ĐỌC, VIẾT & PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG-Phần III

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK:  buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

PHẦN III

PHÊ BÌNH VĂN HỌC

***

Đối tượng của phê bình văn học là tác phẩm văn học, bởi tác phẩm là thành tố trung tâm của văn học. Không có tác phẩm thì không có nền văn học. Cần phân biệt phê bình văn học với phê bình xã hội.

I. PHÊ BÌNH XÃ HỘI VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC

          Trên báo chí hay trên các diễn đàn xã hội, thường có các bài phê bình, hoặc comment về một hiện tượng xã hội, hoặc một vấn đề “nóng” được cộng đồng quan tâm. Đó là phê bình xã hội.

            Khi đối tượng phê bình là một tác phẩm văn học, một hiện tượng văn học, một tác giả, một trào lưu… thì đó là phê bình văn học.

            Phê bình văn học có hai dạng: phê bình báo chíphê bình chuyên nghiệp

a.Phê bình văn học để đăng báo (gọi tắt là phê bình báo chí) thường là những bài “điểm sách”, giới thiệu một tác phẩm mới in, hoặc giới thiệu một tác giả. Kiểu bài này có mục đích quảng cáo nên chỉ có giá trị thông tin. Nó được viết với mục đích ngoài văn chương.

Đã có lúc người ta ca ngợi thơ Thiền Hoàng Quang Thuận [[1]], người ta tổ chức cả hội thảo khoa học để PR cho hiện tượng này. Và rồi, người ta phát hiện ra sự bịa đặt, vay mượn của tác giả. Đơn vị tổ chức hội thảo phải rút kinh nghiệm [[2]]. Báo chí cũng phê phán nhiều tình trạng “đạo văn”[[3]]. Những bài như thế không phải là phê bình văn học.

Đây là thực trạng của phê bình văn học trên báo chí:

“Hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật có biểu hiện tụt hậu so với yêu cầu, thực hiện chưa tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với sáng tác. Chất lượng khoa học và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình cảm tính, thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả và tác phẩm, văn hóa phê bình bị hạ thấp… “(Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị ngày 16/6/2008)

b.Phê bình văn học chuyên nghiệp là phê bình dựa trên lý thuyết văn học và sử dụng các phương pháp phê bình có phẩm chất khoa học để xem xét đánh giá tác phẩm. Ở Việt Nam, chỉ các nhà nghiên cứu, các Giáo sư, Tiến sĩ giảng dạy Đại học mới viết phê bình chuyên nghiệp, nhưng hầu hết họ là nhà nghiên cứu. Nhưng có những nhà nghiên thế giá với nhiều công trình giá trị, song họ lại không phải là những nhà phê bình văn học tài năng.

II.CÁC KIỂU “NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC”

          Thực trạng phê bình văn học Việt mấy chục năm qua có thể quy về các “mẫu nhà phê bình” sau đây (tôi tạm định danh để nhận dạng):

1.Nhà phê bình chính trị: Vũ Hạnh, Trần Thanh Đạm, Chu Giang…

            2.Nhà phê bình lý thuyết: Phương Lựu, Lê Huy Bắc, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn

              Dân, Lã Nguyên, Ngô Tự Lập

            3.Nhà phê bình chuyên nghiệp: Hoài Thanh, Đặng Tiến, Thuỵ Khuê, Nguyễn

              Hưng Quốc, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Vy Khanh…

4.Nhà phê bình phong trào: Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hòa, Chu Văn Sơn,…

Mỗi kiểu nhà phê bình có những tiêu chí và phương pháp phê bình riêng.

***

Nhà phê bình chính trị lấy tiêu chí chính trị, quan điểm Marxist và đường lối văn nghệ của Đàng làm nền tảng lý luận đề để “đánh” kẻ thù của giai cấp vô sản, đúng như chỉ đạo của Trường Chinh trong báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” (1948):

Không phải chỉ cần phê bình những khuynh hướng sai lầm về tư tưởng, học thuật, nghệ thuật của ta mà thôi; phải phê bình và nhất là chú trọng đả kích tư tưởng, văn học, nghệ thuật phản động của địch. Cuộc đấu tranh về văn hóa và tư tưởng không thể tách rời cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự và kinh tế được.”

Trong thực tế, ở Việt Nam, phê bình chính trị là chính. Mỗi người đọc, mỗi biên tập viên, mỗi ban biên tập của một tờ báo hay tạp chí, các nhà xuất bản, Cục xuất bản và đông đảo công chúng được đào tạo trong nhà trường Xã hội chủ nghĩa đều đọc tác phẩm theo tiêu chuẩn chính trị. Tác phẩm có phản ánh hiện thực cách mạng không? Nhà văn có là “nghệ sĩ-chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng không?  

Nhà phê bình lý thuyết là những nhà nghiên cứu lý thuyết văn học. Họ tỏ ra rất “uyên bác” những vấn đề đông tây kim cổ. Họ luận giải có ngọn có nguồn. Nhiều công trình của họ có giá trị tham khảo. Có thể kể đến công trình của GS Nguyễn Văn Trung [[4]], nhà nghiên cứu Thụy Khuê [[5]], TS Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Minh Quân, GS-TS Trần Đình Sử, PGS-Ts Đỗ Lai Thúy [[6]], TS Ngô Tự Lập… và nhiều nhà nghiên cứu khác.

Xin lưu ý rằng, có một thực trạng, khi giới thiệu cùng lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã có những kiến giải khác nhau, và không phải đã có lúc họ “choảng” nhau trên diễn đàn. Thí dụ, Phương Lựu đã phê phán thái độ “rất trịch thượng” của Nguyễn Văn Dân trong trao đổi học thuật với đồng nghiệp [[7]].

Và, cho đến nay, chưa một nhà nghiên cứu Việt nào có thể tự mình đưa ra được một lý thuyết văn học phù hợp với văn học Việt. Tất cả những lý thuyết văn học được giới thiệu, chủ yếu là lý thuyết văn học nước ngoài, dành cho đối tượng văn học nước ngoài. Vì thế khi áp dụng vào phê bình văn học Việt, đã không tránh được những khập khiễng. Thí dụ, việc đánh giá văn học Hậu Hiện đại ở Việt Nam, hoặc việc áp dụng Lý thuyết trò chơi (Game Theory) vào phê bình văn học.

            Nhà phê bình chuyên nghiệp là những người viết phê bình văn học dựa trên một lý thuyết văn học nhất định. GS Trần Đình Sử được coi là người có nhiều thành tựu trong việc đưa Thi pháp học vào nghiên cứu văn học Việt. Ông đã viết: Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Dẫn luận Thi pháp học (1998), Thi pháp truyện Kiều (2018)…PGS-Ts Đỗ Lai Thúy dùng Phân Tâm học để nghiên cứu Hồ Xuân Hương, Hoàng Cầm. Ông đã in: Con mắt thơ (1992), Bút pháp của ham muốn (2009), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (2010), Thơ như là mĩ học của cái Khác (2012), . …Nhà phê bình Đặng Tiến (1940-2023) vận dụng Thi pháp học của Roman Jakobson để phê bình thơ. Ông đã in Vũ trụ thơ (1972), Vũ trụ thơ II (2008), Thơ – Thi pháp và chân dung (2009). Thụy Khuê là nhà nghiên cứu nhưng cũng là nhà phê bình văn chương. Bà đã xuất bản: Cấu Trúc Thơ (1995) Sóng Từ Trường (1998) Sóng Từ Trường II (2002) Sóng Từ Trường III (2005) Phê bình văn học thế kỷ XX (2018)…

            “Nhà phê bình phong trào” là những “tay ngang” viết phê bình. Họ xuất thân từ nhiều thành phần xã hội. Họ không được đào tạo chuyên nghiệp, cũng không viết phê bình chuyên nghiệp. Khi viết phê bình, họ không thủ đắc một lý thuyết hay phương pháp phê bình văn học nào. Họ xuất hiện trong các phong trào khi có một hiện tượng văn học nào đó gây tranh cãi. Trong số họ, nhiều người có trực giác văn học nhạy bén, giúp họ nhận ra và đánh giá được bản chất của các hiện tượng văn học. Tiếng nói phê bình của họ là tiếng nói của “cộng đồng diễn dịch” (Stanley Fish- interpretive community). Số lượng nhà phê bình phong trào rất đông. Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hòa, Chu Văn Sơn…là những khuôn mặt phê bình có uy tín.

III. CÁC LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH

             (Tổng hợp tài liệu …Bạn cần tìm đọc các tài liệu nguồn)

1. PHÊ BÌNH MARXIST.

(Hải Triều)

Ở Việt Nam, phê bình Marxist vẫn là phương pháp chính, có tính nguyên tắc:

 “Trên nền tảng mỹ học mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh, khuyến khích văn nghệ sĩ bám sát thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; lên án, phê phán không khoan nhượng những tiêu cực, xấu xa đang cản trở sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam” (Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị).

Phản ánh luận là nền tảng nhận thức luận của phê bình Marxist. Chủ nghĩa Marx coi văn học là một hình thái ý thức thuộc thượng tầng kiến trúc. Vì thế nó chịu ảnh hưởng trực tiếp ý thức chính trị. Người Marxist coi văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng, sự nghiệp văn học là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. Văn học do Đảng lãnh đạo. “Sự nghiệp văn học phải thành một bộ phận trong toàn bộ sự nghiệp của giai cấp vô sản, phải thành ‘một bánh xe nhỏ và một đinh ốc’ trong bộ máy xã hội dân chủ vĩ đại, thống nhất do đội tiền phong hoàn toàn giác ngộ của toàn bộ giai cấp công nhân mở máy”. (V. Lênin.- Tổ chức Ðảng và văn học Ðảng. Nhà Xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1957. tr. 13.)

Phê bình Marxist xem xét văn học có phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp, có góp phần cải tạo thế giới hay không. Ở Việt Nam Phương pháp Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa là phương pháp độc tôn suốt từ 1948 đến khi đổi mới (1986). Nội hàm của chủ nghĩa Hiện thực Xã hội chù nghĩa là: Phản ánh hiện thực cách mạng trong quá trình phát triển thông qua điển hình hóa kết hợp với lãng mạn cách mạng. Phương pháp này đã bỏ qua “hiện thực không cách mạng”, hiện thực đời thường của nhân dân.

GS Trần Đình Sử trong bài Tiếp nhận phản ánh luận ở Việt Nam đã nhận xét: “Lí thuyết phản ánh để lại dấu ấn nặng nề nhất trong phê bình văn học. Nhiều tác phẩm bị phê bình là xuyên tạc thực tế, bôi đen chế độ, hoặc thể hiện thế giới quan lạc hậu, xa rời đời sống của quần chúng, như tác phẩm Vào đời của Hà Minh Tuân,… các nhà phê bình thường nhân danh hiện thực, nhân danh quần chúng nhân dân, nhân danh thời đại  để lên án các tác phẩm, mà không xuất phát từ thực tế”[[8]].

Bạn đọc có thể tham khảo thêm phê bình xã hội học(socio-critique do Claude Duchet khởi xướng). Khi tiếp cận sự kiện văn học, nhà phê bình tập trung khảo sát những yếu tố xã hội có mặt trong văn bản. Xác lập, miêu tả, lý giải những tương quan giữa xã hội và tác phẩm văn học.

2. PHƯƠNG PHÁP TIỂU SỬ:

(Saint-Beuve)

Sainte-Beuve (critique historisque) dùng bối cảnh kịch sử và cuộc đời tác giả để giải thích tác phẩm. Sainte-Beuve xây dựng chân dung văn học bằng cách thu thập rất nhiều tài liệu về đời sống nhà văn, tìm những trao đổi thư từ của tác giả và phỏng vấn những người đã quen biết tác giả. Phê bình của Sainte-Beuve truyền vào Việt Nam qua Gustave Lanson

Coi tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của tác giả (Văn là người), Phương pháp tiểu sử giúp soi dẫn nhiều vấn đề. Tuy nhiên phương pháp này cũng gây nên nhiều hệ lụy cho tác giả, khi người ta dùng tác phẩm để quy chụp tác giả. Thí dụ trường hợp Vũ Trọng Phụng, Tự Lực Văn Đoàn, Hoàng Cầm…

Bạn đọc thêm Phê bình ấn tượng (Hoài Thanh). Phê bình ấn tượng do W. Dilthey khởi xướng. Ở Việt Nam, Hoài Thanh (1909-1982) viết phê bình bằng trực giác cảm tính. Ông nói: “Nghe thế nào, thấy thề nào, ta cảm xúc, ta suy nghĩ thế nào ta cứ thế mà viết lên mặt giấy…Hai chữ thành thực ta sẽ cho nó một địa vị danh dự trong văn chương”.

3. HÌNH THỨC LUẬN (Formalism-Chủ nghĩa Hình thức)

(Roman Jakobson)

Tác giả tiêu biểu của Hình thức luậnRoman Jakobson (1896-1982).Các nhà Hình thức luận xem xét tính văn chương (literariness), tức là cái làm cho các tác phẩm văn học được xem là văn học; họ quan tâm nhất là các thủ pháp (devices); nhất là chức năng lạ hoá ngôn ngữ. Nhiệm vụ chính của nhà phê bình văn học là tập trung vào việc phân tích những sự dị biệt giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ đời thường; phát hiện những cái lạ những cái chủ tố (the dominant) trong từng tác phẩm cụ thể.

