sự công bằng để đánh giá, cân nhắc chọn chính xác những tác phẩm. Bởi vì, tác phẩm là sản phẩm của nhà văn, nhưng giải thưởng lại là sản phẩm của Ban giám khảo. Một Ban giám khảo này, làm việc tốt như thế này thì có thể có sản phẩm như thế này. Một Ban giám khảo khác có một sản phẩm khác. Chúng ta chỉ có một Ban giám khảo duy nhất của Hội Nhà văn, thế thì ai vào Giám khảo? cái sự cầm cân nảy mực nó như thế nào để thực hiện được sự công bằng, chính xác, đấy là một (cái) điều khó khăn.  Ban Chấp hành sẽ cùng làm, và rất mong các anh các chị được mời tham gia thì cố gắng giúp Ban Chấp hành để làm cái trọng trách và sự gửi gắm của hội viên đối với Hội. Không có gì mong mỏi một nhà văn trông đợi Hội đấy là sự đánh giá tác phẩm của mình như thế nào. Tâm trạng chung là như vậy. Thế thì, tôn trọng hội viên, tất cả vì hội viên, chính là cái Ban giám khảo ấy đáp ứng sự đóng góp của từng người một. Trọng trách là như vậy.

Chúng ta có mấy (cái) cuộc kỷ niệm cũng lớn: Kỷ niệm 100 năm Tố Hữu, 100 năm Chế Lan Viên, 100 năm Nguyễn Xuân Sanh và một số nhà văn khác. Chúng ta cũng xuất bản hai cuốn: Một là cuốn Biên niên sử (Hội Nhà Văn). Biên niên sử thì cơ bản đã hoàn thành. Cuốn thứ 2 là “Các Nhà văn hội viên Hội Nhà văn Việt Nam”. Quyển sách rất dày, phải gần 1500 trang. Đây là một (cái) công trình tập thể, để chúng ta đến Đại hội nhà văn, chúng ta tặng cuốn sách này. Chúng ta hãy hình dung ra 70 năm Hội Nhà văn Việt Nam, đấy là tập sách lớn, cố gắng hoàn thành cái cuốn chính sử của Hội Nhà văn Việt Nam. Các Hội khác, 50 năm, 60 năm người ta có lịch sử phát triển Hội: Lịch sử phát triển mỹ thuật, lịch sử phát triển Âm nhạc Việt Nam, vì sao như vậy? Là vì người ta ít vấn đề, ít có vấn đề gai góc khó khăn như là Hội Nhà văn. Viết một cuốn sử Hội Nhà văn Việt Nam khó lắm các anh chị, khó vô cùng. Khó ở chỗ này: có nhiều sự kiện diễn ra trong quá khứ bây giờ nhìn lại như thế nào với tinh thần đổi mới, đánh giá như thế nào. Đấy là điều khó. Một tổ chức như chúng ta không thể không có một cuốn sử. Mà cuốn sử ấy chúng ta có quá nhiều các sự kiện phải được nhìn lại, phải được đánh giá một cách công bằng, chính xác, khoa học. Đấy là một cuốn sách cũng rất là công phu.

Việc lớn, việc rất lớn của năm nay là tổ chức Đại hội Hội Nhà văn lần thứ 10. Trung ương, Ban Bí thư đã có chỉ thị 31 về “Tổ chức đại hội các Hội VHNT chuyên ngành trung ương và Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam”. Chúng ta có 2 hội đã hoàn thành đó là Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam. Cố gắng từ giờ đến tết có từ 1 đến 2 đại hội khác là Hội Sân khấu Việt Nam và Hội Nhiếp ảnh Việt Nam. Còn 6 hội khác thì sang năm 2020, trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10.

Phương hướng tổ chức đại hội như thế này là, Đảng đoàn sẽ họp vào tuần tới, Ban Chấp hành sẽ họp và quán triệt đầy đủ Chỉ thị 31của Ban Bí thư về tổ chức đại hội các Hội chuyên ngành và Liên hiệp, quán triệt (cái) “hướng dẫn” của Ban Tuyên giáo Trung ương, quán triệt (cái chỉ) thị, (cái) kết luận của Ban Bí thư. Ba cái văn bản đó ta phải làm. Xây dựng một cái lộ trình chi tiết để tiến tới Đại hội Nhà văn lần thứ 10.

Tinh thần là như thế này là, Đại hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ có 2 cấp. Cấp thứ nhất là cấp cơ sở, để thống nhất trong đội hình của cả nước là Đại hội cơ sởĐại hội đại biểu toàn quốc. Chúng ta đã có con số hơn 1000 hội viên thì không thể tiến hành đại hội toàn thể. Chúng ta phải chấp hành cái chỉ thị chung thôi. Đại hội cơ sở sẽ được tiến hành cho đến hết quý 2. Chúng ta có 8 khu vực và khu vực Liên chi, ta tổ chức Đại hội khu vực.

Đại hội khu vực làm mấy cái nhiệm vụ sau đây:

  1. Thảo luận các văn kiện, báo cáo trình Đại hội lần thứ 10 do Ban tổ chức gửi xuống

thảo luận. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, Phương hướng phát triển văn học nhiệm kỳ mới, Báo cáo của Ban Chấp hành, Báo cáo của Ban Kiểm tra, Báo cáo  về mọi hoạt động lớn trong Hội.

  1. Cử đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
  2. Kiện toàn Chi hội. Nhiệm kỳ Chi hội cùng nhiệm kỳ với Ban Chấp hành, bầu Chi

hội nhân sự mới.

  1. Góp ý kiến, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành mới.

Đại hội cơ sở chúng ta làm 4 nhiệm vụ như vậy.

Còn Đại hội toàn quốc thì chỉ có dộ 500 đại biểu thôi. Nếu năm nay mà chúng ta kết nạp thêm nữa thì số lượng hội viên của hội ta xấp xỉ 1100 hội viên. Năm 2019 chúng ta mất 30 nhà văn. Năm nay kết nạp nhiều nhất cũng chỉ trên/ dưới 40. Kết nạp nhiều quá thì e có ảnh hưởng đến chất lượng. Như vậy, cộng với số còn lại, chúng ta có khoảng một nghìn mốt. Một nghìn mốt mà đại biểu là 500 thì tương đương 2 chọn 1. Xấp xỉ 2 chọn 1. Thế thì ai đi? Cái đó chúng tôi có tiêu chuẩn, có hướng dẫn đến các Đại hội cơ sở.

Thời gian, dự kiến như thế này: cuối tháng 9 đầu tháng 10  cho nó mát mẻ một chút. Tháng 7 tháng 8 nóng lắm. Mà các nhà văn đang ngồi thế này ra ngoài sốc cái nguy hiểm lắm. Cuối mùa thu anh em chúng ta gặp nhau. Ban Chấp hành trong tuần tới chúng tôi sẽ họp  để thông qua rất nhiều công việc, trong đó có việc tổ chức Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10.

 

***

Sau đây xin các anh các chị cho ý kiến đánh giá về hoạt động của Hội năm 2019, năm 2020.

 

***

Về buổi chiều, kết nạp. Trong kết nạp hội viên, có tiêu chuẩn rồi. Phân công: đồng chí Thỉnh sẽ họp với Hội đồng văn xuôi. Đồng chí Trần Đăng Khoa sẽ họp với Hội đồng Thơ. Đồng chí Nguyễn Trí Huân sẽ họp với Hội đồng Lý luận phê bình. Đồng chí Nguyễn Quang Thiều sẽ họp với Hội đồng văn học dịch. Nhà văn Nguyễn Bình phương chủ trì cuộc họp với Ban Nhà văn trẻ. Anh Trần Văn Tuấn họp với các nhà văn nữ vì số nhà văn nữ rất đông.

Tôi nhắc lại nội dung là, rút kinh nghiệm năm 2019, phương hướng năm 2020, sau đó mới bầu kết nạp bằng bỏ phiếu kín. Ban Chấp hành đã cử các tổ thư ký xuống giúp việc các anh các chị rồi.

Trong kết nạp, tôi muốn xin ý kiến các anh các chị về một số trường hợp mà gọi là “truy nạp”, hay là phong tặng danh hiệu. Về Hội đồng Thơ, chúng tôi có đề nghị xem xét 02 trường hợp:

  1. Ông Trần Quang Long, hy sinh trong chống Mỹ, một nhà thơ rất nổi tiếng trong chiến tranh
  2. Ông Phan Duy Nhân, anh Phan Duy Nhân là một cán bộ địch vận, hết sức năng

nổ, một trí thức tiêu biểu của phong trào yêu nước ở Huề và Đà Nẵng, đặc biệt là ở Đà Nẵng. Cách đây 5 năm, trước khi anh mất, tôi có trị trì một cuộc hội thảo về thơ Phan Duy Nhân. Thơ đầy tâm huyết. Một cán bộ dân vận, trí thức vận Thành ủy Đà Nẵng, đồng thời là một nhà thơ. Ảnh hưởng của Phan Duy Nhân đối với trí thức rất lớn trong những năm chống Mỹ. Hội đồng xem xét hai trường hợp truy tặng danh hiệu Nhà văn Việt Nam với anh Trần Quang Long và anh Phan Duy Nhân. Xin ý kiến hội đồng.

Về trường hợp văn xuôi, tôi muốn nêu một trường hợp đề nghị các anh cũng xem xét cho. Đó là trường hợp anh Đặng Quang Tình. Đặng Quang Tình có đến 40 đầu sách, được giải nhất các cuộc thi của báo Văn nghệ, nhiều năm công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, và vừa rồi, trước khi mất, anh có một quyển sách rất hay về một kíp tình báo hoạt động trên 3 nước ở Việt Nam, Lào, Cambuchia rất hay. Chúng tôi phân vân vì chưa có một (cái) chỉ thị kỷ niệm 40 năm chiến thắng biên giới, cho nên cái tác phẩm của anh Đặng Quang Tình nó đụng đến cái vấn đề tế nhị, đành phải để lại chiếu cố đến tình hình đối ngoại cách đây ba, bốn năm. Lúc bấy giờ có ý mở ra rồi. Cho nên tôi đề nghị Hội đồng văn xuôi suy nghĩ và truy tặng danh hiệu Nhà văn cho anh Đặng Quang Tình. Có tình có nghĩa. Anh ấy mất rồi, nhưng mà gia đình chắc sẽ cảm động cám ơn Hội Nhà văn, cám ơn chúng ta ở đây nếu nhận được quyết định truy nạp danh hiệu hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đối với anh Đặng Quang Tình. Chúng ta đã từng làm cái việc đó rồi với nhiều nhà văn. Thí dụ, đó là nhà băn Vũ Bằng . Chúng ta đã tuy tặng danh hiệu nhà văn Vũ Bằng. Sau chúng ta còn truy tặng Giải thưởng Nhà nước.

Mấy trường hợp nêu vừa qua về kết nạp xin các anh các chị ủng hộ cái sáng kiến của Ban Chấp hành. Chúng ta, nhân danh một tổ chức nghề nghiệp rất hiểu người hiểu đời và đầy tình nghĩa. Nếu các anh, các Hội đồng chấp nhận cho thì chúng tôi rất là cám ơn.

***

Xin thay mặt Ban Chấp hành trình bày báo cáo tổng kết năm 2019 và phương hướng hoạy động của năm 2020. Sau đây, xin hội nghị, các anh chị cho ý kiến bổ sung. Rất cám ơn.