Thí dụ: thử tìm ra “cái lạ” của việc dùng từ “gợn” sóng và “dờn dợn”sóng của Huy Cận trong bài Tràng Giang:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp…

Lòng quê dờn dợn vời con nước”

            Thí dụ: chữ “cọp” và chữ “hùm” trong Tây Tiến của Quang Dũng

                        Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

                        Quân xanh màu lá dữ oai hùm

            Thí dụ:

                        Bóng chiều không thắm không vàng vọt

                        Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

            Đọc thêm phê bình Thi pháp học:

Thi pháp học chú ý đến những yếu tố hình thức của tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử). Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu, “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó” (Nguyễn Văn Dân).” Thi pháp học cũng nghiên cứu cả hình tượng tác giả. (TS Phạm Ngọc Hiền (https://www.nguvanthcs.com/2020/12/day-hoc-van-theo-huong-thi-phap-hoc.html).

Nói tóm lại, Thi Pháp học nghiên cứu mọi yếu tố chất liệu, yếu tố cấu trúc của tác phẩm và quá trình kiến tạo tác phẩm (chủ yếu là yếu tố hình thức) từ đó tìm ra ý nghĩa của tác phẩm.

4.PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC (Psycho/analysis critisim).

Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học- Psycho-analysis) tiếp cận tác phẩm văn học về tâm lý học, cụ thể là vô thức. Phương pháp phê bình này dựa trên Phân Tâm học của S.Freud. Với S Freud là vô thức cá nhân, với C.G. Jung là vô thức tập thể.

Phê bình Phân Tâm học có thể “phân tâm” tác giả, nhân vật và độc giả để khám phá quá trình sáng tạo cũng như quá trình tiếp nhận. Tại sao tác phẩm của Hồ Xuân Hương, Vũ Trọng Phụng lại dày đặc Cái Dâm? Tại sao văn chương sex luôn gây ra nhiều tranh cãi? (Thí dụ Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, I’m đàn bà của Y Ban, Nháp của Nguyễn Đình Tú…)

Freud khám phá ra khái niệm “Libido” và “mặc cảm OEdipe”. Bi kịch OEdipe làm Vua của Sophocle và bi kịch Hamlet của Shakespeare đã đặt nền móng cho việc ứng dụng Phân Tâm học để soi chiếu và đánh giá sâu hơn các tác phẩm văn học.

Phân Tâm học rất đề cao những ẩn ức, giấc mơ. Libido, mặc cảm Oedip, dục vọng, ám ảnh tuổi thơ…Các nhà phê bình vận dụng những khái niệm vô thức, để giải mã tâm lý sáng tạo của nhà văn.

Freud đề cao 2 luận điểm là bản năng tính dục (Libido) và những kí ức thời thơ ấu, gọi chung là các yếu tố vô thức. Các yếu tố này do sự đè nén của ý thức và quy chuẩn đạo đức, xã hội mà luôn bị ức chế, thường tìm cách bộc lộ dưới những  hành vi bất thường, những chứng loạn thần kinh và đặc biệt là các giấc mơ.

Ngày nay có nhiều ngành phê bình Phân tâm học

Thí dụ: Phân tâm học cấu trúc (hay Phân tâm học văn bản-Jacques Lacan), Phân tâm Hiện sinh (existential psychoanalysis) của J.P.Sartre

Ở Việt Nam Đỗ Lai Thúy đã dùng Phân Tâm học để phân tâm Hồ Xuân Hương, Hoàng Cầm, nhờ đó có những khám phá mới mẻ. Dù vậy cũng có chỗ Đỗ Lai Thúy chưa tường tận về phương pháp phê bình này. GS Trần Đình Sử cho rằng dùng phê bình Phân Tâm học để phơi bày những cái dấu kín của cá nhân tác giả (về tâm sinh lý) là điều dễ vi phạm quyền bí mật nhân thân của cá nhân (bác sĩ điều trị còn phài giữ bí mật cho bệnh nhân)

5. PHÊ BÌNH MỚI Anh, Mỹ (The New Criticism)

(Eliot)

Hai đại biểu của Phê bình Mới là : I. A.Richardsvà Thomas Stearns Eliot

Phê bình mới chỉ tập trung vào văn bản. Ý nghĩa nằm trong văn bản, trong cấu trúc. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể vừa thống nhất vừa phức tạp: đó là sự hòa điệu của những sự xung khắc. Các nhà Phê Bình Mới phân tích, diễn dịch và mô tả các tác phẩm văn học hơn là nhận định về giá trị thẩm mỹ hay ý nghĩa cách tân của chúng. Họ thành công ở Phương pháp “đọc gần” (close reading) [đọc thêm bài How to Do a close reading – Patricia Kain, for the Writing Center at Harvard University]

6. PHÊ BÌNH CẤU TRÚC LUẬN (stucturalisme)

(Roland Barthes)

Jakobson, Roland Barthes và Levi-Strauss là những nhà Cấu trúc hàng đầu.

Cốt lõi của Chủ nghĩa cấu trúc là niềm tin rằng ta không thể hiểu sự vật nếu chúng ở trong trạng thái cô lập – chúng phải được quan sát trong ngữ cảnh của những cấu trúc lớn hơn mà chúng là một phần trong đó [[9]].

Cấu Trúc Luận hình thành từ lý thuyết ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure. Saussure nhấn mạnh 3 luận điểm:

1. Quan hệ giữa Cái biểu đạtCái được biểu đạt (nghĩa của ngôn ngữ) là võ đoán, bởi vì, nghĩa của sự vật là do người ta gán cho nó, không phải là chính nó, vì thế ngôn ngữ không phản ánh hiện thực.

2. Nghĩa của một từ chỉ lộ ra trong một cấu trúc ngôn ngữ.

3.Ngôn ngữ có tính kiến tạo thế giới. Không có ngôn ngữ ta không thể nhận thức được thế giới.

Claude Lévi-Strauss (1908 – 2010) ứng dụng phương pháp cấu trúc trong Nhân chủng học và Roland Barthes (1915 – 1980) ứng dụng trong văn học.

Nhà Cấu trúc luận nghiên cứu cấu trúc để phát hiện ra‘ngữ pháp’ của văn chương, đặc biệt những quan hệ liên văn bản.

Cấu Trúc luận gạt bỏ những yếu tố ngoài cấu trúc tác phẩmnhưtác giả và người đọc; phủ nhận ý nghĩa của từng văn bản riêng biệt (nó chỉ có ý nghĩa trong hệ thống văn bản), chối bỏ ảnh hưởng của lịch sử đối với văn học.

7. GIẢI CẤU TRÚC LUẬN

Giải Cấu trúc phủ định tính bền vững của cấu trúc. Mỗi cấu trúc đều có một Trung tâm, tự bản chất đã là “phi tâm” hóa; phủ nhận về sự tồn tại của chân lý tuyệt đối (Đại tự sự), phủ nhận ý nghĩa duy nhất của văn bản.

Giải Cấu trúc luận cho rằng: mọi hệ thống cấu trúc đều được tạo nên từ ít nhất là một cặp đối lập nhị phân (binary oppositional pair) Thí dụ: các cặp Tốt/ xấu; Hiền hậu/ gian ác; Sáng/ tối; Nam/ nữ; Phải/ trái. Nhờ vào sự khác biệt (différance) mà thành phần của cặp nhị phân này có ý nghĩa khi quy chiếu vào vật kia.

Văn bản là một cấu trúc ngôn ngữ. Nguồn gốc của nó đã có từ các văn bản trước nó (liên văn bản). Giải Cấu trúc đề cao vai trò người đọc, ý nghĩa của văn bản là ý nghĩa người đọc tìm thấy. Đó là một tiến trình bất định và hầu như vô giới hạn.

Nhà phê bình Giải Cấu trúc đọc kỹ văn bản, tháo gỡ các mâu thuẫn logic nội tại của các cặp đối lập nhị phân trong văn bản, chỉ ra những nghĩa bị còn sót lại, nghĩa bị che giấu trong những khuôn mẫu nói năng, những điều văn bản không được nói và buộc phải nói. [[10]]

Giới hạn của Giải Cấu trúc là ở chỗ nhiều người lợi dụng nó để phá hủy mọi giá trị truyền thống, phá hủy những tín niệm, lật đổ sự thống trị (Giải Cấu trúc là trung tâm của Hậu hiện đại), có sự lẫn lộn Giải Cấu trúc và “giải thiêng”…

8.PHÊ BÌNH KÝ HIỆU HỌC (sémiologie)

(Umberto Eco)

Ký hiệu học là khoa học khảo sát tất cả những hình thức dấu hiệu, ký hiệu.

Umberto Eco là nhà lý thuyết hàng đầu về Ký Hiệu học với cuốn Tác phẩm mở (Opera Aperta. 1962).

Tác phẩm mở, theo Eco, lý thuyết ký hiệu học quan tâm chủ yếu đến vấn đề về mối quan hệ giữa cái biểu đạt với cái được biểu đạt.

Eco đề ra 7 cấu trúc diễn ngôn để diễn giải tác phẩm [[11]]

     1/ Nghĩa tự điển. 2/ Quy tắc cùng tham chiếu (nghĩa ngữ pháp). 3/ Sự lựa chọn văn cảnh và tình huống (nghĩa văn cảnh). 4/ Tu từ và phong cách-Siêu mã hóa (nghĩa tu từ). 5/ Nghĩa suy luận theo khung cảnh. 6/ Nghĩa suy luận liên văn bản. 7/ Nghĩa tư tưởng (Siêu mã hóa tư tưởng) do tư tưởng của người đọc khi đọc tư tưởng của tác phẩm. Tư tưởng này có thể đồng thuận hay đối lập. Eco: “Một văn bản mở, cho dù được ‘mở’ đến đâu, thì nó cũng không thể chấp nhận bất cứ một sự diễn giải nào”

9.PHÊ BÌNH HẬU HIỆN ĐẠI (postmodernist literary criticism).

(Jean-Francois Lyotard)

Hậu Hiện đại (là từ chỉ) một thái độ văn hóa, một cách nhìn thế giới, gần như một ý thức hệ.

J.F. Lyotard: “Nói một cách thật đơn giản “hậu hiện đại” là sự hoài nghi đối với các Đại tự sự” (grands récits), hoài nghi một cách triệt để về ba huyền thoại: huyền thoại duy lí tính, về nhận thức luận và về sự giải phóng con người.

Hậu Hiện đại chủ trương “Giải”: Phủ định các “Đại tự sự”, Giải trung tâm (phi tâm hoá-de-centring), Giải Cấu trúc; phân rã, phân mảnh (le fragmentisme).

Lý thuyết Hậu Hiện đại, gắn liền với liên văn bản. Việc đọc của một nhà phê bình hậu hiện đại là lần tìm những sự tương liên và sự ẩn tàng trong văn bản để từ đó bắt đầu cuộc hành trình của sự tái tạo và diễn dịch (Nguyễn Minh Quân-Liên văn bản)

“Với hậu hiện đại, không có gì là chân lý vĩnh cửu. Chân lý đối với các nhà hậu hiện đại là không có chân lý. Khuynh hương phê bình này chấp nhận nhiều tiếng nói, thậm chí là trái ngược nhau về cùng một vấn đề, nhưng cùng hướng đến đích là tìm ra giải pháp cho tư duy và hành động độc lập, tự do và hạnh phúc đích thực của con người”[[12]].

TS Liễu Trương kết luận: Hậu Hiện đại sử dụng “những phương pháp: liên văn bản với giễu nhại;  lồng nhiều tiếng nói trong tự sự, lời kêu gọi người tiếp nhận tự sự, sự từ chối đóng lại văn bản – có đặc điểm là việc phân mảnh hóa và tính không thuần nhất. Những phương pháp đó được dùng trong tinh thần một trò chơiđể phản đối, và cho thấy cách tiến hành của truyện, tạo nên một khoảng cách giữa văn bản và điều văn bản thể hiện, giữa văn bản và thực tế, giữa văn bản và độc giả”[[13]].

10.LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐỌC (Reader Theory)

Thuyết người đọc (reader theory) bao gồm ít nhất 4 lý thuyết chính: hiện tượng luận, tường giải học (hermeneutics), thuyết tiếp nhận (theory of reception), và thuyết hồi ứng của người đọc (reader-response theory). Ðiểm chung hầu như duy nhất giữa bốn lý thuyết này là xem người đọc như nguồn nghĩa chính.

Theo Ingarden tác phẩm văn học có vô số những điểm bất định: mỗi điểm bất định như thế là những khoảng trống mà người đọc cần phải lấp đầy và cụ thể hoá…

Theo Hirsch, tác giả quyết định ý nghĩa trong khi người đọc tạo dựng liên nghĩa; ý nghĩa chỉ có một và cố định trong khi liên nghĩa có thể thật nhiều và biến đổi theo thời gian.

Theo Hans-Georg Gadamer , mọi sự diễn dịch đều là cuộc đối thoại vô tận giữa quá khứ và hiện tại; mọi sự hiểu biết đều có tính năng sản: hiểu một tác phẩm cũng đồng thời là hiểu một phần của chính mình.