 

Bùi Công Thuấn

Ghi theo nguồn: Live Stream trên FB của nhà thơ Nguyễn Hữu Nhân (Đồng Tháp)

https://www.facebook.com/huunhan.nguyen.169?__tn__=%2CdlC-R-R&eid=ARCZ3_5FGHo0PtilIWv1txE7ypJZqgviNeLcIrrPnJKX55PMRLosRFp8kokHfIBuk_5z-7r2XdMypi3T&hc_ref=ARRRcWVNFQ3CdEE4E49YoLu-GEMhvJG9qWnPWl7rc40nKKBt7ujrIs6y1oWrjLz7Rk0

Quần thể tượng

Tượng tổng hợp-1

Tượng tổng hợp-2

tượng-quần thể

VĂN CHƯƠNG 2019-PHẢI KIÊN NHẪN CHỜ…

 

VĂN CHƯƠNG 2019

PHẢI KIÊN NHẪN CHỜ…

Bùi Công Thuấn

 

Vc 2019 2

 

 

Tôi viết những dòng này, như một chén trà, trò chuyện với bạn văn những ngày cuối năm. Ước mong được chia sẻ đôi điều trước thềm năm mới 2020. Dẫu biết rằng với góc nhìn hẹp của cá nhân người viết thì mọi nhận thức là rất chủ quan. Tôi lại nghĩ, biết đâu trong một giọt nước có thể chứa cả đại dương. Năm 2018: “Văn chương 2018-Lặng lẽ ươm mầm”(1). Năm 2019, các hạt mầm vẫn chưa vươn dậy. Nhưng tôi vẫn nhìn thấy tiềm lực của văn chương rất dồi dào. Hy vọng sẽ nở rộ những mùa vàng như thời “đổi mới” (1986-1996) và thời văn chương trẻ đầu thế kỷ XXI (1996-2005).

THƠ 2019

             Các trang web, các tạp chí, và các tuần báo của các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương giới thiệu rất nhiều thơ. Đa phần là thơ phong trào để phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tôi chọn thơ nghệ thuật được giới thiệu thơ trên vanvn.net để định vị thơ 2019. Bởi đây là trang của Hội Nhà văn Việt Nam (thơ đã được chọn kỹ). Hai nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và Mai Nam Thắng là những người thẩm định thơ có uy tín. Tôi cũng chọn thơ ở một vài trang khác để có cái nhìn bao quát hơn.

Đa số các tác giả thơ được giới thiệu đều có bút lực dồi dào. Thơ nói những điều tâm huyết. Đó là trường ca “Những đám mây ký ức” viết về đất nước Chùa Tháp của Lê Mạnh Tuấn; Tập thơ “Xanh mãi”  của Nguyễn Hồng Vinh, hồi ức thời sơ tán chống Mỹ,…Tập thơ “Ký ức Hà Nội” của nhà thơ Lê Huy Quang; tập thơ “ Một mai gió chở tôi về” của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật, tập thơ Biên bản thặng dư của Phùng Hiệu, trường ca Phồn Sinh của Nguyễn Linh Khiếu. Riêng trường ca này được nhà phê bình Văn Giá đánh giá cao.

Xin đọc một đoạn ngắn:

chỉ nghe con đực khấp khởi gọi con cái

chỉ nghe con cái khấp khởi gọi con đực

 

chỉ có con đực hân hoan gọi con cái

chỉ nghe con cái hân hoan gọi con đực

 

chỉ nghe con đực hổn hển gọi con cái

chỉ nghe con cái hổn hển gọi con đực

 

chỉ nghe con đực ời ợi gọi con cái

chỉ nghe con cái ời ợi gọi con được

 

chỉ nghe con đực nỉ non gọi con cái

chỉ nghe con cái nỉ non gọi con đực

 

chỉ nghe con đực rền rĩ gọi con cái

chỉ nghe con cái rền rĩ gọi con đực

 

chỉ nghe con đực réo rắt gọi con cái

chỉ nghe con cái réo rắt gọi con đực

 

chỉ nghe con đực thống thiết gọi con cái

chỉ nghe con cái thống thiết gọi con đực

 

chỉ nghe con đực gào thét gọi con cái

chỉ nghe con cái gào thét gọi con đực

 

chỉ nghe con đực tuyệt vọng gọi con cái

chỉ nghe con cái tuyệt vọng gọi con đực…”

Đọan thơ thể hiện cách viết chủ đạo trong trường ca Phồn Sinh: có chữ mà không có tư tưởng. Kỹ thuật lấn át nghệ thuật. Chỉ có một kiểu tu từ trùng điệp đơn điệu, thấp thoáng cách chơi chữ như Bùi Giáng trong kiểu thơ văn xuôi trước 1975. Cảm hứng chính là tụng ca cảm tính và chủ quan. Quan hệ “Con đực- con cái” được “khám phá” như thế này: “truyền giống là hành vi bất tử/ truyền giống là hành vi vĩnh hằng/ truyền giống là hành vi của mọi hành vi/  trên thế giới này không có hành vi nào vĩ đại bằng hành vi truyền giống…” Đó là những câu văn nghị luận, không phải thơ. “Khám phá” ấy không đem đến bất cứ ý tưởng mới nào. Bởi vì Phồn thực là bản năng của mọi sinh vật có từ khai thiên lập địa. Ở Việt Nam, văn hóa phồn thực đã có trên trống đồng. Người Chămpa thờ Linga – Yony là hiện thân của thần Siva, thần của sinh sôi, phát triển. Người Nhật có lễ hội Dương vật thép ở Kawasaki, người Việt có lễ hội ”Linh tinh tình phộc” ở Phú Thọ: trong đêm hội, người ta làm nghi thức giao hoan dương vật và âm vật để cầu cho cuộc sống sung túc. Các nhà thơ trẻ đầu thế kỷ XXI cũng đã viết lại đề tài này cùng với văn chương sex tràn lan những năm trước đây. Nghĩa là, vấn đề Phồn sinh đã rất xưa cũ… Dù sao, Phồn Sinh chỉ là một tác phẩm đơn lẻ, chưa thấy âm vang.

Mặt bằng chung của thơ hiện nay đã được nâng lên đáng kể. Hầu hết thơ đăng báo đều “đọc được”, nghĩa là có ý, có tình, có tứ, và nghệ thuật nằm trong “thơ truyền thống”. Người làm thơ có “tay nghề” điêu luyện. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khám phá sáng tạo cái mới, cái độc đáo thì thơ 2019 khá cũ. Cũ về ý, tứ, về lời. Cũ về cách thể hiện.

Người trẻ làm thơ thì bắt chước một cách vụng về “thơ trẻ” đầu thế kỷ XXI, viết những câu thơ liệt kê ý tưởng, trộn lẫn những từ không cùng trường nghĩa và dùng nhiều ẩn dụ, khiến cho thơ vừa rời rạc, vừa ngô nghê, chỉ có vỏ chữ, không nội dung. Đó là một thứ hàng giả, hàng nhái.

“Cuồn cuộn đổ về

máu đại ngàn tức tưởi

xác nguyên sinh nghẹn lối chúng sinh

những cái chết qua mặt thám tử

 

cuồn cuộn đổ về

gã khổng lồ phùng mang trợn mắt

những đôi môi thao thác tổ chim

những bọt bèo sinh linh ngơ ngác

không vuốt mặt

cái chết ruột thắt chiêm tinh…”

                  (Lũ-Đỗ Thành Đông

Cả bài thơ chỉ diễn tả một ý này là: Lũ-cuồn cuộn đổ về, gieo kinh hoàng chết chóc, nhưng ngưởi làm thơ nói mãi không ra thơ. Chỉ có vỏ chữ. Không có bóng dáng hiện thực, chỉ có hình ảnh so sánh. Những từ ngoài trường nghĩa, không diễn tả điều gì. Thơ thành ra sáo rỗng. Có thể viết thành văn xuôi như thế này: Lũ-“Cuồn cuộn đổ về/ (như/ là) máu đại ngàn tức tưởi/ (lũ kéo theo) xác nguyên sinh (làm )nghẹn lối chúng sinh/ (gây ra) những cái chết  (không rõ nguyên do) qua mặt thám tử. Lũ-  cuồn cuộn đổ về/ (như) gã khổng lồ phùng mang trợn mắt/ (làm cho) chim trong tổ thao thác đôi môi/ (làm cho) những sinh linh như bọt bèo ngơ ngác/ cái chết đến nhanh không kịp vuốt mặt làm ruột đau thắt. (“ruột thắt chiêm tinh” là tử vô nghĩa). Khi thơ xa rời đời sống của nhân dân, nó trở nên “sinh linh bọt bèo” như vậy.

Người làm thơ nhiều năm, đã quen một cách viết, thì viết theo quán tính “ăn mày quá khứ”. Họ khai thác cái nghèo, cái lam lũ của ngày xưa; khai thác những ký ức chiến tranh, và đưa cả những cái lặt vặt vào thơ. Người làm thơ dường như không khám phá được gì từ đời sống hiện nay. Lưu ý rằng, thơ chống Pháp, chống Mỹ đã khai thác cạn kiệt những gì đã khai thác được và đã đạt những đỉnh cao. Người làm thơ hôm nay nếu lặp lại, sẽ không sánh được.

  À ơi… cánh đồng quê tôi

Thánh thót mồ hôi trưa – mẹ

Bầm dập bước chân đêm – cha

Rạ rơm đan mùa xào xạc

                           (thơ Trần Thị Ngọc Mai)

Kiếp nghèo vẫn chẳng buông tha

Đến khi ra bãi tha ma vẫn nghèo

                         (Lê Văn Vỵ Kính viếng hương hồn thầy Đỗ Niệm)

Chân đạp đá, đi tìm hạt thóc

hạt thóc mong manh nặng hơn hạt ngô

                                      (thơ Vũ Từ Trang)

Cha ơi !

Con châm đóm rồi

Con mời cha hút

Mong cha đừng quá say

Điếu thuốc lào đầu tiên  trong ngày

Cha thả khói con cay cay mắt   (Tô Thị Vân-Buổi sớm)

Chuyện con châm đóm cho cha hút thuốc lào, rồi cha phà khói vào mặt con làm con cay mắt cũng thành thơ, tôi không biết phải bình thế nào? Đất nước đang có bao nhiêu vấn đề nóng bỏng liên quan đến sự tồn vong của cả dân tộc; đất nước cũng đang mở ra bao triển vọng lớn lao hết sức tốt đẹp về tương lai, không biết người làm thơ có suy nghĩ gì về những điều ấy khi viết về việc “con châm đóm cho cha hút thuốc lào”?

Mừng rằng Vanvn.net cũng giới thiệu được những khuôn mặt thơ đã ánh lên chút khí sắc riêng và tôi hy vọng họ có thể tỏa sáng: Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hồng Công, Khương Hà (tập thơ Những rời và rạc); Đỗ Anh Vũ…

Tôi đặc biệt chú ý thơ Lữ Thị Mai, thơ Nguyễn Bình Phương (nhà văn). Họ thể hiện phẩm chất thi sĩ mà những người làm thơ phong trào không có được. Họ có những tứ thơ mới, giàu cảm xúc và lắng sâu tư tưởng. Họ tiếp tục được dòng “thơ trẻ” đầu thế kỷ XXI, dù thơ họ vẫn nằm trong trường thơ “truyền thống”, nói cách khác, họ đang làm mới “thơ truyền thống”. Xin đọc

Hồng xiêm chín hình như là tháng một

nếu không hái quả rụng xuống tháng hai

chẳng ai biết bao lâu thì chạm đất

 

Có người tựa vào gốc cây đường mật

nhờ ngọn chuyển lời xin lỗi tới mùa đông

vì đã hẹn mà chưa lạnh được

 

Có người nhờ rễ nhắn theo mạch nước

những nẻo tối tăm kia sẽ rực sáng có ngày

hãy kiên nhẫn giữ lòng trong trẻo

 

Có người tin trong quả nâu nhạt treo

giấu hoan lạc của lời giã biệt

như chân lí rối bời giấu bên làn mưa bạc

làm ngẩn ngơ những vết da khô

 

Này, ngọn gió sau lưng, ngươi có nhớ

hồng xiêm chín hình như là tháng một

nếu không hái quả rụng mãi tới ai?

                  (Hồng Xiêm rụng chín-Nguyễn Bình Phương)

Ngày 13/12/2019 tại Hà Nội, nhà thơ-nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ 89 tuổi, ra mắt trường ca  “Một người – thơ – tên gọi” dài hơn 12.000 câu lục bát, viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả viết trong 10 năm. Tôi chưa được đọc trường ca này nên chưa thể nói điều gì, nhưng ghi nhận đó là một sự kiện Thơ năm 2019.

vc 2019 3

VĂN 2019

            Năm 2019, số lượng tác phẩm văn xuôi được in khá nhiều. Không kể sách được đặt hàng, được tài trợ, còn lại, các tác giả in sách đều phải dụng công PR cho cuốn sách mới của mình. Có những cách làm linh hoạt:  giới thiệu trên Facebook, tổ chức tọa đàm, tổ chức buổi ra mắt và phát hành, tặng sách… Thời kinh tế thị trường, muốn hay không, người viết cũng phải hướng đến công chúng thị trường. Tuy vậy, những cuốn sách gây được sự chú ý trên văn đàn thì không nhiều.

Kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới có các tác phẩm: Mùa xa nhà của Nguyễn Thành Nhân, Mùa chinh chiến ấy, Mùa linh cảm và 100 ngày trước tuổi 20 của Đoàn Tuấn, Rừng khộp mùa thay lá của Nguyễn Vũ Điền, Những mùa xuân con không về (nhiều tác giả). Có ý kiến nhận xét rằng, đó là những ký ức chân thực của người lính đã trải qua cuộc chiến. Các tác phẩm cũng là kho tư liệu quý về chiến tranh biên giới.

Đề tài chiến tranh cách mạng tiếp tục được khai thác: Lính Hà của Nguyễn Ngọc Tiến, Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn, Cánh cung đỏ của nhà văn Hà Lâm Kỳ…

Đề tài lịch sử có tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu của Trần Thùy Mai kể về 3 đời vua Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức với chất giọng Huế. Nhà văn Văn Chinh đánh giá cao tác phẩm này; cuốn Đường về Thăng Long của Nguyễn Thế Quang, viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thú thực là tôi hơi nghi ngại về loại tiểu thuyết này, bởi cũng chỉ là một dạng khác của văn chương “ăn mày quá khứ”. Muốn hiểu lịch sử, tôi đọc chính sử (Đại việt sử ký toàn thư, chẳng hạn). Những chuyện nhà văn hư cấu (bịa đặt) là không thể tin được! Và cách viết mượn chuyện xưa để nói chuyện nay là cách của văn chương cổ, không phải văn chương hiện đại. Tại sao nhà văn không viết về những chuyện “thâm cung bí sử” hiện nay? Những ý kiến ồn ào về tiểu thuyết lịch sử Hội Thề của Nguyễn Quang Thân ngày nào (2011), chính là ở những chỗ nhà văn bịa đặt sai với chính sử nhằm thực hiện ý tưởng riêng của mình.[2]

Tiểu thuyết Kiến, Chuột và Ruồi của Nguyễn Quang Lập viết về Cải cách ruộng đất, được in ở Mỹ. Phạm Ngọc Tiến tụng ca lên mây xanh. Có rất ít phản hồi của bạn đọc. Có lẽ đến nay, đề tài này cũng đã là quá vãng.

Có một hiện tượng cũng đáng được lưu ý là các cuốn sách do tác giả ngoài nước viết. Cuốn Phố Nhà thờ” do Marko Nikolic (người Serbia) viết bằng tiếng Việt, kể cuộc sống người nước ngoài ở Hà Nội, lồng ghép chuyện tình yêu; và .”Kẻ ly hương” do Viet Thanh Nguyen – nhà văn gốc Việt từng đoạt giải Pulitzer 2016 – chủ biên, tập hợp 17 bài tiểu luận của 17 tác giả xuất thân là người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 2 tác giả gốc Việt là Bùi Thi và Trần Vũ.

Sách best seller nhắc đến Hành lý hư vô, tản văn của Nguyễn Ngọc Tư và Làm bạn với bầu trời, tác phẩm thứ 45 của Nguyễn Nhật Ánh.

Tôi đặc biệt chú ý đến “Thư gửi Mina” của nhà văn Thuận, tiểu thuyết gồm 30 bức thư, vẽ ra bức tranh khủng hoảng kinh tế, chính trị và di dân; và tiểu thuyết Cô Độc của Uông Triều, một tác phẩm tư tưởng (thấp thoáng bóng dáng văn chương hiện sinh). Uông Triều thử nghiệm cách viết hai cốt truyện song song tạo nên một thứ “mã” ngôn ngữ không dễ đọc. Tôi cũng chú ý đến cuốn Đường đến cây cô đơn của Bích Ngân, một tác phẩm vừa có khuynh hướng tác phẩm tư tưởng, vừa là tiếng nói quyết liệt của nhà văn trước hiện tình đất nước. Phải chăng những thử nghiệm văn chương của Thuận, của Uông Triều, Bích Ngân là những tín hiệu tích cực của văn chương Việt 2019 đang chuyển mình?.

NHỮNG SỰ KIỆN

Một vài sự kiện có thể được lưu tâm.

Đó là sự qua đời của hai nhà thơ hải ngoại Tô Thùy Yên và Du Tử Lê. Đây là hai nhà thơ nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Truyền thông trong nước đã đưa tin với thái độ dè dặt. Dù vậy, đây đó vẫn có tiếng nói thiếu tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc, thiếu thái độ nhân văn vốn có của người cầm bú.

Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương được dịch sang tiếng Pháp và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh phát hành bản tiếng Trung. Những năm gần đây, văn chương Việt Nam từng bước được giới thiều ra nước ngoài, hy vọng sẽ có được những âm vang.

Viết và Đọc” đã phát hành số thứ 5, chuyên đề mùa thu. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: Viết và Đọcdựng lên một ngôi nhà nhỏ cho những người kể chuyện của thế gian bước vào, nhóm lên ngọn lửa và cất tiếng. Mỗi một nhà văn, nhà thơ, mỗi một họa sỹ, mỗi một nhà nghiên cứu, mỗi một người giảng dạy trong nhà trường… và mỗi một bạn đọc chính là một người kể chuyện của thế gian này”. Đây là một nỗ lực thúc đẩy sự tiến bộ của văn chương theo khuynh hướng hoạt động thị trường khi mà tình trạng trì trệ có thể đã làm nản lòng sự mong chờ của người đọc.

Ở hải ngoại, những người làm văn chương Việt cũng có những nỗ lực như thế. Đáng kể đến là bộ sách “44 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại (1975-2019)” do Khánh Trường, Nguyễn Vy Khanh và Luân Hoán thực hiện và tạp chí Văn Học Mới có 41 tác giả viết bài (có cả tác giả trong nước)

Một sự kiện khác đáng quan tâm là ngày 9/3/2019, lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng toàn diện báo Văn nghệ. “Mục tiêu là Trí tuệ, Đẳng cấp và Sang trọng. Nguyên tắc chung là đổi mới tờ báo dựa trên cơ sở giữ vững và phát huy những thế mạnh đã có; chỉ cải tiến, đổi mới những trang-mục không phù hợp hoặc chất lượng còn thấp; lấy lý luận-phê bình làm khâu đột phá; tăng cường thông tin về đời sống văn học và những vấn đề nổ cộm của đời sống văn học; mở rộng trao đổi, tranh luận… trên mặt báo”… Tuy nhiên, đến hết năm 2019, Văn nghệ (HNV) vẫn chưa có cải tiến gì nổi bật. Nhưng chúng ta có quyền hy vọng.

Năm 2019 cũng có nhiều gặp gỡ, tọa đàm, hội thảo. Có nhiều vấn đề đáng chú ý. Đó là: Tọa đàm “Nhận diện văn học trẻ Thủ đô 10 năm gần đây” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức; Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổ chức hội thảo “Định hướng sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới”. Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thơ và Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm”,  Hội thảo thơ Thanh Tùng… Hội thơ Đường luật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thơ Đường luật đời Lý”. Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Vai trò định hướng của phê bình trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật hiện nay“…

Nhiều nhà văn dị ứng với tiêu đề “Định hướng sáng tác”, bởi sáng tạo là cái tuyệt đối cá nhân, chỉ nhà văn mới tự định hướng cho mình. Nhà văn Trần Đức Tiến viết stt trên FB cá nhân ngày 06/12/2019: Này các ông lý luận phê bình văn học: nhà văn là nhà văn, còn các ông, nói cho cùng, cũng chỉ là bạn đọc thôi nhé! Ai khiến các ông định hướng? Vai trò nhận vơ.”! Phê bình luôn đi sau sáng tác. Vì thế phê bình không thể “định hướng” cho sáng tác được. Từ sau 1975 đến nay đã có bao nhiêu “định hướng sáng tác” cho văn chương phong trào, nhưng chưa ai tổng kết được những “định hướng” ấy đã đem đến những kết quả thế nào (?)

Tư duy nghệ thuật mới” cùng với “ý thức sáng tạo và tài năng” của cá nhân nhà văn mới quyết định con đường của nhà văn. Trong thực tiễn, 10 “tôn chỉ” của Tự Lực Văn Đoàn (1930-1940) làm nên những giá trị văn chương của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam. Cũng vậy Báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (Trường Chinh) thực sự mở ra một khuynh hướng sáng tác mới cho văn chương kháng chiến Việt Nam sau 1945.

Và NHỮNG VẤN ĐỀ

            Từ Tọa đàm “Nhận diện văn học trẻ Thủ đô 10 năm gần đây” đến Hội thảo “Thơ và Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm” đều vang lên nốt nhạc trầm này là, Văn học trẻ – Kiên nhẫn đón đợi và kỳ vọng. Rằng: “10 năm qua thơ trẻ Hà Nội vẫn chưa có tên tuổi nào bứt phá hẳn lên để tạo thành điểm nhấn trên văn đàn”.

Vâng, đúng là đã có rất nhiều tác giả trẻ xuất hiện. Đây là một thông tin về các tác giả trẻ: Đức Anh (Tường lửa và Thiên thần mù sương); Huỳnh Trọng Khang (ra mắt tiểu thuyết đầu tay Mộ phần tuổi trẻ); Meggie Phạm (Tôi và em, Giám đốc và em, Hoàng tử và em, Người xa lạ và em). Thái Cường (Những mảnh mắt nhìn, 2017), Gam lam không thực, 2018 và Người chết thuê, 2019). Hoàng Yến (Săn mộ – Thông thiên la thành); Nguyễn Hoàng Mai (Đung đưa trên những đám mây); Phạm Anh Tuấn (Đánh đổi); Hiền Trang (Bức tranh cô gái khỏa thân và cây vĩ cầm đỏ);  Nhật Phi (Người ngủ thuê); cuộc thi “Văn học tuổi 20” lần 6 khi xuất hiện  Phạm Thúy Quỳnh (Trăng trong cõi); Đặng Hằng (Nhân gian nằm nghiêng); Mai Thảo Yên (Người lạ); Phạm Thu Hà (Sau những ngày mưa); Bạch Đằng (Những đứa con cổ tích)

Tôi tự hỏi ai trong những tác giả này trụ được trên văn đàn như là người khai sinh ra một thời đại văn học mới? Hay sau những ào ạt phong trào, tất cả lại trở về lặng yên.