Hans Robert Jauss đề ra khái niệm ‘tầm kỳ vọng’ (horizon of expectations), tức một hệ thống liên chủ thể hoặc một hệ thống quy chiếu mà người đọc mang theo khi tiếp cận với một tác phẩm nào đó và dùng nó để đánh giá tác phẩm ấy

Thuyết Hồi ứng (reader-response) của Stanley Fish đưa ra khái niệm mới: ‘cộng đồng diễn dịch’ (interpretive community). Mỗi cộng đồng có một ‘chiến lược diễn dịch’ chung bao gồm những hệ thống niềm tin, quy phạm và quy ước chung về văn học để dựa theo đó các cá nhân đọc, diễn dịch và đánh giá các tác phẩm văn học.

Jonathan Culler đề xuất ra khái niệm ‘khả lực văn học’ (literary competence), tức những quy ước giúp người đọc hiểu và cảm được các tác phẩm văn học.

11.LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Game Theory)

Lý Thuyết Trò Chơi là hệ thống nghiên cứu các mô hình toán học đặc tả sự “xung đột và hợp tác giữa” các cá nhân. Nó cung cấp các kỹ thuật toán học để phân tích các tình huống từ đó “người chơi” đưa ra các quyết định. Khái niệm “trò chơi” chỉ là quy ước về mặt ngôn ngữ. Người tham gia trò chơi không phải là để vui chơi giải trí. Họ là người ra các quyết định rất nghiêm túc và bằng trí khôn chuẩn mực khi phải chọn lựa giữa các tình huống.

Lý Thuyết Trò Chơi hiện đại được coi là khởi đi từ Von Neumann (1928), với cuốn Theory of Games and Economic Behavior, 1944 (của Von Neumann và Morgenstern).

Nhà phê bình có thể dùng thuyết này để tìm xem “chiến lược của nhà văn” trong kiến tạo tác phẩm, trong cuộc chơi với độc giả…hoặc tìm “chiến lược đọc” của người đọc, hoặc chiến lược của nhà sách khi quyết định chọn in tác phẩm nào…

Ở việt Nam việc tiếp nhận lý thuyết này còn mù mờ. Nhiều nhà nghiên cứu lẫn lộn giữa Lý thuyết trò chơi (Game Theory) với Lý thuyết về sự chơi trong văn học (Theories of play)

12.PHÊ BÌNH SINH THÁI (ecocriticism)

            Định nghĩa của Cheryll Glotfelty: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn luận về quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên”. Các nhà phê bình sinh thái chú ý đến sự phá hoại sinh thái do hiện đại hóa tạo thành và sự xấu đi của sinh thái toàn cầu do hiệu ứng nhà kính tạo nên, múc độ nghiêm trọng của tình trạng này đã uy hiếp môi trường sinh thồn và phát triển tương lai của nhân loại. 

13. PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN LUẬN (Feminist criticism)

Là một trường phái phê bình văn học thoát thai từ phong trào chính trị xã hội đấu tranh cho quyền bình đẳng phụ nữ, phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, chủ trương xác lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho giới nữ.

Phê bình nữ quyền dung nạp các phương pháp khác:

Phê bình Nữ quyền văn bản; Phê bình Nữ quyền phân tâm học; Phê bình Nữ quyền hậu cấu trúc luận; Phê bình Nữ quyền duy vật; Phê bình nữ quyền Hậu hiện đại; Phê bình nữ quyền và đồng tính; Phê bình nữ quyền hậu thuộc địa

      Thử đọc một bài thơ của Lê Thị Thấm Vân

Giá của tự do

Đêm trước ngày vượt biển

mẹ thắp nhang lâm râm khấn nguyện

“Lạy trời phù hộ cho con tôi thoát…

thoát công an

thoát tù tội

thoát bầy cá đói mồi

thoát bọn thú dữ mặt sạm, cằm bạnh, mắt trợn trắng dã, nước dãi ứ đầy miệng đang chực chờ ngoài biển khơi.”

Nhưng trời che mắt, bịt tai, ngoảnh mặt.

Con gái tuổi trăng rằm

ba lần bị

chín giống đực xịt tới tấp tinh khí vào âm hộ-hậu môn-mắt-mũi-miệng-tóc-tai-bụng-đùi-ngực…

Thân xác người thiếu nữ

là bữa cỗ ngon cho bầy cá

dưới ánh trăng rằm.

VIẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC

1.Không một lý thuyết văn học hay phương pháp phê bình nào đủ bao quát mọi vấn đề. Mỗi phương pháp phê bình là một cách tiếp cận văn chương: hoặc là tìm hiểu tác giả (phương pháp tiểu sử, phương pháp Phân Tâm học), hoặc khám phá tác phẩm (Chủ nghĩa Hình thức, Phê bình Mới, Ký hiệu học, Chủ nghĩa Cấu trúc và Giải Cấu truc), hoặc đề cao vai trò người đọc (Thuyết người đọc), hoặc đề cao vai trò của bối cảnh lịch sử xã hội (Phê bình Marxist, phê bình xã hội học, phê bình Nữ Quyền luận, phê bình Sinh thái…).

Vì thế, tùy đối tượng tác phẩm, người viết phê bình cần chọn những phương pháp phù hợp, để khám phá những giá trị văn chương.

Ngay cả các nhà phê bình lý thuyết, dù tham bác nhiều tài liệu và giới thiệu được một số lý thuyết của phương tây, song khi thực hành lý thuyết ấy vào phê bình văn học, họ đều có những vấp váp. GS Trần Đình Sử với Thi pháp học, PGS-TS Đỗ Lai Thúy sử dụng Phân Tâm học, và một ít luận văn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) vận dụng Lý thuyết trò chơi… đều có chỗ chưa thỏa đáng. Sự bất cập rõ nhất bộc lộ trong việc đánh giá “luận văn Nhã Thuyên”, đề tài “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” (2010)… Đã có 2 hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) với những nhận định trái ngược nhau [[14]].

2. Tác phẩm văn chương là đối tượng phê bình văn chương, song nhiều người khi giới thiệu một tác phẩm lại viết về tác giả. Đó là một ngộ nhận. Có một sự khác biệt giữa tác giả (con người xã hội viết tác phẩm) với nhân vật tác giả trong tác phẩm, có vai trò trong kiến tạo tác phẩm. Thí dụ: Con người xã hội của Nguyễn Du là một ông quan phong kiến. Trong tác phẩm, Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo.

3.Viết phê bình văn học, người viết phê bình phải xác lập “tính văn chương” của tác phẩm và “tài năng sáng tạo” của tác giả. Văn bản đó có phải là một tác phẩm văn chương không? Anh ta (người viết) có phẩm chất của một nhà văn không. Nếu câu trả lời là không, thì không nên viết những dòng vô giá trị.

Phải trả lời cho được các vấn đế: tác phẩm đem đến những giá trị gì mới? tư tưởng-thẩm mỹ của nhà văn có gì mới, cách viết, phong cách nghệ thuật có gì độc đáomà trước đó chưa có trong văn học Việt…

 Tất nhiên, cần xem xét giá trị hiện thực, giá trị tư tưởng và những sáng tạo nghệ thuật của tác giả thể hiện trong tác phẩm. Về phương diện này phương pháp phê bình Marxist có khả năng khám phá những mối quan hệ phức tạp của hiện thực. Tuy nhiên, phê bình Marxistphê bình Phân Tâm có thể bất lực trước thơ Thiền, hoặc kiểu tác phẩm tư tưởng (thí dụ, Ông già và biển cả), vì thơ Thiền không phản ánh hiện thực.

Viết phê bình rất khó. Tác phẩm hay, với cách viết mới lạ, luôn cản trở những cách đọc truyền thống. Hoài Thanh bất lực trước thơ Siêu thực. Truyện của F.Kafka, văn học Hậu Hiện đại luôn thách thức khả năng thẩm thấu của người đọc. Phương pháp Cấu trúc, Giải Cấu trúc, Ký hiệu học có thể giúp ích đắc lực cho việc tìm ra thế giới tư tưởng-nghệ thuật của nhà văn.

 Mỗi tác phẩm là một sáng tạo, người viết phê bình cũng phải sáng tạo. Hơn thế, phê bình phải là tiếng nói tri kỷ của nhà văn. Trực giác thẩm mỹ giúp phát hiện những yếu tố lạ tạo nên chất văn chương (Cái Đẹp) của một tác phẩm và cốt cách của một tác giả nào đó.

Có một sự thật là, luôn có sự khác biệt giữa các chủ thể tiếp nhận văn chương. Vì thế rất cần tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng Cái Khác (The Others). Giải mã ý nghĩa của tác phẩm có thể là một tiến trình là vô tận. Hơn hai trăm năm nay, người ta không ngớt tranh cãi về Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều) của Nguyễn Du, đó là một thí dụ có thể lý giải bằng Thuyết Người đọc (Reader Theory).

Kết luận 3: muốn viết “phê bình chuyên nghiệp”, người viết phê bình phải thủ đắc cho được những phương pháp phê bình khoa học và vận dụng những phương pháp ấy một cách thích hợp vào từng tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn, không thể áp dụng phê bình Marxist để đọc thơ Thiền, không thể áp dụng phương pháp tiểu sử để đọc văn học dân gian vì Văn học dân gian không có tác gỉa. Người viết phê bình phải đọc nhiều để có “vốn”, phải rèn luyện một trực giác nghệ thuật nhạy bén, rèn kỹ năng viết đa dạng kiểu bài, và hơn hết cần có tấm lòng tri kỷ với văn chương.

Tháng 10/ 2023

Chuyên luận này có 3 phần. Bạn có thể download bản full để đọc


[1] Hoàng Quang Thuận: Thơ Thiền dự giải Nobel

https://www.anninhthudo.vn/hoang-quang-thuan-tho-thien-du-giai-nobel-post142756.antd

[2] Rút kinh nghiệm hội thảo thơ Hòang Quang Thuận

https://thanhnien.vn/rut-kinh-nghiem-ve-hoi-thao-tho-hoang-quang-thuan-185287127.htm

[3] Phan Huyền Thư xin lỗi Thường Đoan và tiêu hủy Bạch lộ

https://tuoitre.vn/phan-huyen-thu-xin-loi-thuong-doan-va-tieu-huy-bach-lo-989314.htm

[4] Nguyễn Văn Trung-Lược khảo văn học III.

[5] Thụy Khuê-Phê bình văn học thế kỷ XX.

[6] Đỗ Lai Thúy-Phê bình văn học con vật lưỡng thê ấy

[7] Phương lựu-Đôi lời trao đổi lại với bạn Nguyễn Văn Dân. PL đăng lại Vanvn ngày 17.7.2013. Bài này cũng đăng trong Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam. Do Lê Huy Bắc chủ biên. Nxb Tri thức 20123

[8] Trần Đình Sử- Tiếp nhận Phản ánh luận ở Việt Nam

[9] Peter Barry-Chủ nghĩa Cấu trúc

http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/L%C3%BD-lu%E1%BA%ADn-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc/p/chu-nghia-cau-truc-1128

[10]Hòang Bình Xuyên-Nhận thức đúng về Giải Cấu trúc và giải thiêng

https://nhandan.vn/nhan-thuc-dung-ve-giai-cau-truc-va-giai-thieng-post219538.html

[11] Nguyễn Văn Dân-Nhà Ký hiệu học Umberto với lý thuyết về Tác phẩm mở

https://vanchuongplusvn.blogspot.com/2012/04/nha-ky-hieu-hoc-umberto-eco-voi-ly.html

[12] Văn học hậu hiện đại – lý thuyết và thực tiễn do Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Hải Phong tuyển chọn từ Hội thảo khoa học Quốc gia, khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức, năm 2013, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[13] Liễu Trương-Hiện đại và Hậu Hiện đại

[14] Bùi Công Thuấn-Luận văn Nhã Thuyên

ĐỌC, VIẾT & PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG-Phần II

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK:  buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

Chuyên đề dành cho người trẻ Công giáo viết văn

ĐỌC, VIẾT & PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG-Phần II

TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bùi Công Thuấn

Chuyên luận có 3 phần.Bạn có thể tải về đọc cả chuyên luận Đọc, Viết & Phê bình văn chương theo link:

***

CÁC YẾU TỐ CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC

Mọi yếu tố của tác phẩm đều có ý nghĩa Lý luận bởi chúng tạo nên một cấu trúc, chúng liên kết nhau thành một hệ thống với những quy luật nội tại. Cấu trúc tạo nên nội dung, tức thế giới tư tưởng-thẩm mỹ của tác phẩm. Thế giới tư tưởng-thẩm mỹ này có ý nghĩa riêng, nhiều khi biệt lập với ý định chủ quan của tác giả.

Vì thế, khi viết hoặc đọc văn chương, người viết, người đọc cần chú ý đến tất cả mọi yếu tố của tác phẩm.

Xin lưu ý, tác phẩm là thành tố trung tâm của văn học. Không có tác phẩm thì không có văn học. Các thành tố khác xoay quanh tác phẩm là nhà văn, người đọc, các trào lưu, các hiện tượng văn học, môi trường thời đại của văn học. Thí dụ, ngày xưa ở Việt Nam, khi chữ Quốc ngữ chưa phát triển, tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm phổ biến rất hạn chế, bởi công chúng hầu hết không đọc được hai thứ chữ này. Văn học dân gian truyền miện phát triển là vì vậy. Ngày nay, môi trường công nghệ toàn cầu hóa, văn chương bị. lép vế so với các loại hình nghệ thuật truyền thông đa phương tiện.