Tác giả Minh Tú trong bài viết Người trẻ Việt đọc sách: Đằng sau những best-seller cho biết: “Mỗi năm, có gần 400 triệu bản sách được in với 300 triệu bản là sách giáo khoa. Trong 100 triệu còn lại là các sách mới. Tuy nhiên, ngoài số lượng sách hay, số sách mang nội dung làng nhàng, vô bổ cũng chiếm số lượng không hề nhỏ.”(3)

Nhà thơ Inrasara đặt vấn đề Thơ Việt khủng hoảng: Còn ai đọc thơ, hôm nay?Nhà phê bình được cho là người đọc cao cấp, hiện nay họ đang đâu? Vẫn cứ là “không theo kịp sáng tác”; công chúng thơ mãi dị ứng với cái mới, lạ. Nhưng cần hơn cả là sự cô đơn, cô đơn sáng tạo . Cô đơn là tự do, là sáng tạo.(4) Tôi nghĩ khác, hiện nay thơ Việt vẫn đang chảy thao thiết, không hề “khủng hoảng”. Chỉ là, sau cao trào cách tân thời đổi mới (1986-19969) và phong trào “thơ trẻ” đầu thế kỷ XXI, thơ Việt đang định thần lại, tìm một hướng đổi mới khác. Đó là hướng đổi mới thơ truyền thống, có dung nạp thêm các yếu tố mới của thơ đương đại thế giới (không phải là thơ Hậu hiện đại)

Nhà phê bình Bình Nguyễn Trang đặt vấn đề: Người nông dân đang vắng bóng trong văn chương Việt.(5)”những đầu sách văn học viết về đề tài nông dân, nông thôn trong hơn chục năm trở lại đây, số lượng quá ít. Không chỉ số lượng ít, mà những tác phẩm thực sự vẽ cho ra chân dung của người nông dân hôm nay cũng hiếm hoi vô cùng”; “Nguy cơ hình ảnh người nông dân đang mất dần trong văn học là  có thật”.

            Ở hội thảo khoa học toàn quốc “Vai trò định hướng của phê bình trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật hiện nay”, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu: “…nhìn vào thực trạng công tác phê bình văn học, nghệ thuật thời gian qua, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, so với thực tiễn sáng tác rất sôi động, đa dạng, phong phú, thậm chí phức tạp hiện nay, phê bình đang tỏ ra trầm lắng, chưa phát huy hết vai trò và sức mạnh của mình. Sự thiếu hụt về đội ngũ, nhất là ở các lĩnh vực nghệ thuật như Âm nhạc, Múa, Điện ảnh, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh,… diễn ra từ nhiều năm qua, đã được chỉ ra nhưng các giải pháp khắc phục chưa thực sự hiệu quả. Ở một số diễn đàn, đã xuất hiện không ít những bài viết cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, khen chê dễ dãi, thậm chí chịu tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, không những không định hướng được sáng tác và tiếp nhận mà còn làm tăng nguy cơ loạn chuẩn, loạn giá trị trong đời sống văn nghệ” (6).

Tại buổi họp báo chiều muộn ngày 4/12/19, Ông Phan Đình Tân – phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương-  nói rằng: “”Hiện nay, những người tâm huyết, các nhà chuyên môn phải đặt câu hỏi rằng các nhà phê bình đang ở đâu trong nền văn học nghệ thuật nước nhà?” (7).

Nói cho đúng thì cả thơ, văn, phê bình hiện nay đang “trầm lắng”. Không có tác phẩm văn chương hay, có tính đột phá tư tưởng và nghệ thuật thì không thể có phê bình chuyên nghiệp. Các nhà phê bình phong trào chỉ động bút theo phong trào. Bao nhiêu năm nay, đâu có trường nào đào tạo các nhà phê bình văn học chuyên nghiệp (?), cũng chẳng ai sống được bằng viết bài phê bình. Thế nên xin đừng hỏi các nhà phê bình đang ở đâu?

Sau những “định hướng” không thể có ngay một nền văn chương đỉnh cao được. Vì đã hàng chục năm nay, nhiều hội thảo về tác phẩm văn chương đỉnh cao cũng không giải quyết được gì. Phải kiên nhẫn chờ thôi! Nói một cách khác, văn chương Việt Nam vẫn phải chờ những tác phẩm lớn (không phải tác phẩm phong trào hoặc tác phẩm văn chương thị trường chất lượng làng nhàng).

LỜI TIỄN NĂM CŨ

Văn chương Việt Nam có nhiều tài năng, nhưng những tài năng của tương lai thì chưa bừng nở. Tôi tin vậy, vì cần có nhiều điều kiện (xin đơn cử, tài năng trẻ đang nằm ở trường Phổ Thông, nhưng chương trình Văn ở Phổ Thông đang giết chết mọi cảm xúc văn chương của trẻ; và bây giờ là thời của truyền thông đa phương tiện, giới trẻ có mấy người đam mê viết văn). Dân tộc Việt Nam là dân tộc có tài đánh giặc, cả thế giới phải thừa nhận và kẻ thù phải kính phục. Tự hào như thế cũng đủ.

Còn văn chương thì…

Tháng 18/12/2019

________________

 

 

 

 

30 NĂM HỘI VIÊN HỘI VHNT

40 NĂM HỘI VHNT ĐỒNG NAI

PHỤ LỤC

Hoạt động nghệ thuật của cá nhân

Bùi Công Thuấn

2b Điều khiển hợp xướng

5a Toàn cảnh +

(Đêm nhạc Bùi Công Thuấn

Tôi được kết nạp Hội VHNT Đồng Nai năm 1988, hội viên Ban Âm nhạc. Tôi cũng sinh hoạt với Ban Văn học. Năm 2015 được kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam.

Được giải thưởng Trịnh Hoài Đức (Đồng Nai) 4 lần (2 lần Âm nhạc, 2 lần Văn học)

Cuốn sách “Những dòng sông vẫn chảy” được giải thưởng Văn học Nghệ thuật 2011 của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam.

Được giao nhiệm vụ Trưởng Ban Lý luận phê bình của Hội VHNT Đồng Nai Khóa IV(2 năm); và được cử làm ủy viên của Hội đồng Lý luận Phê bình Hội Nhà văn Việt Nam (2016-2018)

Hoạt động âm nhạc

Tham gia nhiều hoạt động phong trào của Hội VHNT Đồng Nai như: dự trại sáng tác

Trong nhiều năm: Trại sáng tác Chiến khu D, trại sáng tác Phú Yên, trại sáng tác Đà Lạt, trại

sáng tác Vũng Tàu…

Tham gia các buổi công bố tác phẩm mới của Ban Âm nhạc –Hội VHNT Đồng Nai.

Nhiều tác phẩm được trình diễn trên Truyền hình Đồng Nai.

Ca khúc Về Đồng Nai được giải khuyến khích dịp kỷ niệm 10 năm giải phóng Biên Hòa.

Tối ngày 15.11.1998 tại Nhà hát Nhân dân Long Khánh.tổ chức Đêm nhạc Bùi Công Thuấn. Hàng ngàn khán giả tham dự. Báo Lao động Đồng Nai và báo Thanh Niên đưa tin. Buổi công diễn này được sự giúp đỡ của Phòng VHTT Long Khánh (ông Phạm Văn Hoàng) và Hội đồng Quản trị trường THPT Văn Hiến, Long Khánh.

Dịp mừng thị xã Long Khánh lên Đô thị năm 2015, phòng VHTT mời tôi tham gia

sáng tác và điều khiển hợp xướng tại sân vận động Long Khánh.

Hoạt động văn học

Dự Đại hội lần thứ IX Hội Nhà Văn Việt Nam, tại Hà Nội năm 2015.

Dự Hội nghị Lý luận phê bình Tam Đảo do Hội Nhà văn Tổ chức 2016.

Tham dự nhiều lần các đợt « tập huấn công tác lý luận phê bình » do  Hội dồng

Lý luận Phê bình VHNT trung ương tổ chức tại Cần Thơ (2009), Tp HCM, Đồng Nai…  Đà Lạt,

Dự các cuộc hội thảo về cố nhà văn Hoàng Văn Bổn, Lý Văn Sâm do Hội VHNT

Đồng Nai tổ chức.

Tham gia thẩm định tác phẩm của các trại sáng tác văn học do Hội VHNT Đồng Nai tổ chức…

Tham gia nhiều buổi trò chuyện trong chương trình giới thiệu thơ trên đài PTTH Đồng Nai do Hạ Thy thực hiện. Nói chuyện về Nguyễn Du trong Trại sáng tác tuổi học trò Đồng Nai do Nhà Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Đồng Nai tổ chức.

Tham gia nói chuyện chuyên đề về lý luận văn học tại Hội VHNT Trà Vinh 2017

Nhiều bài viết đăng trên Văn nghệ Đồng Nai, báo Văn nghệ HNV, trên các tạp chí Thơ (HNV), tạp chí Nhà văn & tác phẩm (HNV), trên các trang mạng xã hội như vanvn.net. vanchuongviet.org. vanchuongphuongnam.net. trannhuong.com. damau.org. viet-studies.com…

Tác phẩm

Đã thực hiện 03 CD ca khúc:

Em yêu (ca khúc hát dưới mái trường). 2005

Mùa xuân em về (Tình ca).  2005

Tình ca quê hương. 2012.

Đăng ký bản quyền âm nhạc 60 ca khúc chọn lọc trong tổng số hơn 100 ca khúc đã phổ biến.

Đã xuất bản.

Việt Nam mãi mãi yêu người, tập ca khúc. 1998.

Hạnh. Tập truyện ngắn. Nxb HNV. 2005.

Chút tình tri âm. LLPB. Nxb HNV. 2009.

   Những tìm tòi nghệ thuật của Anh Đức. LLPB. Nxb Đồng Nai 2009.

   Những dòng sông vẫn chảy. LLPB. Nxb HNV. 2011.

   Hoa đỏ bên sông. LLPB. Nxb HNV 2014.

   Tiếp cận thế giới nghệ thuật của Song Nguyễn. LLPB. Nxb HNV. 2014.

   Văn chương Việt Nam, những gì còn với mai sau. LLPB. Nxb HNV. 2016.

   Nhà văn Đồng Nai. LLPB. Nxb HNV. 2018.

Trong những tác phẩm đã in, tôi tâm đắc các bài viết về Nguyễn Du, thơ Thiền, thơ Bùi Giáng, thơ Thanh Tâm Tuyền, thơ Nguyễn Quang Thiều, thơ Trần Quang Quý, thơ Lê Thanh Xuân, thơ Lê Thành Nghị, 10 khuôn mặt thơ trẻ đầu Thế kỷ XXI; các bài viết về Hoàng Văn Bổn, Lý Văn Sâm, Khôi Vũ, Trần Thu Hằng, Nguyễn Một, Bích Ngân, Trầm Hương, Đỗ Tiến Thụy, Uông Triều, Phong Điệp và chuyên đề 40 năm văn chương Việt Nam.

Cuốn Lý luận phê bình-Diện mạo của một thời (2017) đến nay vẫn chưa in được.