***

Thế nào là tác phẩm văn học? Câu trả lời thật không dễ dàng.

Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một văn bản văn chương và một văn bản không

phải văn chương (thí dụ văn bản hành chính), giữa một bài “thơ” và một bài “không thơ”? Khi nào một văn bản trở thành một tác phẩm? Tại sao một bài tứ tuyệt 4 câu được gọi là tác phẩm, sánh ngang với một tác phẩm sử thi?  

Để xác lập các vấn đề trên, cần phải xem xét các đặc trưng của văn chương (tức là những đặc điểm khu biệt giữa văn chương và các loại hình khác).

Thử phân biệt Thơ Con cóc (thơ dân gian) và bài thơ Vịnh con cóc (thơ Nôm) của Lê Thánh Tông. Đã có nhà lý luận hết lời ca ngợi “thơ con cóc” là thơ hay.

   Thơ con cóc  
Con cóc trong hang  
Con cóc nhảy ra

 Con cóc nhảy ra  
Con cóc ngồi đó
 
Con cóc ngồi đó  
Con cóc nhảy đi
Vịnh con cóc  
Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi,
Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi.
Chép miệng nuốt ba con kiến gió,
Nghiến răng chuyển động bốn phương trời.

Có một sự thật là nhiều người làm thơ nhưng văn bản viết ra lại là “thơ con cóc”.

            1.Nhan đề

Nhan đềchứa đựng nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng Nhan đề còn tạo sự hấp dẫn người đọc, định hướng cho người đọc tiếp cận tác phẩm. Cho nên, việc đặt nhan đề tác phẩm sẽ định hướng nhiều điều trong quá trình viết: Nhan đề giúp tác giả không lạc lối, giúp tác giả thể hiện chủ đề, định hướng tác giả khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống.

Có nhiều cách đặt nhan đề: lấy tên nhân vật chính (truyện Chí Phèo), lấy một chi tiết đặc trưng (Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan, Hai đứa trẻ của Thạch Lam), lấy một hình ảnh có ý nghĩa tư tưởng (truyện Đôi mắt của Nam Cao; Vợ nhặt của Kim Lân; Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu……

Viết hay đọc truyện, đầu tiên phải khám phá nhan đề tác phẩm. Thí dụ, ngày nay nhiều người gọi tác phẩm của Nguyễn Du là Truyện Kiều, mà quên mất nhan đề tác phẩm là “Đọan trường tân thanh”(nghĩa là: Tiếng kêu mới đứt ruột). Người đọc bỏ qua thông điệp của Nguyễn Du mà chỉ nói đến nhân vật Thúy Kiều.

Thử đọc truyện ngắn:

Người canh gác

          Franz Kafka

Tôi chạy qua người canh gác thứ nhất. Thế rồi sợ hãi, tôi chạy ngược trở lại và nói với người canh gác: “Tôi đã chạy qua đây lúc ông đang nhìn đi chỗ khác”. Người canh gác nhìn chằm chằm về phía trước chẳng nói năng gì. “Tôi nghĩ đúng ra mình không nên làm như vậy.” Tôi thưa. Người canh gác vẫn không nói gì hết. “Ông im lặng nghĩa là tôi được phép đi qua phải vậy không?”.

Nhan đề “Người canh gác” có giúp bạn hiểu tác phẩm không?

Truyện ngắn Chí Phèo, lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946, Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo khi in lại trong tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội). Tại sao một tác phẩm lại có thể có những nhan đề khác nhau? Và những nhan đề này tạo hiệu ứng khác nhau thế nào khi người đọc khi tiếp nhận tác phẩm?

2.Cốt truyện.

Cốt truyện là những cột trụ để dựng truyện. Mỗi câu chuyện được dựng bằng một cốt truyện. Cốt truyện hay thì truyện mới hay. Nhưng cốt truyện là gì? Cốt truyện là sự kết nối các tình huống tạo ra bước ngoặt số phận của nhân vật, làm phát triển nội dung dẫn đến kết thúc. Trong cốt truyện, tình huống là yếu tố quan trọng. Truyện hay luôn có nhiều tình huống bất ngờ. Người đọc không thể đoán được tình huống kết thúc.

Từ cốt truyện, nhà văn phát triển cốt truyện theo nhiều tuyến, triển khai viết văn tạo thành nội dung tác phẩm. Giống như, khi đã có kèo, cột, có bộ khung nhà, người ta tiến hành lợp mái, làm vách, lắp đặt cửa cái, cửa sổ và thiết kế nhiều vật dụng khác để hoàn chỉnh căn nhà có thể ở. Nhà văn xây dựng từng chương, phân cảnh, phân đoạn, xây dựng nhân vật, các quan hệ xã hội, miêu tả các tình huống, thêm thắt các tình tiết…tất cả được sắp xếp theo những nguyên tắc của cấu trúc để hoàn chỉnh tác phẩm.

            Thí dụ, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều của Nguyễn Du) có cốt truyện như sau: Kiều gặp Kim Trọng-Gia biến-Kiều bán mình vào lầu xanh lẩn I-gặp Sở Khanh, gặp Thúc Sinh, Hoạn Thư-vào nhà Bạc Bà, Bạc Hạnh, lầu xanh lần II, gặp Từ Hải, bị Hồ Tôn Hiến lừa, Kiều phải trầm mình ở sông Tiền Đường. Tái hợp với Kim Trọng. Truyện cấu trúc theo 3 bước: hợp-tan-hợp.

            Thạch Lam thường kể những truyện không có cốt truyện, mỗi truyện là một bài thơ trữ tình buồn.

            3.Cấu trúc truyện.

Cốt truyện được kiến tạo theo một mô hình nào đó tạo ra cấu trúc. (Thí dụ, khi đã có cột, kèo, bộ khung, cánh cửa…người làm nhà sẽ dựng căn nhà theo kiểu nhà nào? Nhà Việt hay nhà Rông, kiểu nhà Thái Lan hay nhà hình ống…)

            Cấu trúc truyện Trung đại Việt Nam thường theo mô hình: Hợp-Tan-Hợp, hoặc kiểu kết thúc có hậu (Đoạn trường tân thanh, Lục Vân Tiên…)

Cấu trúc truyện độc đáo sẽ tạo nên sự đặc sắc, mới mẻ của truyện.

Cấu trúc có giá trị tạo nghĩa (nghĩa của của văn bản nằm trong cấu trúc), vì thế khi đọc truyện, người đọc phải nắm được cốt truyện và cấu trúc truyện, có vậy mới giải mã được ý nghĩa tác phẩm. Thí dụ, nếu truyện Kiều được Nguyễn Du kết thúc ở tình huống Kiều trầm mình ở sông Tiền Đường chết, thì ý nghĩa tác phẩm sẽ khác.

Có nhiều kiểu cấu trúc tác phẩm

Thông thường tác giả thường kể chuyện theo tuyến thời gian (hiện tại-hồi tưởng quá khứ- trở về hiện tại), hoặc cấu trúc kép (kể chuyện trong kể chuyện).

            Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có cấu trúc kịch.

            Thạch Lam kể chuyện không có cốt truyện

            Chí Phèo của Nam Cao có cấu trúc vòng tròn

            Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được cấu trúc theo những lần ngất đi và tỉnh lại của nhân vật Việt. Mỗi chương gồm một phần miêu tả hiện tại kết hợp với hồi tưởng sự việc ở quá khứ.

            Người mẹ cầm súng cũng của Nguyễn Thi lại cấu trúc theo chương hồi.

            Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được cấu trúc bằng 6 tình huống liên tiếp

            Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ được kể theo cấu trúc hai tuyến thời gian song song ngược chiều và hồi tụ ở kết truyện

            Một người Hà Nội của Nguyễn Khải kể chuyện bằng nhiều phân cảnh (theo tuyến thời gian). Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp cũng cấu trúc bằng những phân cảnh (như truyện phim).

            Truyện cười sử dụng cấu trúc tương phản với nhiều thủ pháp gây cười (kiểu nhân vật hài, ngôn ngữ hài, tình huống hài, sử dụng các yếu tố tục…) và kết thúc bằng một tình huống tương phản. Kết thúc này bất ngờ, giải quyết tất cả các mâu thuẫn truyện, tạo nên tiếng cười (xin đọc truyện Trạng Quỳnh).

            Như vậy cấu trúc truyện là một yếu tố sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn. Người viết văn và đọc văn không thể không quan tâm đặc biệt đến cấu trúc tác phẩm.

            Chủ nghĩa Siêu thực, chủ nghĩa Hậu Hiện đại phá vỡ logic cấu trúc truyền thống của tác phẩm. Trong một tiểu thuyết có nhiều chương, có thể đọc chương nào trước cũng được.

            Các truyện dự Giải VHNT Đất Mới thường có cấu trúc rất cũ: miêu tả một hành động truyện đang xảy ra ở hiện tại rồi nhân vật nhớ về sự việc ở khứ rồi tác giả trở về hiện tại để kết truyện (cấu trúc 3 bước: Hiện tại-Quá khứ-Hiện tại)

            Người làm thơ bắt chước kiểu thơ 7, 8 chữ của thơ lãng mạn, thường có cấu trúc liệt kê ý, mỗi khổ thơ triển khai 1 ý. Người đọc thơ chỉ cần đọc khổ thơ đầu đã có thể đoán được nội dung cả bài.

            4.Ngôi trần thuật

Ngôi trần thuật là người kể chuyện, là nhân vật xưng “Tôi”, thường là tác giả.

Có khi Tôi là tác giả hóa thân vào một nhân vật trong truyện. Đọc truyện do Tôi kể, người đọc tin đó là truyện thật của tác giả. Khi đã lấy được lòn tin của người đọc, tác giả mới hư cấu (tức là “bịa như thật”). Nếu ngay từ đầu truyện, người đọc biết tác giả “bịa đặt” thì sẽ không ai đọc nữa. Truyện càng “thật” bao nhiêu, càng hấp dẫn bấy nhiêu. Và nhân vật Tôi, người kể chuyện (ngôi trần thuật), có vai trò quan trọng trong dựng truyện là vậy.

Trong một tiểu thuyết có thể đổi nhiều ngôi trần thuật để tạo ra sự đa dạng của góc nhìn.

Nhân vật Tôi trong Ký hay Tùy bút, là chính tác giả.

Cần phải lưu ý rắng, dù Tôi là chính tác giả, thì nhân vật “Tôi” cũng phải được xây dựng, nghĩa là có phẩm chất thẩm mỹ, và có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng. Nếu không Tôi sẽ là nhân vật thừa. Chẳng hạn, tác giả qúa phô trương về mình, đưa “nguyên xi” con người xã hội của mình vào trang văn (không phải nhân vật thẩm mỹ), nhân vật Tôi ấy sẽ là phản cảm với người đọc

Cho nên, trong tác phẩm, tác giả thường ém mình đi.

            5.Góc trần thuật

Góc trần thuật là vị trí người trần thuật quan sát sự việc, anh ta thấy gì, cảm nghĩ gì và phản ứng thế nào khi thuật lại sự việc (thử so sánh với việc tường thuật bóng đá, người ta đặt máy quay ở nhiều góc khác nhau để biết chính xác đường bóng bay).

Sáng tạo nghệ thuật rất cần những góc nhìn riêng, bởi góc nhìn riêng giúp khám phá những vấn đề mà ở góc nhìn khác không thấy. Góc nhìn riêng cũng khám phá được vẻ đẹp riêng, tạo nên phong cách riêng. Với một nghệ sĩ nhiếp ảnh, góc nhìn có tính quyết định giá trị thẩm mỹ của bức ảnh chụp.

            Nói cho đúng, “góc trần thuật” chính là quan điểm, tư tưởng từ đó tác giả nhận thức hiện thực, giải quyết những vấn đề đã nhận thức.

Trong truyện Một người Hà Nội, nhân vật đồng chí Khải (cũng là tác giả Nguyễn Khải) đã đứng trên lập trường người lính thuộc giai cấp vô sản để nhận xét tính cách Tư sản của bà cô Hiền. Anh ta quyết không dính dáng gì với bà cô này.

Nguyễn Du kể chuyện Kiều dưới góc nhìn của thuyết “Tài mệnh tương đố”(tài và mệnh ghen ghét nhau, người có tài thì bị trời dày ải), từ đó ông dùng Thiên mệnh của Nho giáo, chữ Tâm của Phật giáo để giải quyết vấn đề.

            Gẫm hay muôn sự tại trời

            Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao…

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

 Góc trần thuật làm lộ ra tư tưởng, thái độ, tính cách của tác giả.

 Truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam là hiện thực được nhìn qua mắt của Liên, một đứa trẻ miền quê. Với góc nhỉn này, hiện thực chưa được khám phá ở những mâu thuẫn xã hội của cuộc đấu tranh giai cấp. Vì thế Hai đứa trẻ là một truyện lãng mạn

Chuyện của Chí Phèo (Nam Cao) được kể lại qua nhiều góc nhìn. Có khi là dân làng Vũ đại (đọan mở đầu và đoạn cuối, dân làng coi Chí chỉ là một tên lưu manh, tự kết liễu là đáng đời), có khi là Bá Kiến (khi chứng kiến cảnh Chí ăn vạ), khi là chính Thị Nở (Lúc nấu cháo hành cho Chí ăn) và Chí Phèo (lúc tỉnh rựơu)…Với nhiều góc nhìn, hiện thực hiện lên phong phú đồng thời tạo nên chất đa thanh trong giọng kể.

Những góc nhìn hẹp (con mắt bé bằng hạt đậu) không thể thấy được bầu trời cao rộng. Nguyễn Du là nhà thơ lớn vì có con mắt nhìn sáu cõi thế gian, có tấm lòng thấu suốt nghìn đời (nhận xét của Mộng Liên Đường chủ).

            6.Giọng trần thuật

Giọng trần thuật là giọng văn, giọng kể chuyện của tác giả (không phải giọng nói của nhân vật). Giọng trần thuật là một yếu tố tạo phong cách nghệ thuật. Một tác giả có giọng riêng, đó là dấu hiệu anh ta có phong cách.

Người đọc đã gặp giọng báng bổ của Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương; Giọng kiêu bạc của Nguyễn Tuân, giọng trữ tình tài hoa của Nguyễn Bính, Giọng đồng bằng Bắc bộ của Nam Cao, Kim Lân, Giọng lính của thơ Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), giọng Nam bộ của Nguyễn Thi, Nguyễn Ngọc Tư…

Giọng văn là kết quả sự phối hợp giữa dùng từ, dùng thành ngữ, sử dụng phối hợp âm vẩn Bằng/ Trắc, nhịp điệu, những thói quen diễn đạt, những tầng vỉa văn hóa chứa đựng ngôn ngữ và “cái tạng riêng” của người kể chuyện (ngôi trần thuật- cũng là tác giả).

Tác giả văn học cần có giọng riêng, giống như ca sĩ, mỗi ca sĩ phải có chất giọng riêng mới đứng được trong lòng khan giả

Giọng hồn hậu của Thạch Lam

Giọng lạnh lùng của Nam Cao

Giọng triết luận của Nguyễn Khải

Giọng đểu của Đỗ Kh.

Giọng lột trần trắng phớ của Nguyễn Huy Thiệp.

Nguyễn Huy Thiệp viết: “

“Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều… “vô học”, tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào “cảm hứng” để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả. Giai thoại có một nhà thơ nói về tình cảnh thơ ở trong bài thơ sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: “Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l…/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l… vào thơ!”, tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa.

        (Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn. 2004)

            Khi có nhiều giọng trần thuật xuất hiện, người ta gọi là giọng đa thanh. Thí dụ đoạn mở đầu truyện Chí Phèo. Nhân vật Chí Phèo vừa đi vừa chửi, người đọc nhận ra có nhiều người đối thọai với Chí, mặc dù lúc ấy chỉ có mình Chí vừa đi vừa chửi, không có ai là đối tượng trực tiếp của Chí.

            Rất dễ nhận thấy rằng, không phải người viết văn nào cũng có giọng riêng. Giọng văn cũng góp phần tạo hiệu ứng của diễn ngôn trong tác phẩm

            7.Nhân vật và Hình tượng nhân vật

            Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm. Nhân vật thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Những tác phẩm lớn là tác phẩm xây dựng được hình tượng nhân vật lớn. Những nhân vật ấy, từ trang văn bước vào cuộc đời, đi trước nhân loại, soi tỏ lương tri thời đại. Có thể kể: Hamlet (trong kịch Hamlet của Shakespears), anh ta tay cầm cái hộp sọ, vừa đi vừa hỏi “Tồn tại hay không tồn tại, đó lả vấn đế!”; Jean Valjean (trong Những người khốn khổ của Victor Hugo) ăn cắp 5 ổ bánh mì cho cháu mà bị tù 19 năm khổ sai. Ra tù, anh ta ăn trộm đồ của nhà Giám mục Myriel, và bị cảnh sát bắt. Ngỡ phải tù mọt gong, trái lại, Valjean được Giám mục bỏ qua. Anh ta vừa đi vừa hỏi, đời là gì, anh ta là ai? Ông già Xantiago (Ông già và biển cả của E. Hemingway) sau khi kéo bô xương con cá kiếm lên bờ, ông vác cột buồm về lều, vừa đi vừa ngã. Người ta bảo, đó là hình ảnh Đức Giêsu vác thập giá. Ông già vác thập giá chính số phận mình…, Tú Bà, Sở Khanh (trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du) vẫn đang đầy dẫy trước mặt chúng ta trong xã hội hôm nay…

            Mỗi nhân vật đều có nguyên mẫu ngoài đời. Nhưng không được đồng nhất nhân vật văn học và nguyên mẫu. Bởi nguyên mẫu là con người xã hội, trái lại, nhân vật được khắc họa bằng hư cấu. Nhân vật mang tư tưởng-thẩm mỹ của tác giả. Thí dụ: nhân vật Từ Hải là mẫu người lý tưởng của Nguyễn Du.

            Nhân vật được khắc họa bằng lời nói, suy nghĩ, cảm xúc, hành động; bằng các mối quan hệ với nhân vật khác, trong những hoàn cảnh, tình huống khác. Mỗi nhân vật có một số phận trọn vẹn.

Xây dựng nhân vật, nhà văn phải tuân thủ các nguyên tắc của bút pháp. Nhân vật lãng mạn khác với nhân vật hiện thực. Thí dụ, nhân vật Hiện thực được xây dựng bằng điển hình hóa, trái lại, nhân vật Lãng mạn được xây dựng bằng những cá thể hóa, rất riêng. Bá Kiến (truyện Chí Phèo) là nhân vật điển hình cho bọn cường hào ở nông thôn xưa. Huấn Cao và Quan ngục trong Chữ người tử tù là những tính cách độc đáo.

Có 3 kiểu nhân vật tùy theo phương thức thể hiện: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sựnhân vật kịch.

            Nhận vật trữ tình là nhân vật tâm trạng. Nhân vật này hiện diện trong thơ, trong Tùy bút. Nhân vật trữ tình không có chân dung, không có số phận, chỉ có một dòng tâm trạng trôi chảy (thí dụ: bài Qua Đèo Ngang là tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan, Tương tư của Nguyễn Bính, Vội vàng của Xuân Diệu).

Nhân vật tự sự là nhân vật trong truyện, ký. Nhân vật này có chân dung, có cuộc sống và số phận như một con người ngoài đời, chịu sự chi phối của cuộc sống. Nhân vật này vận động theo những quy luật của hiện thực (quy luật tâm lý, môi trường xã hội, đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán…).

Trong tiểu thuyết Một linh hồn, tác giả Thụy An khi xây dựng nhân vật “có đạo”, đã không theo những chuẩn mực luân lý Kitô giáo. Châu là con trong gia đình có đạo, nhưng anh ta lại bỏ Thanh lúc cô sắp sinh con để lấy cô gái con chủ đồn điền rồi đi học ở Pháp. Phủ Tịch có vợ ba con, vậy mà hắn định làm lễ cưới với Vân trong nhà thờ một cách rực rỡ. Di cũng là con nhà có đạo, “Thỉnh thoảng chàng lại tìm đến sự an ủi trong nhà thờ”, nhưng lại đi tìm gái lén lút ở bờ sông, và vô phúc cho Di, anh đã gặp mẹ con Vân. Riêng với Vân, trong lúc đau khổ, nàng hai lần định trầm mình dưới sông tự tử. Những hành vi như thế người theo Chúa không được phép làm [[1]]

            Mỗi thể loại, mỗi kiểu bút pháp lại có một kiểu nhân vật riêng: Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười; nhân vật của Tiểu thuyết Hiện thực, Tiểu thuyết Lãng mạn, truyện Truyền kỳ, Chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo, Chủ nghĩa Hiện Sinh, Chủ nghĩa Siêu thực, chủ nghĩa Hậu hiện đại…

            Nhân vật của Kịchnhân vật hành động. Trên sân khấu, nhân vật kịch không thể ngồi suy tư. Kịch bản không thể miêu tả nội tâm nhân vật. Mỗi lời thoại của nhân vật đều hàm chứa hành động kịch.

            Thành bại của việc kiến tạo tác phẩm là ở khà năng khắc họa nhân vật của tác giả. Tiểu thuyết đương đại, Tiểu thuyết mới có khuynh hướng đưa nhân vật có thật ngoài xã hội vào tác phẩm. Cũng có kiểu nhân vật đám đông, nhân vật không tên, không chân dung.

            Hình tượng nhân vật.

            Khi nhân vật mang ý nghĩa tư tưởng- thẩm mỹ, nó trở thành hình tượng.

Hình ảnh Gióng trong truyện Thánh Gióng là đứa trẻ lên 3, vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt ra trận đánh tan giặc Ân. Gióng lên núi Sóc sơn và bay về trời. Hình ảnh Gióng trở thành biểu tượng cho sức mạnh của lòng yêu nước, của Chủ nghĩa yêu nước anh hùng của dân tộc Việt. Gióng trở thành một hình tượng. Gióng về trời là về với mẹ Âu Cơ, khác với An Dương Vương xuống biển là về với cha (Lạc Long Quân ở dưới biển).

            8.Chủ đề

            Chủ đề là vấn đề tác giả đặt ra qua câu truyện kể.

Những tác phẩm hay thường có chủ đề sâu kín.

Một tác phẩm không chỉ có một chủ đề. Thí dụ: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có 3 chủ đề. Truyện Phùng đi chụp ảnh có một chủ đề. Truyện người đàn bà bị bạo hành có một chủ đề. Hai câu truyện ấy hợp lại tạo nên chủ đề thứ ba “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Thực ra, không dễ nắm bắt được chủ đề nếu không đọc kỹ tác phẩm. Thí dụ truyện Em bé làm luận, Linh nghiệm (của Trần Huy Quang. 1992), Bóng anh hùng (của Doãn Dũng 2009),

Chủ đề nằm ở nhan đề truyện: Đôi mắt, Chiếc thuyền ngoài xa

Chủ đề do nhân vật thể hiện. Nhân vật Chí Phèo, nhân vật Thúy Kiều.

Chủ đề con do cấu trúc truyện tạo ra. Thí dụ: cấu trúc của Đoạn trường tân thanh

Chủ đề còn nằm trong lời bình ngoại đề

            Đọc truyện nếu không nắm được chủ đề thì chưa phải là đọc truyện, mới chỉ đọc được nội dung câu chuyện.

            Viết truyện cần phải xác lập rõ chủ đề, bởi vì chủ đề dẫn dắt mọi yếu tố kiến tạo tác phẩm

9.Tư tưởng

            Nói tư tưởng của tác phẩm thì cần xác định đó là tư tưởng toát ra từ hình tượng, cấu trúc và nghệ thuật kiến tạo tác phẩm hay là tư tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm?

            Tác giả-con người xã hội và tư tưởng xã hội của anh ta không phải là tư tưởng của tác phẩm, dù có chi phối việc kiến tạo tác phẩm. Điều cần xem xét là tư tưởng của tác phẩm, tức là tư tưởng toát ra từ hình tượng nghệ thuật, từ cấu trúc đến nghệ thuật kiến tạo tác phẩm. Bởi tác phẩm là một cấu trúc nghệ thuật biệt lập với tác giả, bản thân cấu trúc của tác phẩm có ý nghĩa riêng, có khi không đồng nhất với ý nghĩa mà tác giả muốn chuyển tải trong tác phẩm và sẽ có khoảng cách rất xa với sự tiếp nhận của người đọc.

            Hãy xem xét vài thí dụ

            1.Truyện Chí Phèo kể lại số phận của nhân vật Chí Phèo (nội dung). Chí là đứa trẻ không cha mẹ ở làng Vũ Đại, người ta lượm được bên cái lò gạch bỏ không. Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Chí bị Bá Kiến vô cớ cho đi ở tù. Ra tù, Chí tìm Bá kiến trả thù. Chí giết được Bá Kiến. Nhưng không thể làm người lương thiện, Chí tực sát. Thị Nở là người đàn bà bị Chí hiếp trong một đêm trăng. Khi Chí chết, “thị nhìn trộm bà cô rồi nhìn nhanh xuống bụng: – Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…”

            Tư tưởng chính của Nam Cao thể hiện trong tác phẩm là chủ nghĩa nhân đạo. Nam Cao đứng về phía người bị áp bức mà lên tiếng đòi quyền sống lương thiện cho họ. Trước khi giết Bá Kiến, Chí khẳng định: “Tao muốn làm người lương thiện”… “- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”

            Nhưng tư tưởng toát ra từ cấu trúc vòng tròn của tác phẩm (mở đầu truyện là cái lò gạch bỏ không với Chí Phèo cha-Kết thúc truyện cũng là cái lò gạch bỏ không và có thể là một Chí Phèo con) chứa đựng một ý nghĩa tư tưởng khác. Cuộc đấu tranh của người nông dân với cường hào ở nông thôn mãi mãi bế tắc. Bá Kiến chết, Chí Phèo chết  tiếp nối sẽ là con Bá Kiến và Chí Phèo con. “tre già măng mọc”. Đó là cái nhìn theo triết lý duy tâm cũ, triết lý tuần hoàn như: một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; đời người trải qua sinh, lão, bịnh, tử.