***

2a Hợp xướng

Điều khiển hợp xướng 2015

Giải Trịnh Hoài Đức III

Giảu thưởng Trịnh Hoài Đức

1 BCT kết nạp+++

1 BCT 3

(Gặp gỡ Hà Nội: Nhà văn Trần Nhã Thụy, Nguyễn Thọ, Vũ Hồng)

6f pHÚ yÊN

Dự trại Phú Yên

Tamđảo 1

Dự Hội nghị LLPB Tam Đảo 2016

3 cafe Đà Lạt

Dự Tập huấn LLPB ở Đà Lạt (Đoàn Đồng Nai)

VỚI 40 NĂM VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI

40 NĂM VỚI VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI

Bùi Công Thuấn

 

2 hoang-van-bon

(Cố nhà văn Hoàng Văn Bổn)

Tôi được kết nạp vào Hội VHNT Đồng Nai năm 1988, đến nay đã là hội viên thuộc diện “cổ lai hy” của Hội (*). Nhưng trong tôi vẫn dào dạt những cảm xúc ngày đầu của một hội viên tuổi “thanh xuân”. Nhìn lại hành trình của mình, từ Hội VHNT Đồng Nai, tôi đã trở thành Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, đã in được 8 cuốn sách trong đó có 2 cuốn viết riêng về nhà văn Đồng Nai là Hoa đỏ bên sông (2014) và Nhà văn Đồng Nai (2018). Tôi cũng đã được giải thưởng Trịnh Hoài Đức 4 lần, hai lần giải âm nhạc, 2 lần giải văn chương. Nói vậy để các hội viên trẻ hôm nay có thể nhận ra rằng Hội VHNT Đồng Nai là cái nôi rất thân thương, từ đó mỗi hội viên đều có cơ hội thăng tiến tài năng của mình đóng góp vào đời sống văn hóa của Đồng Nai.

5 Các lão nghệ sĩ

Các lão nghệ sĩ: nhà văn-anh hùng Nguyễn Bá Ước, Họa sĩ Nguyễn Nam Ngữ, nhà văn Huyền Tùng…)

NGÔI NHÀ ẤM ÁP NGHĨA TÌNH

Tôi gọi Hội VHNT Đồng Nai là ngôi nhà ấm áp nghĩa tình, bởi ngôi nhà ấy mở rộng vòng tay đón vào lòng mình mọi cây bút có ý thức và nhiệt tình sáng tạo nghệ thuật để làm giàu đẹp Đồng Nai.

Nơi đây quy tụ nhiều thế hệ nhà thơ nhà văn từ nhiều miền đất nước. Những nhà văn lão thành như Xuân Bảo (1935), Phan Huyền Tùng (1936), Trần Thúc Hà (1937), các nhà văn trẻ như Trần Thu Hằng (1975), Phạm Thị Thanh Vân (1980), Nguyễn Huyền Quy (1986)…Nhiều nhà văn bước ra từ khỏi lửa cuộc kháng chiến chống Mỹ tiếp tục cảm hứng sáng tác về văn học cách mạng và kháng chiến. Nhiều nhà văn trăn trở vật lộn với thời bao cấp và sự xuống cấp đạo đức giao thời kinh tế thị trường (Nhà văn Hoàng Văn Bổn viết tập truyện ngắn Người điên kể chuyện người điên và tiểu thuyết Tình đời đen bạc…). Nhưng những ngòi bút chủ lực của văn nghệ Đồng Nai lại khai phá những chân trời mới của văn chương (Khôi Vũ, Nguyễn Một, Trần Thu Hằng, Nguyễn Trí…). Những nhà văn trẻ hôm nay có ưu thế của thời 4G và họ không vướng mắc gì với những vấn đề mà nhà văn thế hệ trước gặp phải. Mỗi thế hệ đều có ưu thế riêng, có bầu trời sáng tạo riêng.

Những lần hội họp, những lần hội thảo, những trại sáng tác luôn là dịp để hội viên cọ sát ngòi bút và hâm nóng cảm hứng sáng tác. Ban chấp hành các khóa đều làm việc cật lực và phải đối mặt với sóng gió và không ít gai góc (Chuyện lùm xùm về bài thơ Lời cây dầu cổ thụ ở trụ sở Ủy ban nhân dân  của Đàm Chu Văn (2012) và trang web Văn Biên Hòa dùng những lời lẽ vô văn hóa mạt sát tất cả hội viên hội VHNT Đồng Nai).  Dù vậy, các hoạt động của hội luôn sôi nổi, văn chương Đồng Nai sum suê giải thưởng. Việc tổ chức thường xuyên các trại sáng tác là một nỗ lực mang đến nhiều giá trị cho hội viên.

Tôi đã đi trại sáng tác Chiến khu Đ và ở lại đêm sinh hoạt với anh chị em địa phương, lúc ấy tôi gặp được cố nhạc sĩ Nguyễn Bính, một người nhiệt tình và rất thương người trẻ. Tôi đã dự trại sáng tác Đà Lạt, viết liền mạch 4 ca khúc. Dịp này tôi được nghe nhạc sĩ Nguyễn Thọ kể rất nhiều chuyện cười lên cơn ghiền. Tôi lấy làm tiếc sao nhạc sĩ Nguyễn Thọ không viết văn, vì ông kể chuyện rất hấp dẫn và có duyên. Trại sáng tác Phú Yên tôi có nhiều kỷ niệm của một lần đi xa. Trại sáng tác Vũng Tàu, tôi viết được một bài tâm huyết về nhà văn Hoàng Văn Bổn, thấy nhẹ lòng vì lời đã hứa với ông. Chỉ tiếc là tôi không tham dự được nhiều trại sáng tác của Hội, đơn giản ở mảng lý luận phê bình văn chương, khó viết ở trại sáng tác…Nhưng nhờ được đọc nhiều bài ở các trại sáng tác, tôi gần gũi với đồng nghiệp hơn, hiểu văn chương Đồng Nai hơn.

Tôi gọi Hội VHNT Đồng Nai là ngôi nhà ấm áp nghĩa tình, bởi ngôi nhà ấy ươm mầm những giấc mơ văn chương.

Có lẽ cái khát vọng mãnh liệt của hội viên viết văn địa phương là trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhiều người phải  hàng chục năm “rèn luyện” ngòi bút chờ đợi. Bởi mỗi năm Hội Nhà văn Việt Nam chỉ kết nạp khoảng  trên dưới 20 người, mà trong cả nước có tới mấy trăm hồ sơ xếp hàng, trừ khi tác phẩm của mình gây được ấn tượng với công luận. Bản thân tôi được nhiều nhà văn Đồng Nai hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đi trước quan tâm động viên, được Chi hội Hội Nhà văn miền Đông đồng thuận giới thiệu, được nhà thơ Lê Thanh Xuân giúp làm hồ sơ và được nhà thơ Lê Quang Trang (Sài Gòn) và nhà văn-TS Phạm Quang Trung (Đại học Đà Lạt) bảo trợ. Đơn tôi gửi từ 2009 và đến 2015 mới được Hội Nhà văn VN kết nạp. Đấy là khoảng thời gian tôi phải chứng tỏ được năng lực viết của mình có đạt chuẩn một người viết chuyên nghiệp không. Thực ra trứớc hay sau khi trở thành Hội viên Hội Nhà văn, tôi vẫn viết như mình đã từng say mê viết, và điều quan trọng là được Văn nghệ Đồng Nai cưu mang nên có thêm động lực để “chờ”. Và cũng nhờ thế tôi đã viết được hai cuốn sách về văn chương Đồng Nai.

Văn chương Đồng Nai hôm nay có nhiều nhà văn nhà thơ viết hay và chuyên nghiệp Đó là các nhà văn nhà thơ  Hoàng Ngọc Điệp, Đào Sỹ Quang, Dương Đức Khánh, Hạnh Vân…và tôi nghĩ rằng, các bạn cần khẳng định mình bằng tác phẩm trước công luận, điều đó mới quan trọng.

12 ĐH 5

KHUÔN MẶT VĂN CHƯƠNG ĐỒNG NAI

Trong 40 năm qua, nhiều nhà văn nhà thơ của Văn nghệ Đồng Nai để lại trong tôi những cảm tình sâu sắc và ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và sáng tác của tôi.

Sinh thời, có lần nhà văn Hoàng Văn Bổn nói với tôi, lúc nào cần tư liệu để viết, Thuấn cứ đến nhà tôi, tôi có thể giúp. Lúc ấy tôi đã hứa với ông là sẽ viết về sự nghiệp văn chương của ông. Lời hứa ấy làm tôi nặng lòng mãi, đến nay vẫn chưa thực hiện được trọn vẹn. Nét trầm tư trên khuôn mặt ông theo tôi mãi. Nhà văn Hoàng Văn Bổn cho tôi bài học về sự cần cù sáng tạo, bài học về mối quan hệ với nhân dân, với đất nước và con người quê hương, và đặc biệt là bài học về mục đích viết văn. Ở Đồng Nai chưa có nhà văn trẻ nào theo được bước chân sáng tạo của Hoàng Văn Bổn.

Tôi đã đọc được nhiều tác phẩm của nhà văn Lý Văn Sâm và định viết một công trình về văn chương của ông, nhưng đến nay công trình ấy vẫn chưa thực hiện được, thành ra những ấp ủ vẫn canh cánh bên lòng. Lý Văn Sâm là nhà văn tài hoa với đúng nghĩa của từ này, dù ông là chiến sĩ cách mạng hoạt động trong lằn tên mũi đạn của kẻ thù. Tôi cũng chưa gặp được chất tài hoa Lý Văn Sâm ở những cây bút trẻ văn chương Đồng Nai hiện nay.

Nhà văn Khôi Vũ năm nay đã bước vào tuổi 70, vào Hội VHNT Đồng Nai 1983. Ông đã in hơn 60 cuốn và vẫn đang nỗ lực viết những tác phẩm tâm huyết của đời mình (*). Đàn Ống Tre Bên Kia Sông (2013) và Khí Phách Biên Hùng (2019) của Khôi Vũ là những cuốn sách đặc sắc viết về con người Đồng Nai. Thực ra, bối cảnh, nhân vật và chất liệu văn chương của Khôi Vũ là đất nước, con người Đồng Nai đương đại. Khôi Vũ là nhà văn thời sự, và thế sự, ông bám sát hiện thực đời sống sau 1975. Khôi Vũ cũng hoạt động văn học sôi nổi. Ông từng thực hiện tập san Dưới mái trường, tự mình đến từng trường học giới thiệu, và có lúc in đến 10 ngàn bản mỗi số. Ông cũng gắn bó với các Trại sáng tác Thơ Văn Tuổi học trò do Nhà Thiếu nhi Đồng Nai tổ chức. Ông tỏ ra rất hạnh phúc trước mỗi nụ hoa văn thơ tuổi học trò chớm nở, niềm hạnh phúc ấy tiếp thêm lửa cho ông, và tôi có cảm giác ông vẫn đang viết rất sung sức.

Nhà thơ Lê Thanh Xuân cũng đã vào tuổi 72. Ông vào Hội VHNT Đồng Nai năm 1982 và đã in nhiều tập thơ. Thơ của ông đặc sắc ở tứ thơ mới lạ, phóng khoáng và giàu sáng tạo, dù rằng ông vẫn làm thơ “truyền thống”. Ông bộc trực, thẳng thắn và sống nghĩa tình (nhưng không tránh được những va chạm, có khi gay gắt). Ông có một tập thơ riêng viết về người thân và bạn bè, nhiều bài có những tứ thơ rất đẹp và rất sâu sắc. Nói chuyện với Lê Thanh Xuân, tôi kinh ngạc về sự tinh tế trong cách đọc văn chương của ông và vốn hiểu biết rất sâu rộng về đời sống văn chương Việt đương đại. Nói về một tác giả nào đó, dù chỉ nói ngắn gọn, nhưng ông nắm được cái hồn cốt và thực lực ngòi bút của người ấy. Có lúc tôi lấy làm tiếc sao ông không viết cái “vốn sống” văn chương của ông để làm tư liệu cho đời sau?