            2. Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du

            Truyện có cấu trúc 3 phần:

            Phần I (8 câu thơ): Nguyên Du nêu luận đề: “Tài Mệnh tương đố”:

Trăm năm trong cõi người ta, 
             Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
.” 

            Phần II (từ câu 9 đến câu 3240): Kể chuyện cuộc đời của Thúy Kiều, Nguyễn Du chứng minh cho luận đề “Tài Mệnh tương đố”.

            Phần III (14 câu): Nguyễn Dư nêu giải pháp hóa giải số mệnh:

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

            Như vậy tư tưởng của Nguyễn Du trong Đoạn trường tân thanh là tư tưởng của Phật giáo. Toàn bộ tư tưởng Phật giáo quy về chữ Tâm. Một bài kệ viết: “Tâm tức Phật/ Phật tức tâm/ Tức tâm tức Phật/ Thời thời như vậy”. Giải pháp của Nguyễn Du là dùng chữ Tâm để xóa NghiệpMệnh. Tiếc thay, trong tác phẩm, Kiều đi tu nhiều lần nhưng đời nàng vẫn khổ.

            Đoạn trường tân thanh (với cấu trúc và hệ thống và hình tượng nghệ thuật) có ý nghĩa tư tưởng khác: Kiều khổ vì sống trong một xã hội đầy dẫy bọn buôn thịt bán người, bọn đầu trâu mặt ngựa. Bước ra khỏi cửa, Kiều lọt vào lầu xanh, “Thoắt buôn về thoắt bán đi/ Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Quan lại, từ tên quan mặt sắt đen sì (câu 1409) đến Hồ Tôn Hiến trọng thần (câu 2451) đều là bọn vô lại. Trong xã hội đó, đồng tiền quyết định vận mệnh con người. Từ góc nhìn đó, hiện lên tình cảm nhân đạo của Nguyễn Du. Và Nguyên Du được đề cao là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa: Mộng Liên Đường chủ nhân (1820) nhận xét: “…Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột… Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ sut cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy(bản dịch của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim). 

Đau đớn thay, phận đàn bà! 
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

            (Câu 83-84-Đoạn trường tân thanh)

Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? 

                                    (Câu 115-116-Văn tế thập loại chúng sinh-Nguyễn Du)

            Như vậy chính tư tưởng của tác phẩm làm nên giá trị tác phẩm. Một tác phẩm lớn phải là tác phẩm có tư tưởng lớn. Ông già và biển cả (The Old Man anh The Sea) của E. Hemingway là tiểu thuyết có nội dung hết sức đơn giản nhưng là một tác phẩm lớn. Ông già Xantiago đánh cá ba ngày lênh đên trên biển. Sau những bầm giập, ông trở về với bộ xương của con cá kiếm. Ông kéo bộ xương cá lên bờ và vác cột buồm về lều. Có lúc ông đã vấp ngã. Tư tưởng của tác phẩm là: Biển cả càng bao la kỳ vĩ bao nhiêu thì Con Người (ông già) càng kỳ vĩ bấy nhiêu. Bằng sức mạnh của chính mình, Con Người chiến thắng mọi trở ngại (như biển), đạt được những ước mơ (ông gìa ước mơ đánh bắt được con cá lớn).

            Ngoại trừ Nguyễn Du, Cao Bá Quat, các nhà văn Việt Nam không viết được kiểu tác phẩm tư tưởng như F.Kafka; J.P.Sartre; A.Camus…

            Những dụ ngôn Đức Giêsu kể trong Kinh thánh không chỉ là những truyện ngắn hay về tư tưởng (tư tưởng Nhân văn Ki tô giáo) mà còn có ý nghĩa tâm linh.

            Xin đọc: Dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó (Luca 19, 19-31)

“Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

“Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!

“Ông Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”.

Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này !”

Ông Áp-ra-ham đáp: “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”.

Ông Áp-ra-ham đáp: “Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin”.

            Người có đức tin Kitô giáo, nghe dụ ngôn này, sẽ thức tỉnh tâm linh, và tự hỏi lại linh hồn mình, tự xét lại ý nghĩa của cuộc sống trần thế của chính mình, từ đó xác tín những gì Kinh thánh đã dạy..

            10. Bút pháp

                        Bút pháp nghệ thuật” là một thuật ngữ mà nội hàm chưa được xác định một cách khoa học. Người ta nói đến “bút pháp tả thực”, “bút pháp tượng trưng”, “bút pháp ước lệ”, “bút pháp phúng dụ, huyền thoại”, “bút pháp trào lộng, giễu nhại”…[[2]]. Đã có sự nhầm lẫn giữa bút phápthủ pháp nghệ thuật trong những cách gọi như vậy. Chẳng hạn, bút pháp ước lệ là bút pháp đặc trưng của văn học trung đại, bút pháp tả thực là cách viết đặc trưng của Chủ nghĩa hiện thực, nhưng “trào lộng, giễu nhại” chỉ là thủ pháp gây cười. Thủ pháp này được dùng trong nhiều kiểu loại văn học. Thí dụ, trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, một tác phẩm Hiện thực phê phán. Giếu nhại là một thủ pháp có tính đặc trưng của Hậu Hiện đại.

            Bút pháp là những nguyên tắc người viết phải tuân thủ khi kiến tạo tác phẩm theo một lý thuyết văn học (…Ism) nào đó: chẳng hạn, Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism)

Chủ nghĩa Lãng mạn (Romanticism), Chủ nghĩa Hiện thực phê phán (Critical Realism), Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), chủ nghĩa Hậu Hiện đại (Postmodernism)

Chủ nghĩa Lãng mạn đề cao cái riêng, vượt lên trên cái đời thường. Tác phẩm Lãng mạn thường vắng bóng đời sống hiện thực (xin đọc: Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử, Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư…). Bút pháp lãng mạn lấy Cái Tôi cá nhân chủ quan làm trung tâm, miêu tả thiên nhiên mỹ lệ và để tình cảm chảy tràn trên trang văn.

            “Gió mưa là bệnh của giời

            Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

                        (Tương tư-Nguyễn Bính)

Trong bài Tương tư, “Tôi” sánh với “giời”. Chỉ có tâm trạng của Tôi, hờn trách, hòai vọng rồi tuyệt vọng trong tình yêu, hoàn toàn vắng bóng xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Bút pháp tả thực của Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Hiện thực Phê Phán hay Chủ nghĩa Hiện thực xã hội Chủ nghĩa yêu cầu miêu tả chân thực hiện thực thông qua điển hình hóa. Hiện thực thường xô bồ, phức tạp và mâu thuẫn. Nhà văn chọn những hoàn cảnh điển hình, những nhân vật điển hình, những tính cách điển hình để phản ánh hiện thực ấy. Nhân vật Chị Dậu (Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) là điển hình cho người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước 1945. Nhân vật Chị Út Tịch (truyện ký Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi) là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam thời đánh Mỹ…

Chủ nghĩa Siêu thực (surréalisme) do André Breton khởi xướng 1924 [[3]] muốn kết hợp “giấc mơ và hiện thực, thành một dạng hiện thực tuyệt đối là siêu thực”. Chủ nghĩa Siêu thực phủ định tính logic của lý trí, đề cao giấc mơ, sự huyền ảo, ngẫu nhiên… vì thế nếu dùng logic lý trí để đọc một tác phẩm Siêu thực, người đọc sẽ thất bại (xem tranh Sleeping của Salvador Dali)

tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

            (trích-Đàn ghita của Lorca-Thơ Thanh Thảo)

(Sleeping-tranh Siêu thực của Dali)

Bút pháp ước lệ, tượng trưng là bút pháp chính của văn học trung đại.

Nguyễn Trãi nói về sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn:

            Đánh một trận sạch không kình ngạc

            Đánh hai trận tan tác chim muông

            Cơn gió to quét sạch lá khô

            Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ

                        (Bình Ngô đại cáo)

Nguyễn Trãi đã dùng một loạt hình ảnh tượng trưng trong đọan trích trên.

Thí dụ, Nguyễn Du tả Từ Hải:

Râu hùm, hàm én mày ngài,

Vai năm thước rộng, thân mười thước cao”,

Đó không phải là hình ảnh tả thực của Từ Hải. Chẳng lẽ râu Từ Hải lại tua tủa như râu con cọp (râu hùm). Trong văn chương cổ, con hùm (con cọp) là biểu tượng cho người anh hùng, con rồng biểu tượng cho vua. Nói “râu hùm” là nói Từ Hải là người anh hùng.

Thủ pháp là những biện pháp nghệ thuật cụ thể trong miêu tả, khắc họa bối cảnh, chân dung nhân vật và trong mục đích diễn ngôn. Thí dụ “cường điệu” là một thủ pháp gây cười

Lỗ mũi em những tám gánh lông

Chồng yêu chồn bảo tơ hồng trời cho

            (Ca dao)

Nam Cao dùng thủ pháp cường điệu trong việc dùng từ kết hợp với biện pháp so sánh tăng cấp để khắc họa nhân vật Lang Rận:

“Anh chàng có cái mặt trông dơ dáng thật. Mặt gì mà nặng chình chĩnh như mặt người phù, da như da con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngùn, lại gồ lên. Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Môi rất nở cong lên, bịt gần hai cái lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè. Nhưng cũng chưa tệ bằng cái lúc anh cười. Bởi vì lúc anh cười thì cái trán chau chau, đôi mắt đã híp lại híp thêm, hai mí gần như dính tịt lại với nhau, môi càng lớn thêm lên, mà tiếng cười, toàn bằng hơi thở, thoát ra khìn khịt. Trời đất ơi! Cái mặt ấy, dẫu cho mỗi ngày rửa ba lượt xà phòng, bà cựu trông thấy vẫn còn buồn mửa. Huống chi anh chàng lại bẩn gớm, bẩn ghê. Có lẽ mỗi buổi sáng ra cầu ao, anh ta chỉ nhúng mấy ngón tay, rửa độc một tí đầu mũi mà thôi”.

            Nguyễn Ái Quốc dùng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” trong truyện ngắn Vi hành.

            Khi viết cũng như khi đọc, việc nhận dạng bút pháp và thủ pháp của tác giả là điều cần yếu. Không thể dùng cách đọc một tác phẩm Hiện thực để đọc một tác phẩm được viết bằng bút pháp Lãng mạn. Thí dụ, không thể đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân như đọc Chí Phèo của Nam Cao.

            Xin dẫn một chi tiết: “Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước. Cái thang dài ấy đặt ngang trên sáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn, nếu đem bắt lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy tám tạ. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù” (Chữ người tử tù).

Nếu giải thích đọan văn trên bằng cách viết hiện thực, thì làm sao 6 phạm nhân có thể mang chung một cái thang gông nặng đến bảy, tám tạ? nghĩa là mỗi người mang trên vai hơn một tạ!

            11.Phong cách nghệ thuật

            Phong cách nghệ thuật là một phậm trù không dễ xác định tường minh. Phong cách bao gồm những đặc điểm sáng tạo xuất hiện bền vững, lộ ra bên, ngoài giúp người đọc có thể nhận dạng được khuôn mặt một tác giả văn học. Những đặc điểm này có cả trong nội dung và hình thức

            Thí dụ trong kiến trúc: nhà thơ Công giáo thường có tháp chuông vươn cao. Nhà chùa phương đông có mái cong. Đền thờ Hồi giáo có những đỉnh bầu tròn.

            Đọc văn thơ ta có thể nhân ra ngay khuôn mặt tác giả: Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Nam Cao, Tố Hữu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Huy Thiệp,… mỗi tác giả có phong cách riêng

            Không phải tác giả nào cũng có phong cách.

            Có phong cách tác phẩm, phong cách tác giả và phong cách thời đại.

            12.Bí mật của sự sáng tạo

            Nội dung của một tác phẩm tiêu tốn rất nhiều vốn sống của nhà văn, nhất là những bộ tiểu thuyết sử thi. Chỉ những nhà văn trải nghiệm sâu sắc với cuộc đời mới có thể viết tác phẩm lớn. Nguyễn Trãi phải trải qua 10 năm nằm gai nếm mật cùng Lê Lợi mới viết được Bình Ngô đại cáo; Nguyễn Du phải qua 10 năm lưu lạc gió bụi (thập tải phong trần), phải trải qua những biến động lớn của lịch sử mới viết được Đọan trường tân thanh

            Vốn sống chưa đủ làm nên tác phẩm, nhà văn còn cần vốn văn hóa, lịch sử và những hiểu biết nhiều mặt xã hội mới giúp cho tác phẩm tiếp cận được với đời sống. Hội Nhà văn thường cho hội viên đi thực tế để có vốn sáng tác là vì vậy. Muốn viết về Lê Lợi, nhất định phải đến Lam Kinh (Thanh Hóa), cũng vậy muốn viết về Hồ Quy Ly người viết phải đến Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa).