Những nhà văn lão thành khác như Trần Thúc Hà, Huyền Tùng, Trương Thanh Phận…đều để lại trong tôi nhiều thiện cảm văn chương bởi sự say mê và nỗ lực không ngừng trong hoạt động sáng tạo âm thầm. Năm 2018, truyện ngắn Người cận vệ của vua Hàm Nghi của Trần Thúc Hà được chọn trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam. Điều ấy là một điểm son của văn chương Đồng Nai. Văn chương Đồng Nai đã có nhiều điểm son như thế, đó là những tác phẩm đạt giải của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, đạt giải của Hội Nhà Văn Việt Nam.

Một điểm son khác là trong những năm gần đây, nhà văn Đồng Nai in tác phẩm liên tục. Văn chương Đồng Nai vẫn đang hồi sung sức. Sôi nổi ra sách là các nhà văn Khôi Vũ, Nguyễn Trí, Hoàng Ngọc Điệp, Phạm Thanh Quang, Bùi Quang Tú, Dương Đức Khánh, Đào sỹ Quang, Hoàng Đình Nguyễn, Dương Thị Thu Hường, Trâm Oanh, các nhà thơ Lê Thanh Xuân, Đàm Chu Văn, Nguyễn Đức Phước, Đỗ Minh Dương, Đào Trọng Thử, Minh Hạ, …

Giải Trịnh Hoài Đức III

NHỮNG NỖI LO VẪN CÒN ĐÓ

Nỗi lo lớn nhất của văn chương Đồng Nai vẫn là thiếu một đội ngũ kế thừa vừa tâm huyết, vừa tài năng. Những khuôn mặt trẻ đã xuất hiện song họ chưa tự định vị được một cá tính sáng tạo giàu chất thẩm mỹ trước công chúng văn chương.  Ngòi bút của họ chưa vượt qua được sân chơi của văn chương phong trào. Và như thế, còn lâu nữa văn chương Đồng Nai mới lại có một mùa hoa trái như những mùa vàng đã qua.

Và có lẽ điều nặng lòng với mỗi nhà văn là làm sao viết được tác phẩm đỉnh cao về tư tưởng và nghệ thuật. Sau những tác phẩm sử thi đồ sộ của cố nhà văn Hoàng Văn Bổn, chưa tác giả đồng Nai nào dồn hết tâm sức mình cho những tác phẩm lớn như thế (như thể M. Sôlôkhốp viết Sông Đông êm đềm). Điều này là nỗi thao thức chung của cả nền văn học. Và người ta thường tự an ủi rằng, trong lãnh vực sáng tạo, tài năng là của hiếm. Rằng còn cần phải kiên nhẫn chờ. Vì rằng, đã qua thời của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, cũng đã qua thời của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường…Những cây bút trẻ nay đã không còn trẻ nữa (Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Một, Trần Thu Hằng…). Cũng đã qua thời quyết liệt cách tân thơ Việt đầu thế kỳ XXI (Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Vũ Trọng Quang, Trần Quang Quý, Văn Cầm Hải, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Hữu Hồng Minh…). Tìm ra được con đường mới cho văn chương, khám phá ra được một kiểu tư duy nghệ thuật mới để cách tân văn chương là điều không dễ dàng. Có lẽ có một quy luật này, chỉ trong những hoàn cảnh khốc liệt của cuộc sống, tài năng mới được khẳng định (?).

Hội VHNT đã có rất nhiều nỗ lực chăm lo thế hệ trẻ, đã tạo nhiều điều kiện (trong khả năng) để nhà văn Đồng Nai phát huy tài năng, và Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đồng Nai đã trao giải Trịnh Hoài Đức để vinh danh văn nghệ sĩ Đồng Nai,…điều còn lại là nỗ lực sáng tạo của người cầm bút. Tương lai của văn chương Đồng Nai thế nào? Câu hỏi ấy do chính nhà văn Đồng Nai tự trả lời. Khi nhiệt tình và tâm huyết với văn chương vẫn sung sức như nhà văn Đồng Nai hôm nay, chúng ta có quyền hy vọng.

Tháng 11. 2019

____________________

(*) Ghi chú:

Nhà văn Khôi Vũ-Nguyễn Thái Hải cho biết: Ngoài tập Đàn ống tre bên kia sông, tôi đã in Bên kia dãy điệp vàng gồm các truyện về công nhân ĐN, Nhớ Biên Hòa là hồi ức vế BH. Gần đây là Theo dòng chảy Đồng Nai hơn 400 trang, Bầy nai tung tăng trên đồng cỏ (Thiếu nhi 4 tập), Khí phách Biên Hùng (vừa xong). Hiện nay tôi còn bộ Sông Luộc ở phương Nam 900 trang đang chờ in, một tập truyện về công nhân cũng đang chờ in. Tôi đã viết được nửa quyển TT về nhà văn Lý Văn Sâm. Nửa quyển tiểu thuyết về người Chơ Ro

 

TIỂU THUYẾT CÔ ĐỘC THÁCH THỨC ĐỘC GIẢ VĂN CHƯƠNG

TIỀU THUYẾT CÔ ĐỘC

THÁCH THỨC ĐỘC GIẢ VĂN CHƯƠNG

(Đọc tiểu thuyết Cô Độc của Uông Triều. Nxb HNV 2019)

Bùi Công Thuấn

Cô độc+

 

          Tôi đã đọc với niềm say mê và thích thú Đôi mắt Đông Hoàng, Tưởng tượng và dấu vết, Sương mù tháng Giêng của Uông Triều. Ấn tượng sâu đậm để lại trong tôi về ngòi bút Uông Triều là sự giàu có tri thức về những tầng vỉa văn hóa lịch sử và đời sống, cùng với năng lực sáng tạo dồi dào và thái độ viết hết sức cẩn trọng đối với văn chương của tác giả. Cô Độc để lại cho tôi một ấn tượng khác, bởi Uông Triều có những thể nghiệm mới trong cách viết, vì thế nó thách thức người đọc vượt qua thói quen mòn cũ trong việc tiếp cận tác phẩm. Trong tình cảnh ấy, Cô Độc lại càng trở nên cô độc trong dòng chảy văn chương thị trường hiện nay.

1.NHỮNG THỂ NGHIỆM MỚI & NHỮNG THÁCH THỨC

          Tiểu thuyết Cô Độc có 60 chương, các chương lẻ (1,3,5…) viết về nhân bật Ba. Các chương chẵn (2,5,6…) kể chuyện nhân vật B. Hai cốt truyện song song, vì thế không thể tóm tắt nội dung truyện như một cấu trúc thống nhất.

Bước vào thế giới Cô Độc, người đọc phải đối mặt với nhiều vấn đề, mà nếu không vượt qua được thì không thể tiếp cận tác phẩm. Tôi gọi đó là những thách thức.

Những trang văn cứ ẩn hiện một hiện thực rất cụ thể, nhưng lại nhòe mờ với vấn đề tư tưởng có tầm vóc lớn lao hơn nhiều. Đó là hiện thực ở một nhà xuất bản có quá nhiều bản thảo nhạt nhẽo, có những con người bí mật mưu đồ lật đổ tranh quyền đoạt lợi, có nhưng ưu tiên đẳng cấp cho người này người kia, có những bí mật giấu kín. Ý nghĩa hiện thực này là chính hay ý nghĩa tư tưởng là chính? Vì khi hiện thưc ấy được nhìn sâu hơn thì trang văn lại trỗi dậy mãnh liệt tư tưởng về quyền sống tự do, quyền được là chính mình, quyền làm chủ số phận mình. Ba “sẵn sàng cảm thấy có tội để được là chính mình” (tr.51). Ba cãi lời bố là vì “muốn được tự do” (tr. 212). Còn B, trước khi dùng dao cắt đứt động mạch cổ tay để kết liễu cuộc đời mình, anh đã tự đánh giá: “Anh đã sống trọn vẹn với đam mê, hiến dâng và nhiệt thành, phản bội cái cũ để cái mới được ra đời” (tr.286 ). Anh đã không thể sống khác.”

Trong thế giới của Cô Độc, thật khó phân biệt thực và ảo. Nhân vật đang hoạt động trong đời thực, bỗng trở thành ảo ảnh. Là thực nhưng tác giả không miêu tả bối cảnh xã hội cụ thể, thành ra người đọc không thể biết câu chuyện xảy ra ở đâu, vào những năm tháng nào của lịch sử; là ảo nhưng lại là những hồi quang của hiện thực đã qua hoặc là ước mơ của hiện thực không thể đạt tới. B nhiều lần chìm vào ảo ảnh ngay trong hiện thực.  B đi theo cô gái váy đen đến quán café. Anh quyết xem mặt cô để biết cô ta là ai. Nhưng lại không chạm vào cô được. Hiệu là tay Phó Giám đốc mới, đến gặp B để thương lượng. Hiệu ngồi trước mặt B. Đang nói chuyện với Hiệu, B thấy ông ta “phình to ra như một con quái vật. Anh ta căng phồng và nở ra như một con voi” (tr.165). B vào nhà kho của nhà xuất bản và nói chuyện với ông Giám đốc trong ảnh cũng là một ảo giác (đoạn 26, tr. 125). Trước khi tan vào tro bụi, trong cơn sốt, Ba “cảm thấy một bàn tay phụ nữ đang đặt trên trán anh và một đứa con gái nhỏ giống anh như hệt đang đứng ở cuối giường âu yêm nhìn cha. Đứa bé có đôi mắt của Cầm” (tr.285). Đó là ước mơ suốt đời Ba kiếm tìm nhưng không thấy. Tất cả những ảo giác của nhân vật đều chứa đựng thông điệp tác giả muốn nói về hiện thực?

Quá khứ trộn với hiện tại, tuyến tính thời gian thường được dùng để phát triển cốt truyện bị xóa mờ. Những câu chuyện của mấy chục năm, của một đời người được xếp chồng lên nhau. Nhà văn chỉ viết: “có lần”, “ có lúc”, “vào một ngày”, “một chiều”, “một buổi tối”, “một buổi sáng”, “khi còn là học sinh”, “nhiều năm sau”,nhiều năm về sau”. Không có một cột mốc thời gian cụ thể để người đọc bám víu vào mà hình dung ra con người thực của nhân vật. Không gian thực làm bối cảnh cho tiểu thuyết cũng được cắt gọt đến cái lõi chỉ còn lại tư tưởng để người đọc không được quyền liên hệ đến nhà xuất bản này hay ông giám đốc kia trong đời thực.  Nhà văn Uông Triều đã bạch hóa vấn đề trên trang Facebook của mình rằng: những người đọc đầu tiên bảo, định nổi loạn hả, anh có phải là nhân vật B không? Định chống lại nhà số 4 à? Những người khác bảo, nó phức tạp đấy, sex hơi nhiều và có những biểu tượng rất nguy hiểm.” Tôi thì nghĩ, những bạn đọc ấy chưa vượt qua được bức tường nghệ thuật để thâm nhập được vào thế giới tư tưởng của tác phẩm.