            Để viết tác phẩm, nhà văn phải đi tìm nhân vật, tìm những câu chuyện, tìm những vấn đề. Tất nhiên phải có tài quan sát để nhận ra những người mình đã gặp ai có phẩm chất của một nhân vật văn học? Phải nghiền ngẫm xem vấn đề nào là vấn đề cả xã hội quan tâm và có giá trị lâu dài. Tất nhiên những vấn đề thời sự là đối tượng của báo chí, nhà văn không thể chạy theo thời sự. Và khó nhất là để viết một tác phẩm tư tưởng. Văn chương Việt Nam thiếu kiểu loại tác phẩm tư tưởng.

            Nhà văn cần có sự dũng cảm, sự say mê, tài năng và “cái thời” của mình. Khi tác phẩm được in ra, liệu mình có thể chịu đựng được gạch đá của dư luận, chịu được những áp lực chính trị? Chẳng hạn, Nguyễn Mạnh Tuấn “lên bờ xuống ruộng” vì in Cù lao Chàm (1984), Nguyễn Ngọc Tư chịu khổ sở vì Cánh đồng bất tận (2005), Năm 2000, Bùi Ngọc Tấn in Chuyện kể năm 2000. Sáchbị thu hồi và tiêu hủy. Bảo Ninh in Nỗi buồn chiến tranh, sáchbị cấm từ năm 1993 đến 2005. Đến năm 2006 mới được phép xuất bản trở lại …).

Không có tài, không có thời, thiếu say mê, thiếu sự dũng cảm thì không thể làm nhà văn. Mà “tài” và “thời” là do trời cho, không phải ai cũng có khả năng thiên phú. Nguyễn Du đã phát hiện ra quy luật: “Tài mệnh tương đố”, “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Rất nhiều nhà văn đã phải chịu một định mệnh oan khiên. Cao Bá Quát từng bị tru di tam tộc. Các nhà thơ Phan Khôi, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm từng bị án trong vụ Nhân Văn giai phẩm (1955-1958)…

Nguyễn Huy Thiệp viết: “Viết ra được một tác phẩm không dễ. Viết hay thì lại càng khó. Nghề văn trong thời hiện tại là một nghề khó vào bậc nhất. Khi Internet phát triển, tác giả không thể tưởng tượng, “lừa bịp” hoặc “sáng tác” được. Thông tin để xử lý, cung cấp cho các chi tiết sự kiện văn học có quá nhiều. Nhà văn bắt buộc phải trở thành một nhà văn hóa, một nhà nghiên cứu…”(Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn).

Kết luận 2: Tác phẩm văn chương là một cấu trúc tư tưởng-thẩm mỹ. Mọi yếu tố của cấu trúc liên kết nhau trong một hệ thống nội tại (liên kết nhau theo kiểu tư duy nghệ thuật, liên kết để thể hiện chủ đề, liên kết trong trường tư tưởng…) và mọi liên kết đều có giá trị tạo nghĩa. Cũng phải chú ý tương quan tác phẩm với tác giả, với người đọc và thời đại sản sinh ra tác phẩm. 4 đối tượng này lại chi phối lẫn nhau. Đọc và viết một tác phẩm văn chương cần phải thâm nhập cho được thế giới tư tưởng-thẩm mỹ của tác phẩm. Điều này không dễ dàng khi người đọc đối diện với những tác phẩm lớn, những kiểu tư duy mới lạ và những kiểu cấu trúc chưa từng có trước đó.

***

(MỜI ĐỌC TIẾP PHẦN III)

Chuyên luận này có 3 phần, bạn có thể tải về bản full để đọc theo link:

(còn tiếp)Mời đọc ĐỌC, VIẾT & PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG (Phần I)


[1] Bùi Công Thuấn-Đọc lại tiểu thuyết Một linh hồn của Thụy An

  Nguồn: Bùi Công Thuấn-Văn học Công giáo Việt Nam đương đại. Nxb HNV 2022.

[2] Mai Hải Oanh-Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới

[3] André Breton-Tuyên ngôn thứ nhất của Chủ nghĩa Siêu thực

http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/triet-hoc-nghe-thuat/tuyen-ngon-thu-nhat-cua-chu-nghia-sieu-thuc_355.html

ĐỌC, VIẾT & PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG-Phần I

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK:  buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

***

Chuyên đề dành cho người trẻ Công giáo viết văn

Chuyên luận này có 3 phần. Bạn có thể tải về để đọc cả chuyên luận theo link:

ĐỌC, VIẾT & PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG

Bùi Công Thuấn

***

PHẦN I

  1. LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG

Ngồi trước trang giấy để bắt đầu sáng tác, người viết đã phải tự trả lời nhiều câu hỏi.

Viết cho ai đọc? (Đối tượng)

Viết điều gì? (Nội dung)

Viết để làm gì? (Mục đích)

Viết thế nào? (Cách viết: chọn Thi pháp, bút pháp, thể loại, kiểu cấu trúc,

                         kiểu ngôn ngữ – giọng điệu)

Cần chuẩn bị những gì để viết? (Thí dụ: lấy tư liệu, trải nghiệm…)

Những vấn đề như thế đụng chạm đến bản chất của sáng tạo văn học. Lý luận văn

học nghiên cứu những vấn đề bản chất này. Thực ra Lý luận văn học còn nghiên cứu những vấn đề phổ quát hơn, chẳng hạn: “Sáng tạo” là gì? “Cái Đẹp” là gì? “Thơ” là gì? “văn học” có cần cho cuộc đời không?

M. Gorky coi “Văn học là nhân học”. Nguyễn Đình Chiểu dùng văn học làm vũ khí (“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”). Nguyễn Du viết Truyện Kiều chỉ là để “mua vui”: “Mua vui cũng được một và trống canh”. Xuân Diệu chủ trương: “Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”(Cảm xúc). Sóng Hồng lại chủ trương: “Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”(Là thi sĩ). Hàn Mạc Tử nhận ra sứ mệnh của thi ca: “Thi sĩ không phải là một người thường. Với một sứ mệnh của Trời, thi sĩ phải biết đem tài năng ra ca ngợi Đấng Chí tôn và làm cho người đời thấy rõ vẻ đẹp của thơ, để đua nhau nhìn nhận và tận hưởng”(Thư gửi Trọng Miên 1939).

Vấn đề cứ rối tung lên, và gây nên những cuộc tranh cãi. Chẳng hạn: “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” là cuộc tranh luận diễn ra trong các năm từ 1935 đến 1939. Phái “Nghệ thuật vị nhân sinh” do Hải Triều làm chủ soái và phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” do Hoài Thanh cầm đầu. Cuộc tranh luận này đã khởi đầu trước đó giữa nhà văn Hải Triều và nhà văn Thiếu Sơn. Hải Triều đã viết bài “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” đáp lại Thiếu Sơn trong Tiểu thuyết thứ Bảy số 16-2-1935.

Gần chúng ta, đã có những vụ án văn học như Nhân văn Giai phẩm (1955-1958), hoặc có những tranh cãi gay gắt về Nỗi buồn chiến tranh (1990) của Bảo Ninh, Cánh đồng bất tận (2005) của Nguyễn Ngọc Tư, Bóng đè (2005) của Đỗ Hoàng Diệu, Hội thề (2010) của Nguyễn Quang Thân…

Và như vậy, văn học không còn là riêng trong phạm vi sáng tác văn chương mà văn học còn là tư tưởng, chính trị, văn hóa và cả kinh doanh (văn chương sex). Nhiều tác phẩm đã bị cấm. Các nước Hồi giáo cấm cuốn Những vần thơ của quỷ Satan (The Satanic Verses) Salman Rhusdy xuất bản năm 1988. Giáo hội Công giáo cấm cuốn Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa (The last temptation of Christ) của Nikos Kazantzakis (1883 – 1957) – nhà văn Hy Lạp), cấm cuốn Những con chim ẩn mình chờ chết (‘The Thorn Birds’) của Colleen McCullough xuất bản 1977. Cuốn Mật mã Davinci (The Da Vinci Code) của Dan Brown xuất bản năm 2003…Nhà nước Việt Nam cấm và tịch thu tiêu hủy nhiều tác phẩm văn chương, chẳng hạn tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Những cuốn Trư cuồng của Nguyễn Xuân Khánh. Cuốn Ba người khác của Tô Hoài phải 17 năm sau khi tác giả viết xong mới được xuất bản.

Ngày nay, nhiều lý thuyết văn học đã tìm cách lý giải cho những vấn đề bản chất của văn chương khi xem xét mối quan hệ Tác giả-Tác phẩm-Người đọcmội trường tinh thần (chính trị, lịch sử, văn hóa, xu thế thời đại, giao lưu văn hóa…).

Chẳng hạn,

Phương pháp phê bình tiểu sử coi tác giả là yếu tố quyết định tác phẩm, đọc tác phẩm là để hiểu tác giả, và nhiều khi tác phẩm trở thành “vật chứng” kết tội tác giả.

Các phương pháp phê bình đương đại (Phê bình mới Anh-Mỹ, phê bình Cấu trúc, Giải Cấu trúc…) lại lấy tác phẩm làm trung tâm. Tác phẩm có ý nghĩa biệt lập với tác giả (tác giả đã chết)

Lý thuyết người đọc (Reader Theory) đề cao vai trò người đọc trong vai trò đồng sáng tạo với tác giả ý nghĩa tác phẩm là do người đọc quyết định, bởi họ thuộc về một “Cộng đồng diễn dịch”, và tác phảm phải đáp ứng “tầm kỳ vọng” của người đọc.

Phê bình Marxist quan tâm ý nghĩa chính trị của văn học. Văn học có góp phần vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản như thế nào?

Ở Việt Nam, quan điểm của Đảng về văn chương được trình bày rõ trong Đề cương văn hóa (1943), trong báo cáo: “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” của Trường Chinh 1948, trong Nghị quyết Trung ương 5 (1998) và Nghị quyết 23 (2008) của Bộ Chính trị:

Văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Phấn đấu sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người; vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hoá – tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng, đồng thời với tập trung xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp…”

Trên nền tảng mỹ học mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh, khuyến khích văn nghệ sĩ bám sát thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; lên án, phê phán không khoan nhượng những tiêu cực, xấu xa đang cản trở sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam”.(Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị)

  1. VĂN CHƯƠNG LÀ GÌ?

Một định nghĩa đơn giản: Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, tức là sự sáng

 tạo Cái Đẹp bằng ngôn ngữ.

            Cái Đẹp là bản chất của nghệ thuật. Nghệ thuật là sự khám phá, sáng tạo Cái Đẹp. Xin lưu ý, Cái Đẹp là một phạm trù Mỹ học. Cái đẹp là một thực tại khách quan nhưng cảm nhận cái đẹp lại hoàn toàn chủ quan. Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky (1821-1881) nói: “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” (trong tiểu thuyết “Thằng ngốc”-1868). Cái đẹp là thuộc tính Người. Chỉ con Người mới cảm nhận Cái Đẹp, làm Đẹp và sáng tạo Cái đẹp.

            Âm nhạc dùng âm thanh,tiết tấu, hòa âm; Hội họa dùng màu sắc, đường nét, bố cục; nghệ thuật Múa dùng đường nét, động tác hình thể; Kiến trúc sáng tạo những cấu trúc…

            Không sáng tạo Cái Đẹp thì không phải là nghệ thuật. Ngày nay, chịu ảnh hưởng của trào lưu Hậu Hiện đại, có những quan niệm ngược lại: nghệ thuật không phải là sáng tạo Cái Đẹp. Có người làm “thơ không thơ”. Viết “văn không văn”. Nhóm Mở Miệng làm Thơ Rác, thơ Dơ, Thơ Nghĩa Địa

            Văn học Việt Nam đương đại khám phá Cái Đẹp theo quan điểm của chủ nghĩa Marx. Sự nghiệp Cách mạng là của quần chúng vô sản. Trung tâm của Mỹ học Marx-Lênin là quần chúng trong đấu tranh cách mạng. Cho nên, nhân vật chính của văn học Việt Nam là Công, nông, binh. Nhà văn xuất thân từ công, nông binh. Nội dung của văn học là những câu chuyện của công, nông, binh. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ Công nông, binh. Sáng tác văn học là để cổ vũ cuộc đấu tranh cách mạng của công, nông, binh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

            “Cái Đẹp” của Mỹ học Kitô giáo được Kinh thánh xác lập: Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo. Mọi sáng tạo của Thiên Chúa đều tốt đẹp.

Sách Sáng Thế ký chương 1 ghi rõ: sau sáu ngày sáng tạo nên vũ trụ và muôn loài: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1, 31);

Đức Giêsu là “Cái Đẹp” thiện hảo. Khi Đức Giê-su vừa chịu phép rửa xong, Người lên khỏi nước. Lúc ấy các tầng trời mở ra; Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3, 13-17). Trên Núi Tabor, Đức Giêsu “đẹp chói lòa” giữa Mô-sê và ông Ê-li-a. Lại có tiếng từ trời: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!(Mt 17, 1-9). Trên Thánh giá, khi đã hoàn tất cuộc Cứu độ nhân loại, Đức Giêsu tắt thở. Ngài thể hiện Cái Đẹp đầy uy quyền của Thiên Chúa: Và kìa, bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được chỗi dậy. Sau khi Chúa chỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người. Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa“(Mt 27, 51-54).

CÁI ĐẸP CỦA VĂN CHƯƠNG LÀ GÌ?