Một thách thức trực tiếp đối với người đọc là nhân vật Ba và B. Hai nhân vật này là hai hay là một? Cuộc đời họ được kể song song trong tác phẩm như hai câu chuyện tách biệt. Hai nhân vật này không có quan hệ gì với nhau, không có dây nhợ gì trong cốt truyện cột buộc họ. Ba có cha mẹ, chị gái và những ký ức vùng quê, ký ức tuổi thơ, B không được miêu tả nhân thân. B khẳng định với cô gái váy đen anh không phải là Ba (tr.146). Kết thúc truyện, hai nhân vật này có cái chết khác nhau. Ba bị bịnh, lên cơn sốt rồi chết. Trái lại, B rất tỉnh táo. Anh chui vào lò thiêu bản thảo trong phòng, cắt đứt tất cả động mạch ở cổ tay tự tử. Nếu Ba và B là một người thì cả hai phải cùng chết trong một hoàn cảnh cụ thể. Người đọc thì tin rằng B và Ba là một người, vì họ có những điểm giống nhau. Cả hai đều là biên tập viên, đều đi tìm một bản thảo vĩ đại (Ba, tr.198; B : tr. 205). Cả hai đều thích cuộc sống cô độc, không quan tâm đến ngưới khác, không thích đám đông, nhưng quan hệ với nhiều người đàn bà. Họ làm bạn với rượu và sex. Chỉ khi giải mã được bản chất nghệ thuật và tư tưởng của hai nhân vật này, người đọc mới có cơ may đọc được thông điệp của tác phẩm.

Cô Độc dựng lên một thế giới ngột ngạt chật chội. Không gian của B chỉ là cơ quan nhà xuất bản, nhà kho, con đường và quán café. Không gian của Ba chỉ là những ký ức. Các nhân vật trong Cô Độc cuộn xoáy trong những vòng lặp của ảo giác, của ký ức, và những ẩn dụ. Những cánh bướm rất to theo với Ba, con sóc đực trên cành cây bám lấy B và nhìn anh chế giễu. Cẩm là đối tượng truy tìm của Ba từ đầu đến cuối tác phẩm. Cô gái váy đen cứ ẩn hiện trong cuộc rượt đuổi của B. Ba không xuất bản được cuốn sách của Cầm, B cố ý ngăn cản việc in cuốn sách của Mạo. Hình ảnh người bảo vệ đào đất để thông “cổng địa ngục” ám ảnh B, tương đồng với sự ám ảnh của ông già đánh cá (tr. 90) chở Ba trên hồ khi anh đi tìm đứa con hoang của mình. Trong đêm trăng ngày 15  giữa tháng, “kẽ nứt ở góc sân” (tr.173) mở ra dẫn B xuống một hang rộng  có những hình nhân đứng bất động… Thế giới ngột ngạt ấy có ý nghĩa gì?

  1. THỬ VƯỢT QUA THÁCH THỨC

Chìa khóa để mở cửa bước vào thê giới nghệ thuật của Cô Độc là sự xác lập xem Cô Độc là tiểu thuyết hư cấu (fiction) hay phi hư cấu (non-Fiction).

Khi người đọc đặt vấn đề với tác giả rằng: “định nổi loạn hả, anh có phải là nhân vật B không? Định chống lại nhà số 4 à? Những người khác bảo, nó phức tạp đấy, sex hơi nhiều và có những biểu tượng rất nguy hiểm.” tức là coi Cô Độc là một tác phẩm hiện thực (non-fiction). Căn cứ vào cấu trúc tác phẩm, Cô Độc là một tác phẩm hư cấu (fiction), nghĩa là nhân vật, bối cảnh, sự việc, con người, cốt truyện đều do tác giả tưởng tượng ra, không có thật. Tác giả không lấy nguyên mẫu từ đời thực để đặt vấn đề về nhà xuất bản nơi nhà văn công tác, để phê phán những người ở nhà xuất bản ấy. Nơi ấy cũng chẳng có ai như Ba và B, chẳng quan tâm đến ai, chỉ có rượu và gái. Nơi ấy cũng chẳng có ai tâm thần tự cắt tai như Ngụy hay tự tử bằng thuốc ngủ như Mạo, hay tự cắt động mạch tay chết như B.

Dấu chỉ nào giúp người đọc nhận ra Cô Độc là tác phẩm hư cấu (fiction)?

Trước hết, tác giả tước bỏ hết bối cảnh xã hội của câu truyện. Không có một chi tiết nào để người đọc có thể suy đoán ra sự việc, con người, câu chuyện đang diễn ra ở nơi nào trong không gian thực, diễn ra trong khoảng thời gian nào của xã hội Việt Nam. “Ba xin phép nghỉ dài ngày để đi tìm kiếm…anh đi về những vùng núi, vùng hồ… Ba đến một khu hồ lớn, anh thuê khách sạn rồi đi lang thang trong vùng” (tr.88). Người đọc không thể định vị khu hồ lớn ấy ở đâu, đời sống xã hội nơi đây thế nào.

Và trong Cô Độc, tác giả đưa vào rất nhiều chuyện giả tưởng (fiction). Đó là những chuyện hoang tưởng, ảo giác của B, và cả của Ba. Chẳng hạn, “một hôm trong rừng lang thang, Ba gặp đàn bướm khổng lồ ở cái thác nước ngày nào. Chúng bay rợp trên đầu anh, tạo một cảnh vô cùng kỳ thú…Đúng lúc ấy anh nhìn thấy Cẩm đang ở trước mặt…đôi chân anh guồng nhanh và anh thấy mình bay trên mặt đất. Lũ bướm… cô gái… Tất cả bay theo anh” (tr.202). Chuyện thầy chủ nhiệm nói với Ba về một cuốn sách nguy hiểm, nhưng thầy không cho ai biết. Bọn trộm và Ba đã tìm cách đánh cắp chiếc cặp nghi có cuốn sách bí ẩn đó. Nhưng mở cặp ra “chỉ vài cuốn sách giáo khoa và giáo án, ba cái bút mực và một đôi bít tất màu xanh đã thủng lỗ…” (tr.192). Khi Ba đã trưởng thành, trở thành biên tập viên, anh về thăm thầy. “Nhưng vào đúng cái ngày anh trở về trường, thầy chủ nhiệm đã treo cổ trong nhà” để giữ bí mật về một cuốn sách lớn. Tất nhiên, ai lại tin đây là chuyện thật, bởi trên đời này chẳng có ông thầy chủ nhiệm nào như thế.

Cô Độc là một tiểu thuyết hư cấu (fiction) vì thế không nên áp đặt cái nhìn “phản ánh hiện thực”(phản ánh luận) để đọc và đánh giá tác phẩm. Cô Độc có khuynh hướng một tiểu thuyết tư tưởng. Tất cả chuyện kể là để trình bày những vấn đề tư tưởng. Những vấn đề này cao và rộng hơn nhiều cái “hiện thực” mà người đọc nhìn thấy.

Xin hãy ngẫm nghĩ về tư tưởng này: “Phản bội cái cũ để cái mới được ra đời” (tr.286). Đây là tư tưởng B đã đấu tranh quyết liệt và đánh đổi bằng cả sinh mệnh của mình để khẳng định. Anh đã bị bao nhiêu thế lực kết án. Anh nói với ông cựu giám đốc nhà xuất bản: “Tôi chấp nhận bị sỉ nhục và coi đó là sự trừng phạt đích đáng với mình”…”; “Tôi đã làm thứ tôi cho là cần thiết, không có mưu cầu riêng gì ở đây.” (tr.288)

Trong ý nghĩa tư tưởng thì người đọc sẽ tra vấn “Phản bội cái cũ để cái mới được ra đời” là để nói đến vấn đề gì?

Trong đời sống, sự phản bội luôn là hành vi xấu xa cần phải lên án. Nhà văn cũng đã để cho nhiều nhân vật lên án sự phản bội của B, nhưng B vẫn quyết liệt khẳng định mình là kẻ phản bội (tr. 272, 278, 287), anh chấp nhận tất cả để “cái mới được ra đời”. Những ý tưởng ấy của B gợi cho tôi (theo cách đọc liên văn bản) về “Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), “Ăn mày dĩ vãng” (Chu Lai), đến “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh). Và nghĩ đến kẻ phản bội của thời đại là của Gorbachev. Năm 1987 Gorbachev đã phản bội cách mạng Xô-viết để cho ra đời nước Nga ngày nay. Ở Việt Nam, các nhà văn thời kỳ đổi mới (1986-1996) có thể được coi là những người đã “phản bội” lại chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa để thực hiện cho được sự đổi mới văn chương. Và nếu cứ suy gẫm miên man về “Phản bội cái cũ để cái mới được ra đời” thì  Cô Độc trờ thành “một cuốn sách nguy hiểm” (tr.188) như cuốn sách nguy hiểm mà thầy giáo chủ nhiệm của Ba đã đánh đổi mạng sống của mình để giấu kỹ!

Tuy nhiên cần lưu ý rằng Tác giả không khẳng định “cái mới” mà B đánh đổi sinh mệnh có tốt hơn cái cũ hay không. Người ta chưa biết tay Phó Giám đốc nhà xuất bản mới lên thay này có thể cứu nhà xuất bản khỏi phá sản hay không, nhưng biết rõ rằng chính ông ta đã làm áp lực với B để B đứng về phía ông ta. Ông ta đe dọa tố cáo B quan hệ bất chính với đàn bà và tội thiêu hủy bản thảo (tr. 243). Và nhắc B về quyền lực của bóng tối (tr.244) ngầm răn đe B sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề. Cứ theo cái cách hành xử của tay Phó Giám đốc mới thì “cái mới” cũng chẳng tốt đẹp gì hơn “cái cũ”. Quyết định của B đứng về phía giám đốc mới trở thành ảo tưởng. Cái chết của B là sự trả giá cho “quyền lực của bóng tối”. Tư tưởng “Phản bội cái cũ để cái mới được ra đời” có thể là một lời cảnh báo?

Một tư tưởng khác dội lên rất mạnh mẽ trong tác phẩm là khẳng định sự tồn tại của cá nhân. Cả Ba và B đều kiên định trước tất cả những áp lực để giữ cho được là chính mình, làm cho được điều mình thích cũng như tự chọn lựa con đường của số phận mình. Ba đã chống đối quyết liệt người cha để trở thành biên tập viên. Cha anh luôn “kỳ vọng anh làm được những điều lớn lao, nhưng anh né tránh những thứ kỳ vĩ…Anh muốn thế giới của riêng mình, xa lánh hấu hết…” (tr.70). Giám đốc nhà xuất bản mời B nói chuyện, có ý thuyết phục anh, “Mong anh vẫn luôn là anh”. B nói: “Tôi chưa bao giờ là người khác” (tr.175). Trong cuộc bỏ phiếu bầu Giám đốc mới, người ta tin chắc B đứng về phía bảo thủ, nhưng là người cuối cùng quyết định cuộc bầu cử, B lại đứng về phía “cái mới” là  bầu cho Phó Giám đốc. Đó là việc làm anh cho là cần thiết, không chịu áp lực của bất cứ ai (tr. 288).

Tư tưởng khẳng định sự tồn tại cá nhân được nhà văn giải quyết thế nào?

Ba trở thành biên tập viên. Anh tìm thấy ý nghĩa của việc biên tập là: “…tìm kiếm một bản thảo vĩ đại làm lừng danh cho sự nghiệp của anh và lưu danh trong nền văn chương thế giới” (tr.198). Việc anh chọn nghề biên tập là trái với ý của bố. Có lần Ba mơ thấy mình nói chuyện với bố. Bố buồn vì anh bất hiếu. Anh vô sinh không có con nối dõi. Chống đối bố nên Ba đi làm và ít về nhà. Anh sống theo ý thích của mình. Lần gặp gỡ Cẩm ở bên thác và đêm ngủ lại ở nhà trọ để lại dấu ấn trong anh suốt đời. Vì thế mà anh li dị với vợ (Hà). Từ đó, anh luôn tìm kiếm Cẩm, đồng thời quan hệ và ngủ với nhiều cô gái khác. Cô gái chèo đò, cô gái tên Yên, cô gái ở quán massage… Hầu hết những cô gái đi qua đời anh đều có những phẩm chất giống mẹ anh. Với họ, “Anh chỉ là một kẻ lãng du, một kẻ qua đường lãng mạn và say đắm” (tr.283). Ba thương chị gái, vì chị thất nghiệp, chồng con chẳng ra gì. Nhưng kỷ niệm với gia đình làm anh nhói lòng. Ba nghĩ mình có lỗi trong cái chết của thầy chủ nhiệm. Khi Ba bị viêm phổi, trong cơn đau miên man, hồi ức của anh cứ trở lại. Có lần anh gặp lại vợ cũ ở biển. Hà đi với người đàn ông trung niên giàu có. Ba thấy anh mắt Hà xa lạ, dửng dưng, quên lãng. Trước khi bị bạo bệnh, Ba về thăm nhà bố mẹ, ăn bữa cơm ngon (tr.274). Đứng trước cái tủ bố cất những cuốn sách Ba đã biên tập và in, Ba nhận ra mình sai (tr.276). Khi thăm mộ cha mẹ,  “Anh đứng trước mộ bố mẹ và cúi đầu xuống như đứa trẻ biết lỗi” (tr.277). Khi cơn bệnh đã trầm trọng, Ba nghĩ đến những đứa con. Nếu có con, nếu đứa trẻ giống anh, nó sẽ luôn đau khổ, đời nó sẽ không bình thường như những người khác (tr.284). Anh quyết định phần lớn tài sản gửi vào các trại trẻ mồ côi. Cơn sốt lại ập đến, anh mơ hồ cảm nhận một bàn tay phụ nữ và một đứa trẻ có đôi mắt giống Cầm đang đứng ở cuối giường. “Anh thấy mình chơi vơi giữa một đám bướm khổng lồ và tan biến như tro bụi” (tr.285).

Tự chọn cuộc sống của riêng mình, cuối cùng Ba đã nhận ra sai lầm. Dù mặt nổi của Ba là cuộc đời của một người lập dị, thích cô độc, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn Ba vẫn nặng tình với những người thân yêu. Và phút cuối đời mình, anh vẫn mơ hồ có được niềm an ủi khi có Cầm và đứa con đứng bên cạnh.

Nếu Ba là con người ký ức thì B là con người hiện tại. B làm biên tập viên đã 20 năm, thích sự yên bình, phụ nữ và rượu ngon (tr.187). “Phòng của anh là một không gian u uất” (tr.9) Anh sống cô độc trong sự bủa vây của bóng tối. “Anh muốn sờ chạm, hít ngửi sự cô độc và hoang lạnh của bóng tối. Anh biết rằng có rất nhiều linh hồn đang di chuyển” (tr.249). Anh đã đốt rất nhiều bản thảo mà anh cho là nhạt nhẽo. B luôn lo sợ và bất an. Anh sợ “những trang viết chạm đúng tim đen của anh, khơi ra những tội lỗi, mong muốn thầm kín của anh, sỉ vả và buộc tội khiến anh phải dằn vặt rất lâu sau đó” (tr. 103). B sợ cả những bản thảo mình biên tập, sợ những thứ ghê gớm mà chúng chất chứa. “anh sợ toàn bộ con người, tính cách, thói quen và sở thích của anh sẽ bị phơi bày” (tr.94).

B bị ám ảnh bởi tiếng lóc bóc trong phòng mà anh không sao tìm ra nguyên nhân. Anh bị đồng nghiệp là Mạo và Ngụy rình rập, theo dõi và gây áp lực. Cả những người đã chết mà anh tìm thấy ảnh trong nhà kho, và những hình nhân trong cái hang dưới kẽ nứt ở góc sân cũng gây cho anh nỗi bất an. Cái chết của một ông già có bản thảo bị anh đốt làm anh day dứt. Anh bị mọi người kết án là “kẻ kiêu ngạo, bảo thủ và không biết điều” (tr.262); “là thằng khốn kiếp và ích kỷ, một kẻ độc ác và tàn nhẫn, vô lương tâm và bạc bẽo, vô đạo đức, trụy lạc dâm dật (tr.263) “…anh giống như một quái vật, một nhân vật không thể dung hòa, không thể lại gần, như một kẻ lập dị đầy bí hiểm” (tr.113). Anh lâm vào tình trạng bị ảo giác thường xuyên. Ảo giác về cô gái váy đen. Sau nhiều lần truy đuổi, B gặp được cô gái. Anh và cô gái vào khách sạn ở tầng cao nhất. B chiếm hữu cô gái. Sau đó cô ta mọc ra đôi cánh như loài bướm và bay hút vào không gian của đêm (tr.209). Mạo đã tự tử chết vì thuốc ngủ nhưng nhiều lần B vẫn nghe tiếng Mạo cười trong quán cà phê, nghe tiếng khóc của bản thảo bị đốt rụi (tr.217). B như người mộng du (tr.218). Có khi anh lại cho chính mình đang theo dõi mình (tr.226). Có lần anh nói với Ngọc rằng anh muốn giết người vì chán nản (tr.117), và tự thấy mình là kẻ sát nhân (tr.167). Nhiều lần anh đã hãm hiếp Ngọc một cách dữ dội và điên cuồng (tr.58, 87). Anh đã nghĩ đến sự biến mất (tr.114), và cả sự hủy diệt (tr.115)…Và sau cùng B đã tự sát trong chính cái lò anh thiêu bản thảo.

Những biểu hiện tinh thần của B có thể giải thích bằng y khoa. B bị chứng “tâm thần phân liệt”, nhưng bản thân B không biết. Có lẽ do áp lực quá lớn của môi trường làm việc. Trước đó, người tiền nhiệm ở trong phòng của B cũng tự sát vì trầm uất (tr.56). Người bạn đồng nghiệp lả Mạo cũng đã uống thuốc ngủ tự tử, bạn đồng nghiệp thay Mạo là Ngụy thì tự cắt tai minh. Và B cũng không tránh khỏi chứng trầm uất. Anh vừa cứng đầu vừa sợ hãi bất an; vừa kiêu ngạo, độc ác vô lương tâm vừa “nổi gai ốc” trước sự đe dọa trừng phạt của bóng tối (tr.244). Cuối cùng B cũng tự sát như một người có y thức rất sâu về chính mình.

Nhà văn đã chỉ ra hậu quả thảm khốc của tư tưởng cá nhân muốn được là chính mình, khẳng định sự tồn tại của cái tôi:“Tôi có bản thân mình”, khẳng định ý chí và tự do: “không muốn làm theo ý muốn của người khác “(tr.210). Tác phẩm miêu tả sự tồn tại cái cá nhân cực đoan chống lại tất cả, sẵn sàng phản bội cái cũ (truyền thống) để cái mới ra đời; sự đề cao một lối sống chỉ cho riêng mình, tự do tuyệt đối (như con sóc, tr.112, 225), rượu và đàn bà, chống lại tất cả như B, chống lại bố như Ba, đều là sai lầm và đưa đến hậu quả thê thảm.

Ba và B trở thành sự đề xuất của tác giả về giải pháp vượt qua sự thê thảm. Sau cùng, khi trở về nhà và ra thăm mộ cha mẹ, Ba biết mình sai. Ba hiểu ra tình thương yêu của bố, ba nhận ra tất cả những người đàn bà đi qua đời anh đều có nét giống mẹ. Anh giã từ cuộc đời trong ước mơ hạnh phúc với người phụ nữ và đứa con gái nhỏ có đôi mắt giống Cẩm, người anh tìm kiếm suốt đời.

Ba và B  là một bản gốc, nhưng là hai phiên bản (version) khác nhau. Tác giả đề xuất với người đọc như một tác phẩm mở (The open work – Umberto Eco), từ đó gợi mở với người đọc về nhiều vấn đề tư tưởng. Có thể chứng tâm thần phân liệt của B là một cái cớ để nhà văn rạch những đường phẫu thuật rất sâu vào thực tại, về “quyền lực của bóng tối” (tr. 244), thân phận con người (Ba, B, Mạo, Ngụy, người tiền nhiệm của B) và sự băng họai của xã hội như sự đổ vỡ gia đình (gia đình Ba), tình trạng các cô gái nổi loạn (tr. 229), nơi làm việc, cơ quan trở thành địa ngục (tr.259).

Những giấc mơ, những ảo giác, những hoang tưởng của B và của Ba, trước hết là những biểu hiện của bệnh tâm thần của nhân vật, nhưng có sự giao thoa rất tinh tế với những ẩn dụ nghệ thuật mà người đọc không thể bỏ qua (vì không hiểu, hay chỉ coi đó là triệu chứng của căn bệnh). Tiếng lóc bóc trong phòng của B, theo với B suốt tác phẩm có thể chỉ là một âm thanh ảo của chứng tâm thần (vì mọi người không nghe thấy), nhưng về nghệ thuật đó là âm thanh của sự đe dọa, gần như một sự khủng bố. B vào nhà kho nói chuyện với các bức ảnh và xuống hang qua kẽ nứt ở góc sân nói chuyện với những hình nhân, cả bức ảnh treo trong phòng phó Giám đốc quắc mắt nhìn B (tr. 234) không chỉ là sự hoang tưởng tâm thần, nhưng còn là ẩn dụ về thế giới của bóng tối, là sức mạnh của bóng tối, điều ai cũng có thể nhận thấy trong xã hội hôm nay. Con sóc đực xuất hiện nhiều lần cũng là một ẩn dụ, và thật ngỡ ngàng khi B lại đập chết con sóc ấy (tr. 245).

Nói như vậy để thấy rằng, tác giả đã làm cho ngôn ngữ có cả xác và hồn. Và việc nắm được hồn cốt của tác phẩm mới là điều người đọc cần hướng tới.

DƯ ÂM

Thú thực rằng tác phẩm không dễ đọc và có lúc tôi đã định bỏ cuộc. Chỉ khi tìm ra chìa khóa cấu trúc tác phẩm tôi mới tìm thấy lối đi vào thế giới mênh mông của tư tưởng và nghệ thuật. Đôi khi tôi bị xô giạt bởi những ý nghĩ Cô Độc là một tác phẩm văn chương hiện sinh mà Ba và B thể hiện khá rõ. Đó là sự cô độc, là tự do tuyệt đối, trong ý thức “Tha nhân ấy là địa ngục” (J. P. Sartre). Sống là đi về cái chết. Hiện sinh quy tử, con người trong cuộc sống bị dồn đuổi đến chết. B chuẩn bị và đi đến cái chết một cách bình thản như một Con Người, nhẹ nhàng mà lẫm liệt: “Bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, một cách rộng lượng và không hy vọng”. (Nikos Kazantzakis, Ascèse-dẫn theo Phạm Công Thiện). Những ngẫm nghĩ ấy đem đến cho tôi sự thú vị, bởi văn chương Việt Nam, với Cô Độc, đã vượt qua giới hạn của sự “phản ánh hiện thực” mà tiếp cận đến kiểu văn chương tư tưởng. Rất tiếc là ngòi bút của Uông Triều chưa tiếp cận được cách miêu tả dòng chảy ý thức của nhân vật tư tưởng trong văn chương Hiện sinh. Hư cấu sáng tạo khá phong phú nhưng màu sắc thẩm mỹ của các chương đoạn chưa thật ấn tượng, điều này dễ làm đuối sức người đọc.

Dẫu thế nào, Cô Độc vẫn đang thách thức các nhà phê bình văn học. Và tôi nghĩ, cuốn sách rất xứng đáng với công sức viết suốt 3 năm của tác giả. Tác giả bộc bạch  điều này: “CÔ ĐỘC đến với đời thật cô độc nhưng rồi nó sẽ không cô độc khi có những người hiểu và tri âm với nó”. Đó là lời mời gọi tri âm.

 

Tháng 11 năm 2019

_____________________