Cái đẹp của văn chương thể hiện trong mọi yếu tố của tác phẩm, hơn thế, còn thể hiện ở nhân cách xã hội của tác giả và ở cả thái độ tiếp nhận của người đọc.

Cái đẹp của văn chương thể hiện ở lời văn, giọng văn, nghệ thuật diễn đạt, cấu trúc tác phẩm, nhân vật, nội dung được kể, chủ đề được đặt ra, và tư tưởng tiến bộ làm nền  (tư tưởng Nhân văn, Chủ nghĩa yêu nước, Chủ nghĩa nhân đạo, Tinh thần dân tộc, Tính nhân loại, phần tích cực của các tư tưởng triết học…)

Trong các yếu tố của tác phẩm thì tư tưởng là yếu tố cốt lõi. Những nền văn học lớn là những nền văn học có tư tưởng lớn. Văn học Việt đương đại không có tư tưởng.

Ngôn ngữ văn chương có đăc trưng: đó là ngôn ngữ giao tiếp, có tính biểu cảm, tính đa nghĩa, tính hình tượng, và tính cá thể hóa (tạo phong cách). Ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ nhật dụng chỉ có một nghĩa thông tin

Một văn bản văn chương có thể có các nghĩa sau đây

 Nghĩa thông tinNghĩa biểu cảm
Nghĩa tường minhTHÔNG TIN TƯỜNG MINHBIỂU CẢM TƯỜNG MINH
Nghĩa hàm ẩnTHÔNG TIN HÀM ẨNBIỂU CẢM HÀM ẨN


            1.Nghĩa thông tin tường minh

     2. Nghĩa thông tin hàm ẩn

     3.Nghĩa biểu cảm tường minh

     4. Nghĩa biểu cảm hàm ẩn

     5. Nghĩa phản ánh hiện thực

     6. Nghĩa tư tưởng

     7. Nghĩa nghệ thuật

     8. Nghĩa của cộng đồng diễn dịch…

Một tác phẩm lớn, mỗi thời đại có thể tìm thấy những ý nghĩa mới. Lý thuyết văn học hiện đại cho rằng, nghĩa của văn bản là một sự diễn giải vô tận, mội người đọc có thể tìm thấy một ý nghĩa riêng.

SỰ SÁNG TẠO

          Sáng tạo là yếu tính của văn chương. Giá trị của một tác phẩm văn chương là ở sự sáng tạo của nhà văn. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”

            Sáng tạo nghệ thuật là gì? Là làm ra “Cái Thẩm mỹ mới” (Cái Đẹp mới).

            Có thể là:

            Một giọng văn mới, thí dụ giọng thơ Nguyễn Bính và giọng thơ Phạm Tiến Duật. giọng thơ Bùi Giáng và giọng thơ Phạm Thiên Thư

Một kiểu nhân vật mới: Nam Cao có kiểu nhân vật trí thức “sống mòn”, người nông dân tha hóa. Văn học Lãng mạn trước 1945 có các kiểu nhân vật Tiểu Tư sản, cốt lõi là “Cái Tôi cá nhân” (Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Nửa chừng xuân của Khái Hưng…); trái lại, Văn học kháng chiến sau 1945, nhân vật chính là Công, Nông, Binh trong chiến đấu và lao động, kiểu nhân vật tập thể (Tây Tiến của Quang Dũng, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi…)

Một cách viết mới (cách cấu trúc tác phẩm, bút pháp,..): cách viết của Nam Cao, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài (Thiên Sứ)…

Một kiểu tư duy nghệ thuật mới (tư tưởng và thi pháp): tư duy dân dã của Ca dao khác tư duy thơ tư tưởng của thơ Đường. Kiểu tư duy thơ Lãng mạn (Cái Tôi) khác với tư duy thơ Thiền (tư tưởng Thiền-Mỹ học của sự im lặng), tư duy theo Chủ nghĩa Hiện thực khác với Chủ nghĩa Siêu thực…Hậu Hiện đại lật đổ những “đại tự sự” của chủ nghĩa Hiện đại…

Những nhà văn lớn là những người đem đến cho văn học thế giới tư tưởng và thi pháp mới. Chẳng hạn V. Hugo; H. Balzac; Tagore, Franz. Kafka; E. Hemingway; Lev. Tolstoi; J. P. Sartre; Alain Robbe-Grillet (1922-2008); Kim Dung sáng tạo hẳn một thế giới giang hồ trong tiểu thuyết kiếm hiệp…

THI SĨ… LÀ NHỮNG BÔNG HOA RẤT QUÝ HIẾM…” (Hàn Mạc Tử).

            Khi đọc một tác phẩm, tôi luôn tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề: tác giả có phải là nhà thơ, nhà văn không? Nếu câu trả lời là “không”, tôi sẽ không đọc anh ta nữa.

            Vậy thế nào là một “nhà thơ”? Những phẩm chất gì tạo nên một Nhà văn”?

            Hàn Mạc Tử trong thư gửi Trọng Miên (1939) đã viết: “Thi sĩ không phải là một người thường Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: loài thi sĩ. Loài này là những bông hoa rất quý và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng…” (Hàn Mạc Tử-đd).

            Nhiều người biết mình có tài văn chương bèn làm ra dáng vẻ đặc biệt khác người. Nguyễn Tuân thì “ngông”, Bùi Giáng thì “điên”. Phạm Thiên Thư thì vào chùa tu 10 năm rồi ra.

            Đức Giáo hoàng Gioan Phao lô II gọi nghệ sĩ là “ơn gọi” của Chúa:

            Trong thư gửi nghệ sĩ năm 1999, ngài viết: “Không phải tất cả mọi người đều được gọi trở thành nghệ sĩ theo nghĩa riêng của hạn từ này.”

 “Người nghệ sĩ có một quan hệ rất đặc biệt với cái đẹp. Nói cho đúng, cái đẹp là ơn gọi Tạo Hóa đã ban cho người nghệ sĩ qua hình ảnh họ được Chúa trao cho “nén bạc nghệ thuật”. Chắc chắn, đây cũng là nén bạc phải làm cho sinh hoa kết quả, đúng theo ý nghĩa của dụ ngôn các nén bạc.

Đến đây, chúng ta đụng phải một điểm căn bản. Những ai nhận thấy nơi mình có tia sáng thần linh ấy, tức là ơn gọi làm nghệ sĩ (làm thi sĩ, văn sĩ, nhà điêu khắc, nhà kiến trúc, nhà nhiếp ảnh, nhạc sĩ,…) cũng sẽ cảm thấy mình có bổn phận không được để hoang phí tài năng ấy mà phải phát triển, để đem ra phục vụ nhân loại”.

            Yếu tính của “ơn gọi nghệ sĩ” là gì? Là:“Người nghệ sĩ có một quan hệ rất đặc biệt với cái đẹp. Nói cho đúng, cái đẹp là ơn gọi Tạo Hóa đã ban cho người nghệ sĩ”.

            Nghĩa là năng lực khám phá, cảm nhận và sáng tạo “Cái Đẹp” (tức là có“tia sáng thần linh”). Không có năng lực này thì không thể làm nghệ sĩ.

            Sáng tác là phát huy năng lực sáng tạo. Tiếp cận văn chương là khám phá Cái Đẹp của tác phẩm, khám phá năng lực sáng tạo của tác giả.

            Những người viết theo quán tình bắt chước theo những khuôn mẫu (đã có trong tiềm thức khi học văn ở Phổ thông, hoặc viết theo khuôn mẫu của những tác giả mình đã đọc, chẳng hạn, có một thời người ta viết theo cách viết của Nam Cao, và hôm nay, nhiều người đang bắt chước viết theo Nguyễn Huy Thiệp…Những người như thế chỉ là thợ thơ, thơ chữ. (Chữ của Nam Cao)

TẠI SAO NGƯỜI TA SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG?

Văn chương sử dụng ngôn ngữ là chất liệu, nó thực hiện các chứ năng của ngôn ngữ

            1.Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, văn chương cũng có chức năng giao tiếp. Trước hết đó là sự lên tiếng nói của Cái Tôi để truyền thông điệp đến người khác. Nhu cầu giao tiếp là thuộc tính xã hội của con người. Sự lên tiếng nói (diễn ngôn) là một quyền căn bản của nhân quyền. Tôi có quyền lên tiếng nói về những vấn đề của chính Tôi và những vấn đề xã hội có liên quan đến Tôi. Khi lên tiếng nói Cái Tôi được giải phóng, đồng thời nó thể hiện những khát vọng, những tham vọng. Văn chương trước hết là sự thể hiện Cái Tôi. Đọc bất cứ trang văn nào, người đọc cũng thấy Cái Tôi đứng chặn trước mặt.

                        “Dừng chân đứng lại trời, non, nước

                        Một mảnh tình riêng ta với ta

                                    (Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan)

                        “Ta là Một là Riêng là thứ Nhất

                        Không có chi bè bạn nổi cùng ta

                                    (Hy Mã Lạp Sơn-Xuân Diệu)

                        “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế”(Vi hành-Nguyễn Ái Quốc)

            Tham vọng văn chương là tham vọng được lưu danh, được để đời. Phan Bội Châu làm chính trị và ông dùng văn chương làm vũ khi tuyên truyền, thể hiện tư tưởng cách mạng. Khi Việt Nam Quốc dân đảng thất bại, Nhất Linh quay về văn chương, và nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã để lại dấu ấn trong lịch sử văn học Việt.

            Những bậc thức giả chỉ coi văn chương làm phương tiện giao tiếp bởi văn chương có sức mạnh tác động trực tiếp lên tư tưởng tình cảm qua các hình tượng nghệ thuật.

“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương”

      (bài thơ Vịnh hòai-trong tập Tùy Viên thi thọai-của Viên Mai)

            2.Nhà văn là người nói tiếng nói thay cho một cộng đồng, nói tiếng nói thời đại của mình. Lên tiếng nói chính là sự tồn tại. Đó là sự tồn tại của lịch sử, tồn tại của một thời đại. Vì thế văn chương luôn được sử dụng để xây dựng văn hóa của thời đại, của dân tộc. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là tiếng nói và là sự tồn tại của dân tộc ta thế kỷ 15. Nguyễn Trãi trở thành danh nhân văn hóa của thế giới.

            3. Ngôn ngữ là tư tưởng, cũng là hành động. J.P.Sartre gọi là “nhà văn dấn thân”(écrivain engagé). Tác phẩm văn chương thực hiện hai chức năng tư tưởng và hành động một cách mạnh mẽ, bền bỉ, nhờ sự tác động của hình tượng nghệ thuật. Vì thế văn chương được dùng trong nhà trường để dạy đạo đức, chính trị, văn hóa. Văn chương được các nhà chính trị dùng làm vũ khí, được các nhà đạo đức, nhà truyền giáo dùng để giáo huấn các tín đồ. Thật dễ hiểu khi Nhà nước cấm những tác phẩm có nội dung tư tưởng độc hại, những tác phẩm phản độngđồi trụy.

            4. Văn chương còn là sự sáng tạo Cái Đẹp bằng ngôn ngữ. Con người cần Cái Đẹp. Chỉ con người mới nhận thức được Cái Đẹp, mới thưởng thức vẻ đẹp, mới khám phá Cái Đẹp và mới biết làm Đẹp. Cái Đẹp là thuộc tính Người. Loài vật không biết Cái Đẹp. Và vì thế con người cần văn chương. Quan hệ người với người cần những lời nói đẹp (lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau). Người ta cần có những hình tượng đẹp, hình tượng lý tưởng để nhìn lên và noi gương. Và con người thưởng thức cái đẹp văn chương mọi nơi, mọi lúc: đọc một truyện hay, ngâm một bài thơ hay…những truyện dân gian, thơ ca dân gian được lưu truyền khắp nơi, từ đời này sang đời khác…

            5. Ngoài ra văn chương còn có giá trị văn hóa, kinh tế và nhiều giá trị khác. J.K.Rowling là tác giả của bộ truyện Harry Potter, lúc đầu chỉ là một nhân viên nghèo bà trở thành người giàu có ở nước Anh. Chỉ riêng trong năm ngoái, Dan Brown đã kiếm được 76 triệu dollars (bản quyền Mật mã Davinci) và đẩy nhà văn nữ J.K Rowling (tác giả Harry Porter) xuống hàng thứ hai với 59 triệu dollars.

(J.K.Rowling)

                    Kết luận 1: Văn chương là nghệ thuật ngôn từ,tức là sự sáng tạo Cái Đẹp bằng ngôn từ. Đồng thời văn chương thực hiện những chức năng của ngôn ngữ (giao tiếp, tư tưởng, hành động, thẩm mỹ và cá thể hóa). Trong xã hội, văn chương được sử dụng cho những mục đích khác nhau (chính trị, tôn giáo, kinh tế, văn hóa..). Bản chất của văn chương là sự sáng tạo Cái Đẹp. Đánh mất bản chất này thì văn chương không còn là văn chương.

(Dan Brown)

Bùi Công Thuấn. Tháng 10/ 2023

___________________________________________________________________________

(Mời xem tiếp phần II:

https://buicongthuan.wordpress.com/2023/10/13/doc-viet-phe-binh-van-hoc-phan-ii/ )

Chuyên luận này có 3 phần. Bạn có thể tải bản full để đọc theo link: