HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NĂM 2022 CỦA BÙI CÔNG THUẤN

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK: buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

***

HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC 2022

Bùi Công Thuấn

***

Năm 2022 sẽ trở thành quá vãng. “Của tin còn một chút này” BCT dành để chia sẻ với bạn Văn. Xin chân thành cám ơn bạn bè, thân hữu, các bạn cựu học sinh năm qua đã ghé thăm và khích lệ.

1.CÁC BÀI VIẾT ĐÃ PHỔ BIẾN

SÔNG LUỘC Ở PHƯƠNG NAM -tiểu thuyết của Khôi Vũ

MỘT THOÁNG HÀ NỘI

THƠ HỮU NHÂN VÀ SEN ĐỒNG THÁP

https://vanchuongthanhphohochiminh.vn/tho-huu-nhan-va-sen-dong-thap?fbclid=IwAR1mxMiTQmwY0z3kIXcD7xeStj0jQUvppxpNBmd9FsdbWxdPEtU7H2WS_3w

CHI HỘI-HNV-ĐỒNG NAI-Một miền quê hương trù phú

https://vanvn.vn/chi-hoi-nha-van-viet-nam-dong-nai-mot-mien-van-chuong-tru-phu/ (30/11/2022)

http://hvhnt.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetail.aspx?NewsId=3013&CatId=83 (10/12/22)

ĐỌC LẠI TUỒNG THƯƠNG KHÓ CỦA J.TÒNG

https://www.vanthoconggiao.net/2022/09/doc-lai-tuong-thuong-kho-cua-j-b-tong-tac-gia-bui-cong-thuan.html

VƯỜN TRĂNG-thơ Cát Đen

http://buicongthuan.vn102.space/?title=vhcg_v_n_tr_ng_th_cat_en&more=1&c=1&tb=1&pb=1

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN ĐỨC THÔNG

http://buicongthuan.vn102.space/2022/05/12/vhcg_lm_nguy_n_c_thong

THẦY CẢ PHILIPPHÊ BỈNH-Tư liệu

http://buicongthuan.vn102.space/?title=vhcg_th_y_c_philipphe_b_nh_t_li_u_c_a_g_&more=1&c=1&tb=1&pb=1

THƠ CỦA THẦY CẢ PHILIPPHÊ BỈNH (1759-1833)

https://buicongthuan.wordpress.com/2022/12/20/tho-cua-thay-ca-philipphe-binh/ (20/12/2022)

II.THAM GIA SINH HOẠT VĂN NGHỆ

1.DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG với 3 ca khúc

   do Hội VHNT Đồng Nai tổ chức tháng 7/2022

    Bài ca người lính đảo

   Biển xa vẫy gọi

   Vòng tròn Gacma bất tử

2.THAM GIA TỖ CHỨC TRAO GIẢI VHNT ĐẤT MỚI của Giáo phận Xuân Lộc

3.NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ LLPB ở phân hội văn học Đồng Tháp

4.ĐẠT GIẢI TRỊNH HOÀI ĐỨC lần thứ V (2016-2020) thể loại LLPB, hạng A.

3. XUẤT BẢN Văn học Công giáo Việt Nam đương đại.

   Nghiên cứu & Phê bình. Nzxn HNV 2022

    Bạn có thể đọc theo link:    https://www.mediafire.com/file/h29px4fq2vlp1d3/VĂN+HỌC+CÔNG+GIÁO+VIỆT+NAM+ĐƯƠNG+ĐẠI-official.rar/file

__________________

VƯỜN TRĂNG-THƠ CÁT ĐEN

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK: buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

***

VƯỜN TRĂNG-

VƯỜN CỦA ÂN TÌNH THÁNH

(Đọc tập thơ Vườn Trăng của Lm. Gioakim Nguyễn Đức Quang, bút danh Cát Đen)

Bùi Công Thuấn

***

(Lm Gioakim Nguyễn Đức Quang (bút danh Cát Đen) Trưởng Ban Văn hóa GP Quy Nhơn.

Bài thơ “Vườn Trăng” nằm trong chùm thơ Tam nhật Thánh, mùa Phục sinh năm 2015, điều này gợi cho người đọc về đêm Đức Giêsu cầu nguyện trong vườn Ghếtsimani trước khi Ngài bị bắt đi. “Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc 22, 44). Ba lần cầu nguyện và trở lại, Chúa vẫn thấy các tông đồ đang ngủ. Ngài nói “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ”(Mc 14, 38).

Nhà thơ Cát Đen đã không dựng lại đêm Vườn dầu kinh hoàng ấy, mà lắng lòng mình để nghe tiếng Chúa gọi mời: “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?(Mt 26, 40)

Vườn đêm khuya vắng lặng

Lòng ai lại rối bời

“Nụ hôn nào phản bạn?”

Trăng rằm ai sánh đôi.

Trăng nhẹ nhàng tha thướt

Gửi lời mời trong đêm

Cùng Thầy con canh thức…”

            (Vườn trăng)

Đêm nghiêng trăng khuyết vườn sầu

Vườn sầu hay tiếng nguyện cầu thiết tha.

Lời Thầy vang tiếng lòng ta

Cùng Thầy tỉnh thức mới là yêu thương

              (Vườn đêm)

Tôi lắng nghe tiếng lòng thổn thức

Tiếng từ trời là Đức Kitô.

            (Bạn thấy gì)

Nhưng “Vườn Trăng” cũng là chủ đề của cả tập thơ, là hồn thơ, là tiếng lòng của chính nhà thơ, một tâm hồn trong ngần, thanh khiết và bình yên lạ thường. Hồn thơ ấy lắng nghe “Tiếng từ trời là Đức Kitô”, thầm thì tâm sự với Chúa, gần gũi, thiết tha, lắng đọng. Cả không gian thơ là đêm khuya yên tĩnh, là đêm trăng mát dịu, nhưng cũng là không gian của Ơn Cứu Độ:

Hồn chiên trong sáng đẹp nên thơ

Thầy trò gần gũi cảnh ban sơ

Địa Đàng năm ấy giờ hiển hiện

Như sen thơm ngát giữa bùn dơ.

            (Đàn chiên)

                        “Vườn khuya đêm gió lộng

Trăng thêm chén tình nồng

Vòng tay Thầy mở rộng

Đợi ôm con vào lòng.

                                    (Vườn Trăng)

Mưa đêm thấm ướt vách tường
Mưa lòng là tiếng con nương tình Thầy.
           
(Tiếng ai)

Ở bên Chúa, nhà thơ thấy mình bé nhỏ: là con ong nhỏ; là sợi chỉ nhỏ (Chiếc nôi mẹ dệt), hạt bụi (Em chỉ là tro bụi), là cỏ dại, là cơn mưa nhỏ, làm nến nhỏ

Thầy ơi! Con nhỏ bé

Tình con tìm chốn nương

            (Vườn trăng)

Thầy về sáng tinh khôi

Lòng con hết đơn côi

Con xin làm nến nhỏ

Góp ánh hồng sáng soi.

             (Nến hồng)

Đời con là cỏ dại

Không màng tiếng hoan hô

Không nói lời kết án

Sống cuộc sống tông đồ

            (Xin làm cỏ dại)

…Ta làm cơn mưa nhỏ 

Tưới mát đồng tuổi thơ.

                                    (Cô đơn)
Trên đồi sọ đau thương

Thầy là ánh thái dương

Con cùng Thầy chịu chết

(Chiều đổi thay).

            Nhà thơ ý thức sâu sắc thiên chức Linh mục: cho Danh Cha cả sáng, cho những con người nhỏ bé thanh bần được sống trong yêu thương hạnh phúc nước trời.

                        Trong thiên chức đời đời là linh mục

Ngài và con hát mãi khúc hoan ca

Chúc tụng Chúa muôn đời muôn muôn thuở

Cho đất trời rạng rỡ Thánh Danh Cha.

                        (Một lần nói)

Là linh mục con như con ong nhỏ

Tìm hoa góp mật xây tổ dịu hiền

Đường tình yêu đưa người về hạnh phúc

Làng trên xóm dưới mặc áo bình yên.

                        (Chúa dìu con)

Tôi yêu Chúa trong phận người nhỏ bé

Sống thanh bần như sen giữ hương quê

                        (Đêm cầu nguyện)

Hồn thơ ấy đặc biệt tinh tế khi chia sẻ niềm vui hồng ân vĩnh khấn với các nữ tu (Bên sông thương, Đời con, Đèn cô cháy sáng, Em về góp đóa hoa xinh, Chiếc nhẫn tình yêu), khi khóc cùng những kẻ mồ côi (Em đã biết khóc ), người khóc chồng (Cánh mai về cội); chia sẻ niềm tin Phục sinh với người đã chết (Nắng chiều );

                        Ta ngồi im lặng nắng chiều rơi

Lời kinh Tin Kính mở đôi môi

Niềm tin kẻ chết sẽ sống lại

Ngôi mộ như là một chiếc nôi.

Nắng chiều không tắt trong tim tôi
Danh Cha cả sáng khắp muôn nơi
Tình Thầy tha thứ người tội lỗi
Về trời hoan hỷ hết đơn côi.
        Tháng các đẳng 2016

                                (Nắng chiều)

            Những bài thơ về làng quê (Làng trên sông, Làng Sông quê tôi), về xứ đạo (Trăng lại

 về), về lịch sử giáo hội (Nơi đây có ơn lành, Cảm Tạ Hồng Ân 400 Năm Hạt Giống Tin

 Mừng 1618-2018), về tổ tiên sống đạo (Câu chuyện một dòng sông, Đường về tạ ơn)…thể hiện góc nhìn và tình cảm đặc biệt của nhà thơ Cát Đen. Đó là hơi thơ có chất sử thi kết hợp với thánh ca; là tình quê dưới đất quyện chặt với quê trời. Là sự chan hòa giữa người trần gian với quê thiên đàng, đầy ắp yêu thương nhưng mạnh mẽ can trường, mộc mạc khiêm cung nhưng lẫm liệt tự hào, từ đó làm hiển lộ nhiều phẩm chất đặc biệt của người thơ.

            Tôi gọi là “những phẩm chất đặc biệt” bởi vì hồn thơ Cát Đen lắng rất sâu vào bên trong, nói tiếng nói nội tâm với Chúa trong một không gian tuyệt vời tĩnh lặng, nhưng hồn thơ ấy cũng cháy lên rực rỡ với lịch sử truyền giáo đầy máu đỏ và Thập giá hy sinh của cha ông. Và hồn thơ ấy đằm thắm biết bao trong những tình tự quê hương, với người dân quê mộc mạc, nhưng đầy ắp tình Mến không vơi cạn trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tháng bảy Làng Sông mưa hồng ân
Chốn xưa còn thắm gót tiền nhân
Gần xa nô nức về hội ngộ

Dệt khúc tạ ơn ngát hương trầm.

Đất xưa hoang vắng nhuốm máu xương

Phù sa bồi đắp chí can trường
Cần mẫn ướp đời Tin – Cậy – Mến
Gieo mầm phục vụ nở yêu thương

            (Đường về tạ ơn)

Dân làng chài lấy thuyền làm bạn

Sông là quê tôm cá đầy mâm

Lòng gửi trọn nơi nhà thờ mái lá

Như con thơ trong tay Mẹ đỡ đần.

Rồi có chuyện lạ kỳ hiển hiện

Đêm về thuyền nghe tiếng bên sông

Nơi nhà thờ vắng người qua lại

Mà kinh cầu, lời hát ngân vang.

Đêm khuya lời hát càng da diết

Gọi núi, mời sông về cõi linh thiêng

                        (Làng trên sông)

Thơ Cát Đen là thơ chia sẻ với “phận người nhỏ bé/ Sống thanh bần”, nên giọng thơ căn bản là giọng reo vui dù có lúc trầm lắng, hay hùng tráng. Cát Đen có rất ít bài thuộc thể Diễn Ca giọng rao giảng hay giáo huấn. Hầu hết thơ Cát Đen là thơ trữ tình, là tiếng nói của chủ thể nhà thơ. Điều đặc biệt là ở nhiều bài thơ của Cát Đen, chủ thể trữ tình không xuất hiện trực tiếp, chủ thể ấy đã hòa mình với người đọc, chan hòa trong hoàn cảnh, nói tiếng nói của mọi người. Điều này giúp phân biệt thơ Cát Đen với thơ Lãng Mạn (lấy Cái Tôi cá nhân làm chủ thể). Làng trên sôngTrăng lại về là những bài tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình Cát Đen (nhân vật trữ tình Tôi đã hóa thân):

Đêm thanh trăng về theo tiếng nhạc                                 
Mây ngừng trôi sương dừng bước trên đồi
Lòng ai đứng giữa đêm khuya rạo rực                             
Nhớ một thời rực rỡ thuở xa xôi.

Năm mươi năm cảnh heo may bao phủ
Nhà thờ, chủng viện … giấc mơ say
Xa niềm vui, xa tiếng cười rộn rã
Biết bao giờ gặp lại cánh hoa bay?

Đại An ơi! Thân thương hai tiếng gọi
Một phần tư thế kỷ phủ rêu phong…

                   (Trăng lại về)

            Những bài thơ Con sóng bình yên (“Mừng 50 năm hồng ân linh mục của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn”), bài Cây bút biết đi (“Mừng lễ thánh Matthêô, Bổn mạng Đức cha Nguyễn Văn Khôi”), bài Câu chuyện một dòng sông (“Mừng sinh nhật trên trời lần thứ 155 của Thánh Giám mục Stêphanô Cuénot Thể Tử Đạo”)…là những bài thơ được viết với một tâm tình rất chân thành và những suy niệm sâu sắc về đời thánh hiến và hy sinh.

Máu tử đạo rạng ngời vinh hiển

Hội thánh này liên tiếp xinh tươi

Lúa đơm bông rộn rã tiếng cười

Sông Gò Bồi thì thầm kể mãi.

                (Câu chuyện một dòng sông)

            Vì là thơ hướng nội, thơ Cát Đen rất ít hình ảnh đời sống hiện thực, dù vậy, thấp thoáng đôi nét hiện thực cũng đủ thấy nhà thơ nặng lòng với bao phận người.

Núi trùng điệp vắng tiếng reo của suối
Cá chết, tôm khô… gió đau cả thân mình
Dấu thập hình vẽ lên hồn của gió
Thiết tha, xin Mẹ che chở nhân sinh.

Còn gian dối, còn bất công, còn đau khổ
Cả một vùng, đem đen tối, vẽ thời gian
Lập cảnh nghèo, gây bóng hình dốt nát
Ôi ! Chỉ một bộ phận làm toàn thân cơ hàn.

Gió về đây dâng Mẹ đời màu xám
Mong ước còn lưu lại tiếng chuông ngân
Cây tình thương không còn trơ trụi lá
Hoa nở rồi, lại nở tương thân…

            (Bên kia tiếng gió)

Ngậm ngùi đưa tiễn lòng ta

Người đi cảnh cũ nói ra nghẹn lòng.

Tìm xuân lặn lội bờ sông

Sa bồi thủy phá cát đông trắng đồng.

Cụ già tròn mắt ngóng trông

Đinh Dậu, tết đến có còn tình quê.

            (Có qua rổi mùa lũ lụt)

            Nếu bạn đọc để ý một chút thì sẽ nhận thấy điều này, thơ Cát Đen rất truyền thống nhưng cũng hiện đại: Truyền thống ở thể thơ lục bát, thơ 7, 8 chữ; truyền thống ở những tình tự dân tộc, tình quê hương, tình thương yêu đối với phận khó nghèo, niềm tin yêu đời hiến dâng, nhưng hiện đại ở những tứ thơ mới. Lục bát của Cát Đen không mặc áo ca dao, thơ 7, 8 chữ Lãng mạn nhưng cái Tôi trữ tình đã chan hòa trong mọi người. Nỗi buồn, sự cô đơn bế tắc, nỗi thống khổ trong thơ Lãng mạn nhường chỗ cho những cảm xúc tinh khôi.

Thí dụ, hãy so sánh cảnh thu dưới đây trong thơ Cát Đen với Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu):

Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?

            (Tiếng thu-Lưu Trọng Lư)

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

            (Đây mùa thu tới-Xuân Diệu)

            Và mùa thu trong thơ Cát Đen:

            Nắng mùa thu em đi lặng lẽ

Vừa đi vừa nghỉ ngắm bờ tre

Bãi mía, nương dâu làm của lễ

Ngô được mùa tay Chúa chở che.

                                          (Làng trên sông)

Mùa thu La Vang chiều nắng nhẹ
Hàng cây khe khẽ gió du dương
Đường quen, lối cũ về bên Mẹ
Đôi chim thỏ thẻ lòng Mẹ thương.

Chiều nắng nghiêng chen qua kẽ lá

Đứng lại bên thềm ngó vẩn vơ

Ánh vàng nhảy nhót trên nền đá

Xa xa vọng lại tiếng tuổi thơ.

            (Mẹ ơi! Con đã về)

Xin trân trọng giới thiệu và chia sẻ với bạn đọc điều này. Hồn thơ Cát Đen là một hồn thơ rất trong, rất tinh tế và rất dịu ngọt, dịu ngọt trong cả nỗi đắng cay cơ cực. Hồn thơ ấy lắng rất sâu để có thể tiếp cận được với Chúa Tình Thương một cách gần gũi chân tình, tưởng như Nước Trời hiển hiện ngay trong cõi đời thực này.

Vì thế bạn đọc cũng cần một tâm hồn thật tĩnh lặng, rũ bỏ sạch mọi vướng bận hồng trần khi tiếp cận với thơ Cát Đen, có vậy mới cảm nhận được Cái Đẹp trong thơ Cát Đen, bởi Cái Đẹp ấy chính là Thiên Chúa,  một Thiên Chúa hóa thân trong những phận người khó nghèo, chan hòa trong máu các Thánh tử đạo, hiển hiện nơi bờ tre/ Bãi mía, nương dâu … Ngô được mùa tay Chúa chở che, và khắp nơi, những miền quê âm vang tiếng kinh.

            Rồi có chuyện lạ kỳ hiển hiện

Đêm về thuyền nghe tiếng bên sông

Nơi nhà thờ vắng người qua lại

Mà kinh cầu, lời hát ngân vang.

                        (Làng trên sông)

            Tháng 9/ 2022

THƠ CỦA THẦY CẢ PHILIPPHÊ BỈNH (1759-1833)

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK: 

buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

***

THƠ CỦA THẦY CẢ PHILIPPHÊ BỈNH (1759-1833)

Bùi Công Thuấn

***

        Trong bài “Thầy cả Philipphe Bỉnh-tư liệu”[[1]], tôi đã giới thiệu tổng quát những nguồn tư liệu viết về Lm. Philipphê Bỉnh của GS-Lm Thanh Lãng, của PTS Võ Xuân Quế và của George E. Dutton trong cuốn A Vietnamese Mose

            Ở bài viết nhỏ này, tôi giới thiệu sơ lược thơ của Lm. Philipphê Bỉnh qua cái nhìn của George E. Dutton và qua những bài thơ trong Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo do Roland Jacques OMI sưu tầm và Đoàn Xuân Kiên chuyển và chú thích, để từ đó xác định vị trí của Bỉnh đối với dòng văn học Công giáo viết bằng chữ Quốc ngữ ngay từ khởi nguồn.

THẦY CẢ PHILIPPHE BỈNH VÀ SỨ VỤ MOSE

            Dựa vào ghi chép trong các “Sổ sách” (Notes) và các tác phẩm khác (Bỉnh’s story) của Thầy cả Philipphê Bỉnh, kết hợp với thư từ Bỉnh gửi và nhận, George E.Dutton [[2]] đã dựng lại hành trình đi Lisbon, xem xét những nỗ lực thực hiện sứ vụ Mose và miêu tả lại cuộc sống của Bỉnh ở Lisbon hơn 3 thập kỷ (1796-1833).

George E.Dutton  ghi nhận:

            “Tôi là thầy cả Philiphê Bỉnh, người tỉnh Hải Dương, tổng Hạ Hồng, huyện Vĩnh Lại, làng Ngải Am, thôn Địa Linh. Tôi sinh năm 1759, cùng năm vua Jose của nước Bồ Đào Nha tiêu diệt Dòng Đức Chúa Giêsu trong lãnh địa của mình. Khi tôi mười bảy tuổi vào năm 1775 và vào nhà thầy tôi, Dòng đã bị phá hủy hai năm trước đó ở Rôma, vì Đức Giáo Hoàng Clêmentê XIV đã giải tán Dòng Đức Chúa Giêsu vào ngày 22 tháng 7 năm 1775. năm 1773. Tuy nhiên, trước khi giải tán dòng, và đầu năm đó, tám thành viên của dòng đã đến An Nam: Thầy Titô và Thầy Bảo Lộc [Paul] đã ra Quảng [Nam], còn lại các nhà truyền giáo, Sư Ni, Thiện, Phan, Luis, và Cần đã đến Đàng Ngoài [“Tonkin”]. Vì vậy, vào năm đó [1775], tôi đã đi với Thầy Luis và xuất gia”.

            “Cha Luis,” là một tu sĩ dòng Tên người Ý, tên là Alexandre-Pompée Castiglioni,

            Dòng Tên được ĐGH Phaolô III thiết lập Ngày 27.9.1540. Lm I-nhã (Iñigo Lopéz de Loyola) làm Bề trên Tổng quyền tiên khởi. Các thừa sai Dòng Tên đến Đàng Trong năm 1615 và Đàng Ngoài năm 1626 [[3]]. Alexandre de Rhodes, một tu sĩ dòng Tên, cập bến Hội An tháng 12 năm 1624.

            Năm 1679Giáo hoàng Innôcentê XI chia giáo phận Đàng Ngoài thành hai giáo phận: Tây Đàng Ngoài trao cho Hội Thừa sai Paris (MEP) trông coi, Đông Đàng Ngoài (ban đầu do  MEP phụ trách) sau trao cho dòng Đa Minh. Điều này gây ra cuộc tranh giành quyền lực với dòng Tên kéo dài. Đến năm 1682, Giáo hoàng Innocent XI triệu hồi tất cả các tu sĩ dòng Tên ở Đàng Ngoài về trình diện tại Roma, và ra lệnh cấm gửi thêm bất kỳ nhà truyền giáo nào đến khu vực này. Ở Bồ Đào Nha, đến năm 1759, Pombal đã đóng cửa dòng Tên. Cộng đồng Công giáo dòng Tên Padroado của Lm Bỉnh ở Đàng Ngoài đã từ chối lời đề nghị từ MEP và các tu sĩ Đa Minh. Họ chờ đợi sự trở lại của các giáo sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha.

Lm Philipphê Bỉnh và các bạn được cử đi Lisbon để cầu xin đức vua Bồ Đào Nha bổ nhiệm một Giám mục dòng Tên cho cộng đồng Padroado. Bỉnh đến Macao ngày 27.10.1794 để tìm đường sang Châu Âu. Nhưng ở đây, bị Giám mục Marcelino ngăn cản, Bỉnh phải trở về Đàng Ngoài (ngày 20. 5.1795). Sau khi quyên góp chuẩn bị cho chuyến đi lần 2, ngày 23.1.1796, Bỉnh đến Quảng Đông và ba ngày sau đến Macao. Ở đây, Bỉnh cố tránh sự ngăn cản của các Giám mục tông tòa. Phái đoàn của Bỉnh đã lên con tàu St. Anne của Anh, ra khơi vào khoảng trưa ngày 15. 2.1796. Sau một hành trình dài và gian nan, Bỉnh đến Lisbon vào mùa hè năm 1796. Bỉnh được nhiếp chính hoàng tử Dom João đón tiếp, sắp xếp chỗ ở, và hỗ trợ tài chính trong thời gian phái đoàn của Bỉnh ở Lisbon.

Thật không may cho Lm. Philipphê Bỉnh. Ông đến Lisbon lúc hoàng gia Bồ Đào Nha có nhiều xáo trộn, khiến cho những kiến nghị của ông không được giải quyết. Nữ hoàng Maria I lên ngôi năm 1777 sau cái chết của cha mình là José I. Rồi tai họa ập đến, con trai bà là thái tử José chết vì đậu mùa. Ngay sau đó, con gái bà chết khi sinh nở, cháu trai mới sinh của bà cũng chết, sau đó là con rể của bà…Bà trở nên điên loạn, các bác sĩ không thể cứu chữa. Bà qua đời năm 1816.

Ở Lisbon, Lm. Philipphê Bỉnh đã gửi cho hoàng tử Dom João 15 thỉnh cầu. Bỉnh cũng được hoàng tử tiếp kiến nhiều lần. Ngày 22.10.1801, Dom João chính thức bổ nhiệm một giám mục Padroado đến Bắc Kỳ. Đó là Giám mục Manuel Galdino 32 tuổi, dòng Phanxicô. Nhưng Vatican quyết tâm ngăn cản. Khâm sứ Pacca đã làm áp lực đưa  Galdino đến Macao, thay vì đến Bắc Kỳ theo thỉnh nguyện của Lm. Philipphê Bỉnh. Sứ vụ thất bại, Lm. Philipphê Bỉnh lại nhờ người đệ trình thỉnh cầu trực tiếp Giáo hoàng Pius VII, nhưng thỉnh cầu của ông bị từ chối.

               Mùa thu 1807, Bồ đào Nha trở thành mục tiêu của lực lượng Pháp-Tây Ban Nha của Napoléon. Hoàng gia đầu hàng và đi lánh nạn ở Brazil. Họ ở đó 15 năm. Lm. Philipphê Bỉnh  xin đi theo nhưng bị từ chối. Từ nay nguồn tài trợ từ hoàng gia bị cắt đứt, Lm. Philipphê Bỉnh  sống ở Lisbon như một người lưu vong, ông tiếp tục sứ vụ trong vô vọng. 
               Sau khi hoàng gia Bồ Đào Nha lưu vong ở Brazil, Lm. Philipphê Bỉnh và các bạn ông phải thay đổi chỗ ở. Rời tu viện Necessidades ngày 19.6.1807, Bỉnh đến Casa do Espirito Santo và sinh hoạt như một linh mục Công giáo địa phương. Ở đây, linh mục lưu động được thuê cử hành thánh lễ, giải tội, rửa tội và các bí tích khác tại các nhà thờ khắp thành phố. Nguồn thu nhập chính của các Linh mục, kể cả Lm. Philipphê Bỉnh, là ở việc được thuê cử hành các mục vu tôn giáo. Giáo dân quyên góp trả công cho họ.
               Cuộc cách mạng năm 1820 ở Bồ Đào Nha làm thay đổi cục diện và làm suy yếu quyền lực hoàng gia. Ngày 3.7.1821, vua João VI được quân cách mạng yêu cầu trở về Bồ Đào Nha. Thời gian sau đó, hoàng tộc trở nên lộn xộn, họ không còn quan tâm đến thỉnh nguyện của Lm. Philipphê Bỉnh. 
               Những người bạn của Bỉnh lần lượt qua đời. Mùa hè 1824 là anh Trung, trước đó là anh Ngần. Lm. Philipphê Bỉnh suy gẫm về cái chết của mình. Sứ vụ Mose của ông hoàn toàn thất bại. Cộng đồng Công giáo dòng Tên Padroado  “ly khai” ở Đàng Ngoài đã kết thúc.
               Lm Philiphê Bỉnh để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ bằng chữ Quốc ngữ. 

Trong cuốn sách của mình, George E. Dutton đánh giá cao sự nghiệp văn chương (writings) của Bỉnh: Ông viết: Thanh Lãng, một trong những người viết tiểu sử trước đó của ông, lưu ý, Bỉnh là một học giả trên nhiều lĩnh vực: sử học, ngôn ngữ học, thần học, học giả văn học, và chúng ta cũng có thể thêm vào đó, nhà dân tộc học.” [[4]]

               George E. Dutton cho rằng Lm. Philipphê Bỉnh là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết nhiều nhất bằng chữ quốc ngữ [[5]], vừa là người sáng tạo trong việc sản xuất sách bằng tiếng Việt Công giáo, vừa là người tiên phong trong cách tổ chức và trình bày chúng. Bỉnh kết hợp và đan xen các yếu tố lịch sử Việt Nam, các sự kiện trong Kinh thánh và các mốc truyền giáo của Công giáo trong một khung thời gian chung. Bỉnh mở rộng hình thức thể loại “truyện” đến tầm cỡ gần như sử thi. Truyện An Nam Đàng Ngoài  Truyện An Nam Đàng Trong là đóng góp quan trọng nhất của Bỉnh đối với truyền thống truyện kể lịch sử Việt Nam: Bỉnh lấy bối cảnh ở quê hương ông và viết về người dân Việt Nam. Về phương diện này, Bỉnh đã trở về cội nguồn Việt của thể loại “truyện”…Thơ của Bỉnh nằm trong truyền thống “thơ đi sứ” của văn chương Việt nhưng với những nội dung ghi chép hoàn toàn khác… 
               Qua những nghiên cứu của George E.Dutton,  có thể nhận ra, Felippe do Rosario Bỉnh (tên Công giáo của Bỉnh) là nhà văn Công giáo lớn của văn học Công giáo Việt Nam mà phần lớn tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ của ông, cho đến nay, chưa được giới nghiên cứu quan tâm đầy đủ.
GEORGE D. DUTTUN ĐỌC THƠ CỦA PHILIPPHE BỈNH
               Đó là những bài thơ trong cuốn Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo [[6]]. Những bài thơ này Bỉnh viết ngay khi ông vừa trải qua những biến cố trong hành trình thực hiện sứ vụ. George E.Dutton ghi nhận những biến cố ấy cùng những bài thơ Bỉnh làm để thể hiện tâm tình, nghĩ suy của mình: 
               Đây là những bài thơ George E.Dutton  giới thiệu: [[7]]
               Ở Macao, Bỉnh bị Giám mục Marcelino cản trở không thể đi GOA, sau đó phải về Bắc kỳ, Bỉnh làm thơ:

               Làm ngăn trở chẳng cho Thầy cả trẩy thơ [[8]]

Ngây hèn là phận dám nài sao

Xót đấng đà mang chức thánh cao

Đuổi sói chữa chiên cơn lẫn lộn

Xua ong dẹp kiến lúc luông lao

Tuy ngăn Hậu chúa đừng vênh lại

Nhưng sẵn Tào công tiến tuốt vào

Cờ sứ xăm xăm còn phất tới

Giúp thiêng giờ khắc chẳng là bao

      (Giáp Dần niên Ngày mồng 4 tháng chạp năm là 1794)

Dutton dịch

Obstacles Preventing the Priests from Traveling [[9]]

We are stupefied at being fated to weakness, how dare they block us?

Grieved at our departure being prevented by one in a position of high saintliness.

The chasing wolf herds the sheep [through] the confusing storm;

Chasing the bees, and crushing the ants, causing both so much hardship.

I have been blocked by the generous Lord, so that I do not become too proud

All my labors have been for naught as they’ve all been turned back.

But our envoy’s banner hurries forward and still waves ever onward Aiding the sacred hours and minutes whose duration we cannot know.

Đến Macao lần thứ hai, sau nhiều thất vọng, nhóm của Lm. Philipphê Bỉnh  cũng tìm

con tàu Anh tên là St. Anne để đi châu Âu. Bỉnh coi đây là phép lạ của thánh Anne (mẹ của Đức Trinh Nữ Maria) đã cứu giúp Bỉnh. Con tàu ra khơi trưa ngày 15. 2. 1796. Ông làm thơ:

Mừng được trẩy sang bên tây thơ

Năm vừa sáu lẻ tháng đầu xuân

Thánh ý xui nên vẹn mọi phần

Bể bắc tuy rằng nghìn dặm dán

Trời tây nhường đã một bên gần

Trước là đội đức trên Thiên Chúa

Sau nữa cam lòng dưới vạn dân

Bĩ cực thái lai là thể ấy

Thật tay công chính khéo quân phân

(Bính Thìn niên, Mồng 6 tháng giêng năm 1796)

Bản dịch của Dutton:

Rejoicing at Having Begun the Journey to the West [[10]]

The year has just commenced, the sixth day of the month that begins the spring,

The will of the saints has brought about a completed wholeness.

We are in the northern seas, and even though we still have thousands of miles to cross,

The western sky seem already a bit nearer.

Ahead lies the virtue of the Lord of Heaven above,

Behind lies the support of a myriad people below.

The times of hardship will become a period of joy

For truly his hand distributes each wisely and equitably.76

               Trong cuộc hành trình, con tàu không gặp cướp biển nhưng gặp cơn bão lớn 3 ngày đêm. Khi bão qua đi, Bỉnh làm thơ:

Gặp trận bão ở giữa biển khơi thơ

Chưng thủa mênh mông giữa biển xa

Thiên thần thổi một trận phong ba

Cơn mưa sán đến như non nước

Ngọn sóng giồi lên sánh nóc nhà

Người giữ gìn buồm người bẻ lái

Kẻ ăn năn tội kẻ kêu ca

Ba ngày lại tạnh, ơn lành giúp

Sáng trước bên đông lại tró ra

Hoà

Đang lúc khơi chừng vượt bể xa

Trời tây thoắt biến nổi phong ba

Gian nan ngọn sóng lo vì nước

Xô xát dòng châu lệ sự nhà

Khẩn nguyện cầu bầu Phương tế các

Cậy trông lời chép thánh Luca

Mây mù gió quét lâng lâng sạch

Vầng nhật phương đông lại mọc ra

               [Bính thìn niên Ngày 12. 3.1796]

Bản dịch của Dutton:

A Poem on Encountering a Storm on the Open Seas [[11]]

As evidence of the vast immensity in the distances of the ocean

The angels of heaven blew up a powerful storm.

The squalls of rain rose up like mountains of water,

The peaks of the waves rose as high as the rooftops of houses.

As for those holding the sails, and those holding the rudder,

They regretted their crimes, and called out with laments.

It was three days before the storm ceased and we were fortunate to be given help

As the brightness before us to the east emerged once again.

Tan bão, thuyền lệch hướng, lại lo cướp biển. Nhóm của Bỉnh chủ yếu giúp kéo buồm, hạ buồm nhưng cũng hỗ trợ đốt đèn cho những chuyến đi biển ban đêm, xem la bàn và canh đất. Các công việc khác bao gồm gỡ những sợi dây gai dầu lớn của con tàu và múc nước biển mỗi sáng để làm sạch sàn tàu. Để giết thời gian, Bỉnh nói chuyện với bảy hoặc tám thủy thủ người Bồ Đào Nha trên tàu. Bỉnh đã làm thơ về việc giúp các công việc trên tàu:

Giúp việc kéo dây đi tầu thơ

Từ khi gặp được chiếc tầu thương

Quyết chí ra tay sửa mối giềng

Gá máy nương lèo da nhuốm tuyết

Lần dây gỡ rối tóc đeo sương

Một phen đập đá qua muôn nước

Mấy tháng pha phôi khắp bốn phương

Phần mọn vâng đà cam thửa nguyện

Cám ơn Thiên Chúa bội lòng thương

Bản dịch của Dutton:

Helping to Hoist the Ropes on the Boat [[12]]

From the time that we were able to find this merchant ship

We resolved to help repair the tangled ropes.

We assembled the necessary sail ropes, though covered with snow

And each time we unraveled them, our heads would be covered with frost.

Only once did we stand on land as we crossed the endless waters.

For many months we traveled everywhere in the four directions.

We insignificant ones obeyed the orders we had committed to accepting.

Thank you, Lord, for your many mercies.

Con tàu của Bỉnh đến đảo St. Helena, nó đã đi hơn 7.500 dặm trong 40 ngày,  St. Helena là một trong những nơi xa xôi nhất trên trái đất, rộng 47 dặm vuông có những vách đá dựng đứng và núi cao hơn 2.600 feet so với mặt nước biển. Bỉnh ở lại đây hơn 3 tuần.

Tới thành bà thánh Helena thơ

Vội vội thành đâu giữa biển xa

Chẳng ngờ núi thánh Hélena

Non xanh giữa lối tầu đi lại

Nước ngọt trong thành suối chảy ra

Rổng rểnh cũng nhiều danh giá cả

Xăm pha có mọi giống người ta

Nhờ ơn lộc nước âu thong thả

Sơn thuỷ hữu dư chẳng lọ là

[Bính thìn niên Ngày mồng 2. 4.1796]

Bản dịch của Dutton

A Poem on Reaching the City of St. Helena [[13]]

Suddenly there appeared from nowhere in the distant sea

The unexpected sight of the mountains of St. Helena.

These green mountains lay in the path of the coming and going ships;

fresh water ran forth from springs in the city.

Moving freely, we saw many people of note,

A mixture of every race of our people.

Thanks to kindness and fortune, water flowed freely

The mountains offered water in abundance, so there was no need for concern.86

Đến Lisbon, Bỉnh viết bài thơ đầu tiên trên đất Châu Âu. (Tôi không tìm thấy nguyên tác

 tiếng Việt bài thơ của Bỉnh trong bộ sưu tập của Roland Jacques OMI )

Poem on Entering the Capital of the Country of Portugal [[14]]
Now at last I have entered the Western world. 
As for the road into the future, no one knows how long it will be. 
We covered ten thousand miles, pushed by the currents of the four winds. 
We have suffered one tragedy, but already completed three stars. 
The eastern sky continues to the court of the silver clouds;
From the northern seas we have already crossed over the layers of waves. 
Now I have slaked a portion of that thirst, 
For the great drought we’ve experienced has been followed by a downpour. 
Dutton bình bài thơ:
               Bài thơ phản ánh những gian khổ của cuộc hành trình và những bất trắc lớn mà nó kéo theo. Bỉnh nói về biển và gió, những dòng sông và hòn đảo mà ông và những người bạn đồng hành đã đi ngang qua, ở lại hoặc đã qua. Bỉnh kết thúc câu thơ bằng phép ẩn dụ về thức ăn, nhu cầu về nước và cơn khát tinh thần mà họ đã phải chịu đựng trong thời kỳ hạn hán khô khốc. Theo quan điểm của Bỉnh, việc họ đến Bồ Đào Nha không chỉ là cơn mưa mùa xuân mà là một trận đại hồng thủy tràn ngập. Nó thể hiện cho sự bối rối giàu có khi cuối cùng [họ] đặt chân lên đất liền một lần nữa, một vùng đất có tiềm năng hồi sinh không chỉ cho nhóm của Bỉnh mà còn cho cộng đồng mà Bỉnh đại diện. Bài thơ vừa là sự phản ánh những khó khăn mà nhóm của Bỉnh và cộng đồng lớn hơn của họ đã phải chịu đựng, vừa là sự bày tỏ hy vọng về những gì Lisbon có thể mang lại [[15]]

               Đoàn của Bỉnh được bố trí lưu trú tại cộng đồng Oratorian. Bỉnh được đón tiếp nồng nhiệt khi họ đến khu nhà Necessidades. Bỉnh làm thơ bày tỏ lòng biết ơn giáo đoàn đã che chở đoàn của mình:

Tặng các cụ nhà dòng ông thánh Philiphê thơ

Cám ơn các cụ ở nhà này

Bởi xót con chiên lạc đến đây

Mọi lẽ bảo ban đều rạng tỏ

Hai phần cấp dưỡng được no đầy

Hằng ngày tế lễ Ba Ngôi thánh

Tuần lễ jê jun một bữa chay

Thánh sủng xin thêm cho các cụ

Ra tay cứu vớt lũ dân ngây

[Bính Thìn niên Ngày mồng 2 tháng Augustus năm 1796]

Bản dịch của Dutton:

Poem of Thanks to the Order [[16]]

We give thanks to the priests in this house

Because of your compassion for these lost sheep who arrived here,

Advising us in all matters with great clarity,

Nurturing us to satiation in both body and soul.

Every day there are offerings to the three saints

And for weekend fasts you provide fasting meals.

May the saints shower even more favors upon all your priests

For extending your hands to rescue this group of men. 23 (chương 4)

Trong những năm đầu ở Lisbon, nhóm của Bỉnh thường xuyên bị ốm nhẹ. Cuối năm

1799, anh Nhân bị bệnh nặng. Các linh mục Oratorian mời bác sĩ đến chăm sóc tận tình. Nhóm của Bỉnh được đi nghĩ dưỡng ở Caldas da Rainha (Suối nước nóng của Nữ hoàng), một thị trấn spa nhỏ cách Lisbon 80 km về phía bắc. Họ ở đây khoảng một tháng rưỡi và rất tốn kém, nhưng chi phí do hoàng gia bảo trợ (ngân khố Nhà nước).  Bỉnh đã kỷ niệm chuyến nghỉ dưỡng này bằng một bài thơ:

               Vịnh thú Caldas thơ

Thú nào bằng thú Cạ lừ đà [âm đọc của Caldas]

Đến tiết trời thu khách nhởn nhơ

Mấy dặm đàng cù người rổng rểnh

Một nguồn nước suối kẻ xông pha

Ngày ngày hợp mặt vui đầm ấm

Bữa bữa lăn tay chén hê ha

Thong thả âu đà nhờ lộc nước

Khen ơn tạo hoá cảnh này ra

    [Canh thân niên Thượng tuần tháng Juliuj năm 1800]

Bản dịch của Dutton:

A Chanted Poem to the Delights of Caldas [[17]]

There is no delight such as that of Caldas,

Where we arrived in the fall season, as carefree guests.

After traveling many miles along a wide and bustling road,

We found the streams of fresh water that emit rising steam.

Day after day we met together in happy coziness.

In taking meals, we wrapped our hands around our bowls in a  carefree manner.

Enjoying its leisure, the gull takes flight, recalling the good fortunes of the water.

Praise and thanks to heaven for creating such a place.

Ngày 22.10.1801, hoàng tử nhiếp chính Dom João chính thức bổ nhiệm Giám mục Galdino đến Bắc Kỳ, Bỉnh làm 2 bài thơ tạ ơn:

Tạ ơn Đức Vua Vutughê thơ

(/Vutughê/ là âm đọc trại của Portugal, nghĩa là Bồ Đào Nha)

Tâu Vua muôn tuổi ngự khang ninh

Trị nước đời nay được thái bình

Trước chọn Sa sê sang Việt quốc

Nay ban Chúa giáo chính đông kinh

Mến trên sáng láng ba ngôi thánh

Yêu dưới xa gần một chữ linh

Rất trọng ơn này so núi bể

Xin thêm thánh sủng họ Quân minh

         [Tân Dậu niên Ngày 22 tháng October năm 1801]

Bản dịch của Dutton:

Poem of Thanks to the Virtuous King of Portugal [[18]]

We memorialize to the King that he might live a myriad years and preside over an era of harmony,

And might govern the country in this era through a time of great peace.

In earlier times [kings] selected priests to be sent to the country of Viet,

Now the king is sending a primary bishop to Tonkin.

There is affection above in the bright and shining ranks of the three saints,

While below there is love, both near and far, and together they are but a single soul.

We offer profound gratitude, an abundance exceeding both mountains and seas,

And pray the saints send further grace upon the family of our King.

Mừng Vít vồ chính thơ

[/Vit vồ/ là âm đọc trại của chữ Bishop, nghĩa là Giám mục]

Cai quản bây lâu tạm Vít vồ

Nay mừng có đấng chính qui mô

Mục dương chọn mặt thay Toà thánh

Chưởng giáo đa tài dự Đốc tô

Thêm rạng thủa này danh Chúa tể

Lại noi quyền trước thánh Tông đồ

Rày âu được gậy cầm tay chắc

Dẹp sói hoà xua hết kẻ thù

   [Tân dậu niên Ngày 27 tháng October năm 1801]

Bản dịch của Dutton:

Poem of Welcome to an Official Bishop [[19]]

How long have we been overseen by temporary bishops

       that now we welcome having an official one in the official mold.

The rotten poplar wood chosen to represent the Holy See,

      [Has been replaced] so that our overseer is now a man of great talent, holder of a

       doctorate

Adding to this, our dawn, is the renown of the Ruler

Who followed the example of the earlier powers of his blessed ancestors

Invoking the Padroado   

So we now naturally lean upon and hold a firm hand

That will suppress the wolf and pacify and drive away our enemies.

Ngày 7. 8.1814, Giáo hoàng Pius VII  chính thức tuyên bố Đoàn của Chúa Giê-su (dòng Tên) đã được khôi phục. Bỉnh làm thơ vui mừng:

Mừng Dòng sống lại thơ

Từ được tin lành lót đến tai

Lâng lâng giũ trút nỗi quan hoài

Mừng rày đã rõ câu khôi phục

Kẻo trước còn mơ chữ thái lai

Ấy lửa giấu hình mà sáng gió

Thật cây vững gốc có bền dây

Jê su hội sĩ nay càng thịnh

Lời phán đời xưa thật chẳng sai

Bản dịch của Dutton:

Poem Giving Thanks That the Order Lives Again [[20]]

From the time the news reached my ears

I felt a great sense of relief, being able to shake off my feeling of sadness.

I rejoice that [the order] has now already clearly been restored

For I had earlier feared this was still but a dream of fortunate words.

These flames conceal the image of the morning wind.

Truly this is a firm cornerstone with a solid support. 
Jesus’s representatives now flourish more than ever. 
The words spoken in past times were truly not false.
 
Quan sát những bài thơ trên của Bỉnh, nếu chỉ đọc bản dịch của Dutton, người đọc khó 
cảm nhận được những giá trị của thơ ông. George E.Dutton đọc thơ Bỉnh theo quan điểm “Phản ánh luận” (văn học phản ánh hiện thực) để xem xét cuộc sống và việc Bỉnh thực hiện sứ vụ. Ông không quan tâm đến những giá trị khác của thơ Bỉnh. George E. Dutton tỏ ra am hiểu tiếng Việt sâu sắc khi ông liên kết được hoàn cảnh của Bỉnh để chú giải ý nghĩa bài thơ, giúp người đọc hiểu thơ Bỉnh hơn. Những bài thơ của Lm. Philipphê Bỉnh mà Roland Jacques OMI sưu tầm và Đoàn Xuân Kiên (người chuyển và chú thích thơ) đã không làm được như Dutton. 
               Có thể nói, các tác giả đã đọc thơ Bỉnh mới chỉ chú ý tính chất “du ký”. Họ bỏ qua tình điệu tâm hồn Bỉnh, cũng chưa quan tâm đến những đóng góp của Bỉnh đối với thơ Quốc ngữ Việt Nam đương thời.

NHỮNG GIÁ TRỊ THƠ CỦA PHILIPPHÊ BỈNH

Nếu đọc riêng lẻ một bài thơ của Bỉnh, tách bài thơ ấy khỏi hoàn cảnh phát sinh được

miêu tả trong Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo, người đọc khó cảm nhận được tình ý thơ Bỉnh, bởi theo truyền thống thi ca phương Đông, ngôn ngữ thơ Bỉnh là ngôn ngữ ẩn dụ, và tác giả phương Đông để cho người đọc tự tìm ra những ẩn ý (“ý tại ngôn ngoại”).

Xin thử đọc:

Mừng được trẩy sang bên tây thơ

Năm vừa sáu lẻ tháng đầu xuân

Thánh ý xui nên vẹn mọi phần

Bể bắc tuy rằng nghìn dặm dán

Trời tây nhường đã một bên gần

Trước là đội đức trên Thiên Chúa

Sau nữa cam lòng dưới vạn dân

Bĩ cực thái lai là thể ấy

Thật tay công chính khéo quân phân

            (Bính Thìn niên, Mồng 6 tháng giêng năm 1796)

Lm. Philipphê Bỉnh đã không đề cập gì đến những trở ngại do các Giám mục Tông tòa

ở Macao gây ra cho ông. Bỉnh biết rõ những âm mưu, thủ đoạn chính trị của các Giám mục Marcelino, sau đó là Giám mục Manuel Galdino đối xử với ông, và đối xử với cộng đồng giáo dân Padroado “ly khai” theo ông, buộc ông phải từ bỏ sứ mệnh Mose của mình, buộc giáo dân dưới quyền của dòng Tên phải phục tùng các Giám mục Tông tòa. Tất cả những mối quan hệ trần tục ấy không làm vẩn đục hồn thơ Bỉnh. Hồn thơ ấy trọn vẹn một niềm tín thác thánh ý Thiên Chúa: “Thánh ý xui nên vẹn mọi phần”, trọn vẹn các nhân đức Tin-Cậy-Mến “…đội đức trên Thiên Chúa / Sau nữa cam lòng dưới vạn dân”. Và trong khổ đau, Bỉnh vẫn lạc quan: “Bĩ cực thái lai là thể ấy/ Thật tay công chính khéo quân phân”.

               Người đọc nhận ra sự hòa hợp tư tưởng Đông-Tây rất mới lạ trong bài thơ. Lm. Philipphê Bỉnh sử dụng thành ngữ : “Bĩ cực thái lai” thể hiện tư tưởng Việt, thể hiện lòng tin vào Trời của người Việt: “gẫm hay muôn sự tại trời” (Truyện Kiều). Thơ ông cũng mang cốt cách phóng khoáng của một đấng nam nhi, tung hoành “bể Bắc, trời Tây” (mà sau ông, Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) mới nói nhiều về “Chí nam nhi”. Bỉnh đặt mình trong chiều kích rộng lớn: chiều Trời-Đất (Thiên Chúa-vạn dân); chiều Đông-Tây (bể Bắc, trời Tây); chiều tâm linh Mến Chúa-yêu người: ”Trước là đội đức trên Thiên Chúa/ Sau nữa cam lòng dưới vạn dân”.

               George E.Dutton đã không khám phá ra những chiều kích tâm hồn này của Bỉnh, vì thế không giải thích được sự kiên trì, bền bỉ của Bỉnh trong hơn ba thập kỷ ông thực hiện sứ vụ, dù ông gặp biết bao nhiêu trở ngại. 

               Điều mới mẻ mà Lm. Philipphê Bỉnh đem vào thơ ca Việt đương thời là tư tưởng thần học Thiên Chúa giáo, niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng tất cả (câu 2), Đấng quan phòng mọi sự (câu 5); Đấng giàu lòng yêu thương (câu 8); và ý thức phục vụ “vạn dân” (câu 6-giới răn Mến Chúa-yêu người), trong khi tư tưởng Thiên Mệnh của Nho giáo là một ý niệm khắc nghiệt, con người phải cam chịu số phận do trời định đoạt:

               “Gẫm hay muôn sự tại trời/

               Trời kia đã bắt làm người có thân

               Bắt phong trần phải phong trần

               Cho thanh cao mới được phần thanh cao

                               (Đoạn trường tân thanh-Nguyễn Du)

               Điều mà Bỉnh gọi là “Bĩ cực thái lai” không phải chỉ là một kinh nghiệm sống của phương Đông, mà là niềm tin vào ân đức của Thiên Chúa trong thần học Kitô giáo: Con đường cứu rỗi là con đường thánh giá. Có đi qua thập tự con người mới tới vinh quang Phục Sinh.

“Trước là đội đức trên Thiên Chúa

Sau nữa cam lòng dưới vạn dân

Bĩ cực thái lai là thể ấy

Thật tay công chính khéo quân phân”

Đọc bài thơ này, người đọc cũng nhận ra thơ Đường luật của Bỉnh đã Việt hóa gần gũi

và hiện đại hơn cả thơ đường luật của Nguyễn Khuyến (1835-1884), là người sống sau ông. Lm. Philipphê Bỉnh dùng văn nói hàng ngày (khẩu ngữ), và giọng điệu nói bình dân như: “xui nên”, “tuy rằng”, “nhường đã”, “trước là”, “sau nữa”, “là thế ấy”, điều này giúp cho thơ ông mang được hơi thở giọng điệu của nhân dân.

               Xin đọc một bài khác:

Vịnh bổn đạo phương tây giữ lễ thơ

Dẫu dân dù nhẫn đấng làm quan

Ngày lễ ai ai bỏ việc vàn

Đền thánh đàn om cung nhạc nhã

Đàng cù sấm dậy tiếng xe loan

Người phô cẩm tú chiều thanh quí

Kẻ ướp hương hoa vẻ cát nhàn

Vào trước bàn thờ chầu Thánh Thể

Tai nghe Thầy giảng Thánh Evan

Hoà

Có đấng đồng trinh chẳng phải quan

Ông Bà đi lễ khác muôn vàn

Thương Già chống gậy theo chân khách

Xót Trẻ trèo non quặn ruột loan

Một lúc mất Con càng thảm thiết

Trăm đàng khốn Mẹ chẳng an nhàn

Ba ngày lại thấy trong Đền thánh

Bõ lúc đi tìm những khóc van.

Bạn đọc Công giáo có thể tiếp nhận ngay ý nghĩa bài thơ, mặc dù có một vài từ hơi cổ.

Điều đáng ngạc nhiên là “hiện thực” được nói đến trong thơ hoàn toàn mới lạ so với hiện thực thơ Nôm của các nhà thơ Việt đương thời.

               Ở bài xướng, Lm. Philipphê Bỉnh ghi nhận việc “bổn đạo phương Tây giữ lễ”. Ông bày tỏ sự ngạc nhiên lớn lao về lòng sùng đạo của giáo dân phương Tây. Dù là dân hay quan, ngày lễ họ đều bỏ việc để đến nhà thờ. Họ phô bày vẻ đẹp cẩm tú ngát hương hoa của những người thanh quý an nhàn khi đi nhà thờ. Tiếng nhạc vang hòa trong đền thánh (“Đền thánh đàn om cung nhạc nhã”), ngoài đường tiếng xe tấp nập. Tất cả những ồn ào hân hoan ấy là ở ngoài nhà thờ. Không khí trong nhà thờ thật trang nghiệm, thánh thiện: “ Vào trước bàn thờ chầu Thánh Thể/ Tai nghe Thầy giảng Thánh Evan”. “Hiện thực” này ở Lisbon ngày nay độc giả có thể gặp ở mọi giáo xứ Việt Nam trong những ngày lễ. Đó chính là tính hiện thực và chất hiện đại trong thơ của Bỉnh.

            Ở bài thơ “hòa”, nội dung là một “hiện thực” khác. Bạn đọc Công giáo sẽ nhận ra ngay nội dung bài thơ là “diễn ca” đoạn Tin Mừng Luca 2, 41-52:

Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.

Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.

Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.”

Đối chiếu bài thơ và đoạn Tin Mừng của Luca, người đọc sẽ khám phá những sáng tạo của Lm. Philipphê Bỉnh. Ông vửa bảo đảm chân thực nội dung ý nghĩa của Kinh thánh, vừa tạo dựng hình hượng văn học, vừa bày tỏ tính cảm kính mến gần gũi của mình với thánh Giuse và Mẹ Maria lặn lội tìm con khi hai người lạc mất con.

               “Thương Già chống gậy theo chân khách

Xót Trẻ trèo non quặn ruột loan

Một lúc mất Con càng thảm thiết

Trăm đàng khốn Mẹ chẳng an nhàn”

               Vẫn là  cách sử dụng khẩu ngữ và giọng điệu bình dân, nhờ thế nội dung Kinh thánh trở nên hết sức gần gũi với người Việt. Thơ Bỉnh không nặng nề điển tích như thơ trung đại Việt chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc. Bỉnh đã “diễn ca” (cảm nhận) Kinh thánh theo cách riêng. Ông không kể lại sự việc trong Kinh thánh như một bản sao, mà sáng tạo một không gian mới, dựng lại hình tượng các nhân vật trong bối cảnh mới, thẩm thấu được tình ý sâu sắc của Kinh thánh, và hòa lòng mình vào “hiện thực” Kinh thánh đang diễn ra. Điều này khác với việc “thuật lại” Kinh thánh như thường thấy trong các Diễn ca (ở thì quá khứ- tức là một “hiện thực chết”).

   Như vậy, bài thơ Vịnh bổn đạo phương tây giữ lễ thơ(cả xướng và hòa) đã đem vào

thơ ca Việt một ”hiện thực” hoàn toàn mới. Bỉnh đã thực hiện một bước “cách tân” trong quá trình Việt hóa thơ Đường luật. Ông dùng khẩu ngữ và ngữ điệu nói bình dân, nội dung thơ ghi nhận cuộc sống của chính ông và bối cảnh Lisbon đương thời (1796-1830), ngữ liệu thơ là ngữ liệu Kinh thánh và bối cảnh phương Tây, thoát hẳn điển ngữ Trung Quốc trong văn học trung đại Việt Nam. Điều này phải chờ đến Nguyễn Khuyến, người đi sau Bỉnh (1835-1888), mới thực hiện được. Bạn đọc có thể tìm thấy những đ8ạc điểm này trong những bài thơ khác của Bỉnh, bởi Bỉnh có riêng một “thi pháp” cho thơ của ông.

               Giá trị hiện thực và giá trị tư tưởng là những giá trị nổi trội của thơ Bỉnh. Điều mà tôi gọi là “hiện thực mới” trong thơ Bỉnh không chỉ có nội dung như “thơ đi sứ” như trong thơ Việt. Bỉnh còn ghi nhận đời sống sinh hoạt ở Lisbon, chiến tranh Pháp-Tây Ban Nha với Bồ, những quan hệ với bạn và với giáo dân cộng đồng Công giáo dòng Tên Padroado …

               Xin đọc các bài thơ:

               Về hành trình đi Lisbon của Bỉnh (chất du ký): Bản hội các Thầy viên hành thơ, Kẻ thù ngăn trở thơ, Ở tạm nơi thành Macao thơ, Làm ngăn trở chẳng cho Thầy cả trẩy thơ , Bản hội kí Văn Lịch trẩy đến Macao lại trở về thơ, Buồm cột tầu thơ, Ra khơi vào lộng thơ, Những thành phương Thiên trúc thơ, Thành Cố Lâm Bô thơ, Sở bị Phalansa ăn cướp thơ, Mừng được trẩy sang bên tây thơ, Giúp việc kéo dây đi tầu thơ,  Tới đất Ma lai thơ, Gặp trận bão ở giữa biển khơi thơ, Tới thành bà thánh Helena thơ,

               Về tình hình xã hội ở Bồ Đào Nha (chất hiện thực và tâm linh): Mừng sinh nhật Hoàng Thái tử  thơ,  Phalansa phá thành Roma thơ, Vua Napoles giúp thánh Igreja mà đánh Phalansa thơ, Thượng vị Russia đánh được Phalansa thơ, Được vào chầu chực trong đền Vua thơ, Mừng truyền chức Vít vồ mới chính Đông kinh thơ, Mừng Dòng sống lại thơ, Tự tình thơ. Ngợi khen kính chức Thầy cả thơ, Ngợi khen tên cực trọng rất thánh Đức Bà thơ, Tìm thấy thánh Câu rút thơ, Vịnh bổn đạo phương tây giữ lễ thơ, Tạ Quan Bà cho thuốc cao thơ, Khuyến bạn thơ, Khuyến tình thơ chư giáo hữu, Khuyến tình thơ chư đạc đức,

               Dù đã có những yếu tố mới mẻ, nhưng khi sử dụng hình thức thơ Đường luật, thơ của Lm. Philipphê Bỉnh vẫn còn ảnh hưởng thi pháp của thơ trung đại Việt. Đâu đó phảng phất không khí thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Xin đọc: Bản hội các thầy viên hành thơ; Vịnh chúc Quan đại tể tướng thơ; Bản hội kí Văn Lịch trẩy đến Macao lại trở về thơ…

               Giá trị tư tưởng mới mẻ trong thơ Bỉnh chính là ở chỗ từ bỏ tư tưởng phong kiến phương Đông (Phật, Nho, Lão), và đem vào thơ Việt tư tưởng thần học Kitô giáo, lòng Nhân ái Công giáo và ánh sáng của Tin mừng. Ông cũng thay thế điển ngữ Trung Quốc bằng nguồn ngữ liệu văn hóa phương Tây. Bỉnh là nhà văn, nhà thơ Quốc ngữ tiên phong trong việc tiếp cận những thể loại văn chương phương Tây (như Dutton đã phân tích ở chương 8  của cuốn sách A Vietnamese Mose. đd). Thí dụ, ở thể loại “Truyện”, Bỉnh kế thừa kiểu “truyện” truyền thống và mở rộng đến tầm vóc sử thi, Bỉnh viết lịch sử Việt Nam theo chuẩn mực phương Tây, Bỉnh đem những yếu tố thi pháp phương Tây vào thơ và đặc biệt Bỉnh dùng nhân xưng đại từ “Tôi” trong tác phẩm văn xuôi như một sự khẳng định cá tính sáng tạo: “Tôi là linh mục Philiphê Bỉnh…”. Ở Việt Nam, người đồng thời với Bỉnh, cũng là người đầu tiên đưa tên mình vào thơ Nôm để khẳng định tính chất cá nhân trong văn chương là nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822; “Này của Xuân Hương đã quệt rồi”-Mời trầu).

VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA THẦY CẢ PHILIPPHÊ BỈNH

                Những tác phẩm của Lm Philipphê Bỉnh là đầu nguồn giàu có của văn học Công giáo Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ. Đọc thơ của Lm Philipphê Bỉnh, dù thơ ấy được sáng tác cách chúng ta hơn hai thế kỷ, người đọc hôm nay vẫn cảm nhận được sự gần gũi hiện đại. Đó là thơ của một cốt cách thi nhân thuần Việt bền vững, thơ của một Linh mục tinh ròng những phẩm chất Mục tử, và một Philipphê Bỉnh, có những đóng góp rất quý giá cho văn học Công giáo viết bằng chữ Quốc ngữ.

               Ước gì rồi đây toàn bộ tác phẩm của Lm Philipphê Bỉnh được Giáo hội giới thiệu ở Việt Nam. Được như vậy, các nhà nghiên cứu văn học sẽ không thể không công nhận sự đóng góp của văn học Công giáo vào những thành tựu chung của văn học dân tộc.

Tháng 12/ 2022


[1] Bùi Công Thuấn: Thầy cả Philipphê Bỉnh-tư liệu-https://buicongthuan.wordpress.com/2022/12/05/thay-ca-philipphe-binh-tu-lieu/

[2] George E. Dutton-A Vietnamese Moses-Philiphê Bỉnh and the Geographies of  Early Modern Catholicism. UNIVERSITY OF CALIFORNIA PRESS 2016.

[3] Vài nét về dòng Tên toàn cầu: https://dongten.net/vai-net-ve-dong-ten-toan-cau/

[4]  Dutton: “As one of his earlier biographers, Thang Lãng noted, Bỉnh was a scholar across a range of disciplines: historian, linguist, theologian, literary scholar, and, to this we might also add, ethnographer.(Chương 7. Tr. 204)

[5] Xin lưu ý: Bỉnh viết nhiều tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ trong khoảng 1807-1830, cùng thời với thời Nguyễn Du (1766-1820) viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm (trước hoặc sau 1802).

[6] Trong bàu viết này, tôi dùng “Những bài thơ trong Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo” do Roland Jacques OMI sưu tầm và Đoàn Xuân Kiên chuyển và chú thích. Định Hướng tùng thư  xuất bản và phát hành lần thứ nhất 2004.

[7] Trong sách của Dutton chỉ có bản dịch tiếng Anh. Ông có ghi chú nguồn thơ tiếng Việt của Bỉnh, viết tắt là NT.

[8] Dutton: NT 431

[9] Dutton NT, 431.

[10] Dutton: NT, 437. (BCT: Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo tr.437)

[11] Dutton: NT, 440

[12] Dutton: NT, 438.

[13] Dutton: NT, 441.

[14] Duttun: NT, 443.[ Philiphê Bỉnh, Nhật trình kim thư khất chính chúa giáo (Golden book  recording a journey to seek an official religious leader), 1796–1826, ms. Borgiana  Tonchinese, Bibliotica Apostilica Vaticana (Dutton, chương 4, tr. 98)]

[15] Dutton-A Vietnbamese Mose– chater 4, p.99

[16] Dutton: NT, 449.

[17] Dutton: NT, 452.

[18] Dutton: NT 463

[19] Dutton: NT 464

[20] Dutton: NT, 466.

THẦY CẢ PHILIPPHÊ BỈNH- Tư liệu

BẠN CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CHÍNH CỦA BÙI CÔNG THUẤN THEO LINK: 

buicongthuan.blogtiengviet.net/disp/abc

***

THẦY CẢ PHILIPPHÊ BỈNH-Tư liệu

(tổng hợp)

Bùi CôngThuấn

***

            Thầy Cả Philipphê Bỉnh sống lưu vong ở Lisbonne hơn 30 năm. Ông đã để lại những tác phẩm quốc ngữ (chép tay) được lưu trữ trong thư viện Vatican. Các học giả nghiên cứu về  Philipphê Bỉnh đánh giá đó là một kho tàng văn học Công giáo hết sức quý báu liên quan đến nhiều lĩnh vực văn hóa Việt. Dù vậy, cho đến nay, mới chỉ có 2 tác phẩm của Philipphê Bỉnh  là Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo (1797) và Sách sổ sang chép các việc (1822) được sao chép lại và phổ biến. Điều rất lạ là, đã có nhiều Linh mục, du học sinh Việt Nam học ở Rome, nhưng tuyệt nhiên, không ai quan tâm đến việc sao chép, chuyển dịch những tác phẩm của Thầy Cả Philipphê Bỉnh để giới thiệu với độc giả Việt Nam đương đại. Món nợ tinh thần này đòi hỏi những nhà nghiên cứu văn học Công giáo phải trả lời. Bởi khi viết những tác phẩm này, Thầy Cả Philipphê Bỉnh hướng đến đối thọai với thế hệ bạn đọc Việt trong tương lai.

THẦY CẢ PHILIPHÊ BỈNH (1759-1833)

(trang viết tay bằng chữ Quốc ngữ của Philipphe Bỉnh trong Sách sổ sang chép các việc)

Trong Sách sổ sang chép các việc, Philipphê Bỉnh viết tiểu sử của mình như sau:

          Tôi là Thầy Cả Philipphê Bỉnh, quê ở Hải Dương xứ, Hạ Haõu (Hoàng) phủ, Vĩnh Lại Huện, Ngải Am xã, Địa Linh tôn (thôn), sinh ra năm 1759 là năm vua Jose nước Portugal phá Dàõ (Dòng) Đ.C.J. ở traõ (trong) địa phận mh. Đến năm 17 tuổi là năm 1775 vào ở nhà Thầy, thì đã mất Dàõ ở th (thành) Roma được 2 năm vì Đức th’ Phapha Clemte thứ 14 phá Dàõ Đ.C.J.ngày 22 tháng 7 năm 1773…” (tr.1-2)

            Gs-Lm Thanh Lãng trong bài giới thiệu Sách sổ sang chép các việc cho biết: Năm 1775 Bỉnh đi tu, học ở Kẻ Vĩnh, tu tập 20 năm, mãi năm 1793 mới thụ phong Linh mục. Ông được trao giữ chức quan trọng, gọi là chức Giữ Việc trong Giáo hội, tức là chức quản lý các tài sản, tiền bạc của Giáo hội. Chính chức vụ này cho ông cơ hội đi lại giữa Việt Nam-Macao-Goa.

            Lúc ấy, ở Việt Nam bộc phát sự tranh chấp giửa hai phe truyền giáo: Dòng Tên và dòng Đa minh.  Dưới sức ép của vua Pháp và Tây Ban Nha, ngày 21.7. 1773, Giáo hoàng Clêmentê XIV ra chiếu thư Dominus ac redemptor đóng cửa dòng Tên: “Ta muốn có sự hòa thuận lâu dài trong Hội thánh và ta cũng nghĩ rằng: Dòng Tên không còn giúp Hội thánh được như xưa, và còn nhiều lý do khác không cần kể ra đây, ta tuyên bố giải thể Dòng Tên, các hoạt động, các luật lệ và hiến pháp dòng này“[wiki].

Vì thế dòng Tên lập một phái đòan do Lm Bỉnh dẫn đầu, sang tận Bồ Đào Nha yết kiến nhà vua, xin vua can thiệp với tòa thánh. Phái đoàn lên đường năm 1796, vượt biển 6 tháng tới châu Âu ngày 24 tháng 7 năm 1796, nhưng việc không thành. Bỉnh và các thành viên trong đoàn phải lưu vong ở Lisbonne hơn 30 năm và mất ở đó. Ông thọ 74 tuổi.

Thời gian ở Lisbonne Linh mục Bỉnh đã viết 21 bộ sách.

Theo GS Thanh Lãng, Sách Sổ sang chép các việc trang 600-601 Bỉnh ghi 21 bộ sách sau: (chữ trong ngoặc ( ) là chú thích:

1.Truyện các đời Đ. Th’ Phapha (Đức thánh Phapha)

2. Lề luật Dàõ (dòng) Đ. C. J. cũ (cùng) Bulla.

    (Lề luật Dòng Đức Chúa Giêsu cùng Bulla).

3.Truyện Thầy Cả Alexandre cũ (cùng) các thầy.

4. Truyện quỷ vương ra đời cũ (cùng) nhiều sự khác.

5. Cuyển sách cắt nghĩa các kinh.

6. Cuyển Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo (1797).

7. Sách tự vị tiếng nc’(nước) ta cũ tiếng nc’ ng.

8. Sách giảng 8 ng.(ngày) cho cho kẻ chịu ph’(phép) rửa tội.

9. 2 Cuyển gương truyện

10. Sách các kinh doạc (đọc) chiều hôm ban sáng

11. Sách dạy xem lễ Misa

12. Sách chép nhiều sự trão (trong) nc’ Đạimh (Đại Minh)

13. Sách cắt nghĩa các kinh lễ Misa

14. Sách chép lễ ph’ cũ các thầy từ và đạo

      (Sách chép lễ phép cùng các thầy tử vì đạo)

15. Truyện Oũ th’ Ignacio lập Dàõ Đ. C. J.

            (Truyện ông thánh Ignacio lập Dòng Đức Chúa Giêsu, tức dòng Tên)

16.Truyện Oũ th’ Phanchico de Borja

17.Truyện Oũ th’ Phanchico Xavie

18. Sách sổ sang chép các việc (1822)

19. Truyện An Nam Đàng Ngoài cuyển nhất (1882)

20. Truyện An Nam Đàng Traõ (Trong) cuyển nhị (1882)

21. Sách suy ngắm sự địa ngục cũ (cùng) chuyện khác.

Thanh Lãng cho biết ông còn viết thêm:

1.Dictionarium Annamiticum Lusitanum (1797)

   (Tự điển tiếng Bồ Đào Nha-An Nam)

2.Truyện nhật trình cũ Fernad Mendes Pinto (1817)

3.Truyện bà thánh Anna (1830)

4.Dictionarium Annamiticum Lusitanum (bản khác, không có năm)

NHỮNG GHI NHẬN CỦA CÁC HỌC GIẢ

Giáo sư-Lm Thanh Lãng.

          Trong bài viết giới thiệu Sách sổ sang chép các việc (Viện Đại học Đà Lạt xuất bản tại Sàigòn năm1968), Giáo sư-Lm Thanh Lãng nhận định:

            1. Các cuốn sách sau đây của Philipphê Bỉnh có giá trị cực kỳ quan trọng:

                        Cuyển Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo (1797).

                        Truyện nhật trình cũ Fernad Mendes Pinto (1817)

            Truyện An Nam Đàng Ngoài cuyển nhất (1882)

Truyện An Nam Đàng Traõ (Trong) cuyển nhị (1882)

Sách sổ sang chép các việc (1822)

            2. Phân tích Sách sổ sang chép các việc, GS Thanh Lãng nhận xét:

                        “Đọc Sách sổ sang chép các việc, ta có dịp khám phá ở Philipphê Bỉnh một nhà văn hóa, một nhà thông thái, một nhà văn, một nhà ngôn ngữ học, ta có dịp làm quen với lối văn của Philipphê Bỉnh, chứng nhân của một lối văn mới, lối văn xuội tiếng nói hàng ngày của tồ tiên chúng ta, ta có dịp va chạm với một xã hội linh động, đau đớn là xã hội Việt Nam về thế kỷ XVIII, hơn thế ta còn có dịp may mắn chứng kiến, qua ngòi bút của ông, cái xã hội Tây phương xa lạ.”(tr. XIX).

            Sau đó Thanh Lãng triển khai phân tích các nội dung:

            Philipphê Bỉnh là nhà văn hóa, nhà thông thái.

            Philipphê Bỉnh nhà văn nói và viết tiếng nhân dân. “Sách của  Philipphê Bỉnh  chỉ là sử dụng cái tiếng nói thông thường như trong câu chuyện hàng ngày của dân gian…Đọc cả một cuốn sách của Philipphê Bỉnh dài hàng ngàn trang, người dân quê sống dưới thế kỷ XX hiểu ngay, hiểu hết, không cần phải có chú thích gì cả”(tr.XXIII).

            Philipphê Bỉnh  nhà văn Việt Nam thứ nhứt viết hồi ký. “Về loại hồi ký tư riêng, có tính cách tâm tình này, “Sách sổ sang chép các việc” là loại sáng kiến đầu tiên; độc đáo, chưa ai làm trước đấy. Philipphê Bỉnh không viết một thứ hồi ký kiểu cách, vô vị. Trái lại, ông đã viết về đời ông, về bạn hữu ông, về thù địch ông, về xã hội ông, về thời đại ông, nghĩa là qua tập hồi ký này, ông đã vị trí hiện hữu ông trong tương quan cảnh trí xã hội. Như vậy, trong địa hạt hồi ký, Philipphê Bỉnh đã làm công việc phát minh, khởi xướng, mở đường sáng tạo…” (tr. XXIV).

            Philipphê Bỉnh nhà Ngôn ngữ học Việt Nam đầu tiên. “Về công trình sáng lập, sửa chữa, kiện toàn… chữ quốc ngữ từ xưa cho đến giờ người ta chỉ nói đến toàn là người ngoại quốc, những là Đờ-Rốt, những là Pigneau de Béhaine, những là Taberd. Có ai nói đến tên tuổi Việt Nam nào!…

Thực ra, ngay từ cuối thế kỷ XVIII, Philipphê Bỉnh đã đưa ra những cải cách chữ quốc ngữ. Năm 1797, khi mới đến Lisbonne được một năm, ông đã biên soạn một bộ tự điển vừa Việt-Bồ, vừa Bồ-Việt.. Phần Bồ-Việt- là phần không có trong tự điển của Đờ-Rốt-thì hẳn nhiên là sáng kiến của Philipphê Bỉnh rồiPhilipphê Bỉnh đã có những cải cách lớn lao, nghĩa là trừ cuốn tự điển Việt-Bồ ra, tất cả cách sách vở khác của Philipphê Bỉnh đều đã áp dụng theo những cải cách mới.”(tr. XXVII).

            Philipphê Bỉnh nhà Sử học đầu tiên theo Tây phương. “Ông là nhà sử thực sự trong hai bộ sử lớn: “Truyện Annam Đàng Ngòai” và “Truyện Annam Đàng Traõ”theo phương pháp chép sử của phương Tây. Ông không chỉ chép truyện vua chúa…Ông chú trọng nhất đến đời sống của nhân dân, của quảng đại quần chúng. Ngay khi chép sử Việt Nam, ông cũng không tách nó ra khỏi lịch sử chung của nhân loại: lịch sử của Philipphê Bỉnh thường bao giờ cũng là lịch sử Đông Tây đối chiếu…”(tr. XXIX).

            Philipphê Bỉnh nhà họa sĩ vẽ xã hội Việt Nam. “Ngoài phần nói những nỗi bi thảm của nhân dân ta vào thời loạn về đời Lê mạt, Philipphê Bỉnh còn ghi nhận một ít phong tục đặc thù…

            Nhưng bức tranh linh động nhất mà Philipphê Bỉnh vẽ thời đại ông là bức tranh tôn giáo. Sự tranh chấp của các phe truyền giáo cũng làm nát bấy giáo hội Việt Nam hồi ấy. Hai phe một bên là dòng Đa Minh, một bên là dòng Tên, chẳng những cấp lãnh đạo tranh giành chia rẽ nhau mà còn tìm cách thanh toán lẫn nhau. Philipphê Bỉnh đã vẽ lại những sự tranh chấp đó bằng màu sắc cực kỳ đen tối…”

            Philipphê Bỉnh, người mạc khải Tây phương xa lạ. “Trong các bộ sử của ông, nhất là trong hai cuốn hồi ký: “Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo” và “Sách sổ sang chép các việc”, Philipphê Bỉnh đã mạc khải cho chúng ta một Tây-phương giàu hơn, mạnh hơn, văn minh hơn, sung sướng hạnh phúc hơn”…

            Thanh Lãng bày tỏ ước muốn của mình:

            “Qua những nhận định trên đây, chúng ta thấy Philipphê Bỉnh quả là con người tò mò, xoi bói, muốn nhìn, muốn biết, muốn hiểu mọi sự xảy ra chung quanh ông. Ông thực là con người đam mê, tham lam muốn cho sách của ông không thiếu cái gì, nhất là luôn luôn mới lạ. Chính vì những mối đam mê, tham lam của ông mà ngày nay sự nghiệp của ông trở nên sự đam mê cám dỗ những nhà khảo cứu. Đọc Philipphê Bỉnh chúng tôi thấy bị lây cái đam mê, cái tham lam, cái cám dỗ của ông. Chúng tôi mong rằng cái lối đam mê ấy của ông sẽ lây ra nhiều người nhất là các tổ chức văn hóa, đặc biệt là những bậc có trách nhiệm với nền văn hóa của đất nước, dân tộc này.”(Sài gòn ngày 07 tháng 4 năm 1968)[tr. XXXVI đd]

PTS Võ Xuân Quế

(Viện Ngôn ngữ học-Trung tâm KHXH&NV quốc gia)

Võ Xuân Quế có bài viết giới thiệu tác phẩm thứ hai của Philipphê Bỉnh: Philipphê Bỉnh và sách quốc ngữ viết tay: “Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3. 1998 (tr.52-58). Ông cho biết, khi thực hiện đề tài khoa học “Bước đầu sưu tầm và nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ” của Viện Ngôn ngữ học, thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia, ông được một nhà nghiên cứu người Pháp là Roland Jacques (cán bộ Viện quốc gia các ngôn ngữ và văn hóa Phương Đông-INALCO) cung cấp cho một bản photocoppy tài liệu viết tay bằng chữ Quốc ngữ của Philipphê Bỉnh, đó là cuốn sách: “Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo”. Cuốn sách dày 573 trang viết tay, khổ 13cm x18cm, trong đó phần văn xuối chiếm tới 533 trang, phần thơ chiếm 40 trang gồm 40 bài thơ làm theo thể Thất ngôn bát cú, và phần ghi âm tiếng Hán bằng chữ Quốc ngữ gồm 21 trang. Cuối sách có phần mục lục xếp theo chủ đề.

            Bài viết gồm 2 nội dung sau:

            1. Vài nét về “Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo”.

            2. Đôi điều trao đổi thêm về Philipphê Bỉnh và sách “Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo”.

            Võ Xuân Quế giới thiệu khá chi tiết nội dung cuốn sách.

            “Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo”(NTKTKCCG) là tập nhật ký ghi lại những sự việc chính xảy ra từ khi Philipphê Bỉnh và các cộng sự của ông bắt đầu cuộc hành trình sang Bồ Đào Nha và những năm tháng họ sống lưu vong ở đây. Ngoài phần ghi chép của Philipphê Bỉnh về cuộc hành trình, trong cuốn sách còn có 11 bức thư ông gửi đi và 7 bức thư ông nhận được của một số Linh mục và Thầy giảng khác gửi cho ông cùng cộng sự thời gian ông sống nơi đất khách quê người.

            Mở đầu (phần “Tự sách”), Philipphê Bỉnh dành một trang trình bày vắn tắt nội dung, mục đích viết sách của ông và phân trần lý do vì sao ông ghi tên mình vào sách.

            Tiếp theo phần “Tự sách”, Philipphê Bỉnh nêu lý do vì sao ông viết sách này là “ghi lại nguồn cơn lúc này mà ta chịu khó, thì cũng như tổ tông ta đã chịu khó năm 1688”. “Nguồn cơn” mà bổn đạo dòng Tên (Jésuites) ở Việt Nam chịu khó lúc bấy giờ là sự tranh chấp giữa dòng Đa Minh (Dominican) và Dòng Sai (MEP).

            Sau phần “Tự sách” là “Nhật trình”. Philipphê Bỉnh ghi chép lại những sự kiện chính xảy ra từng năm, kể từ 1793 đến 1814 (21 năm). Chuyến đi khá trắc trở, mất gần 2 năm. Lúc đi có 8 người thì chỉ 4 người đến được Lisbonne. Lúc đầu, phái đoàn được vua Bồ Đào Nha che chở và giúp đỡ nhiều. Đoàn đã 15 lần đệ khải lên vua Bồ Đào Nha. Nhưng khi quân Pháp đánh chiếm Lisbonne, vua Bồ Đào Nha phải lánh ra nước ngoài (1807), tình cảnh của phái đoàn Philipphê Bỉnh gặp hết sức khó khăn.

            Ngoài ra Philipphê Bỉnh còn ghi lại những nét chính của cuộc chiến tranh giữa Pháp và các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy lúc bấy giờ.

            Võ Xuân Quế cho rằng 40 bài thơ ở cuối sách của Philipphê Bỉnh là những tài liệu qúy cho việc nghiên cứu thơ ca của các tác giả Công giáo ở nước ta hồi cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Ông nhận xét: “Nội dung của các bài thơ đã thể hiện ý chí quyết tâm ra đi vì việc đạo của Phái đoàn dòng Tên và nỗi niềm tâm sự của Philipphê Bỉnh trước những vui buồn mà con người và cảnh vật đã “gợi hứng” cho ông. Từ việc bị “Phalangsa ăn cướp”, “Kẻ thù ngăn trở, “Giúp kéo dây đi tầu”,Gặp trận bão ở giữa biển khơi” đến việc “Tìm thấy Thánh câu rút”, “Mừng sinh nhật Hoàng Thái tử”, “Tạ Quan Bà cho thuốc cao”, “Mừng Dòng sống lại”Philipphê Bỉnh đều làm thơ ghi lại.”

            Sau khi ghi lại nội dung cuốn sách, Võ Xuân Quế  trao đổi những vấn đề sau đây, chủ yếu là những vấn đề trong bài viết của GS Thanh Lãng trước đó:

            1.Về thời điểm Philipphê Bỉnh viết Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo: GS Thanh Lãng cho rằng Philipphê Bỉnh viết cuốn sách này trước tiên, trước cả việc sao chép cuốn tự điển của Alexandre de Rhodes, nghĩa là trước 1797. Võ Xuân Quế căn cứ vào nội dung sách khẳng định cuốn sách (NTKTKCCG) chưa được Bỉnh viết xong trước 1814.

            2. Về chuyến đi của Philipphê Bỉnh, trong Tạp chí văn hóa Á châu và sách Biểu nhất lãm văn học cận đại; sau đó là bài giới thiệu sách Sách sổ sang chép các việc, GS Thanh Lãng chưa trình bày rõ ràng và thống nhất. Căn cứ vào sách NTKTKCCG, Võ Xuân Quế khẳng định chuyến đi của Philipphê Bỉnh là sang Bồ Đào Nha đề cầu xin đức vua cử các giáo sĩ Bồ Đào Nha sang trông coi các giáo phận thuộc dòng Tên ở Việt Nam, tránh sự chèn ép của các giáo sĩ dòng Đaminh và dòng Sai, chứ không phải là “để dàn xếp với Tòa thánh” như các ý kiến của Thanh Lãng.

            Về thời gian xuất phát của phái đoàn, Võ Xuân Quế căn cứ vào những ghi chép của Bỉnh, xác định lại: Phái đoàn của Philipphê Bỉnh không xuất phát từ Việt Nam vào cùng một ngày. Philipphê Bỉnh không phải rời Việt Nam ngày “4 tháng Chạp năm 1794”, và cũng không phải vào “đầu năm 1796” như các tài liệu đã viết về ông. Philipphê Bỉnh rời Việt Nam lần đầu ngày 1/9/1794, lần hai là cuối tháng 9/1795.

            Võ Xuân Quế kết luận: “chúng tôi nhận thấy Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo là một tài liệu có giá trị về nhiều lãnh vực khác như văn hóa, văn học, đặc biệt là về lịch sử và ngôn ngữ”.

George E. Dutton

George E. Dutton là tác giả cuốn A Vietnamese Moses: Philiphê Bỉnh and the geographies of early modern Catholicism, Published byOakland, California: University of California Press, [2017]. Ông là Giáo sư Lịch sử Việt Nam tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Châu Á và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học California, Los Angles

Nội dung cuốn sách có các chương:

1. Introducing Philiphê Bỉnh and the Catholic geographies of Tonkin

2. A Catholic community in crisis

3. Journeys : Macao, Goa, and Lisbon

4. Arrival in Lisbon and first encounters

5. Invoking the Padroado : Bỉnh and Prince Dom João

6. Waiting for Bỉnh in Tonkin and Macao

7. Life in Lisbon and the Casa do Espirito Santo, 1807-1833

8. The tales of Philiphê Bỉnh.

Riêng chương 8: The tales of Philiphê Bỉnh (Những truyện của Philipphê Bỉnh), George E. Dutton có những nhận xét khá toàn diện về tác phẩm của Bỉnh. Ông có những kiến giải sâu sắc với một tầm nhìn rộng (xin lược trích).

            Ở phần tổng quan, George E. Dutton nhận định:  Philipphê Bỉnh viết phần lớn các tác phẩm trong khoảng từ năm 1812 đến 1830, đặc biệt từ năm 1815 đến năm 1822. Tiếp xúc với sách trong thư viện ở Lisbon, Bỉnh đã thay đổi quan niệm về sách, về viết sách, về sắp xếp, và về xuất bản. Những cuốn sách của ông về các vị thánh Công giáo có ý nghĩa đối với người Công giáo Việt Nam. Bộ lịch sử Công giáo (Truyện An Nam Đàng Ngoài &Truyện An Nam Đàng Trong) nổi bật vì cách nó liên kết lịch sử và địa lý của người Công giáo Việt Nam với người Công giáo ở Châu Âu. Trong lời kể của Bỉnh, chính người Việt Nam là nhân vật trung tâm, nhiều người trong số họ chịu tử đạo vì niềm tin mới. Bỉnh nâng họ lên như những tấm gương về niềm tin, sự cống hiến và sự tận tụy. Trước đây, những gương mẫu như vậy được rút ra từ lịch sử Công giáo Châu Âu, giờ đây người Việt Nam trở thành gương mẫu trên mảnh đất quê hương của họ.

            Sau đây là những nhận xét cụ thể của George E. Dutton về từng thể loại tác phẩm của Bỉnh:

BỈNH’S NOTEBOOKS  (Những cuốn sổ ghi chép của Bỉnh)

               Để hiểu những sáng tác (writings) của Bỉnh, trước tiên chúng ta cần xem xét các cuốn sổ mà ông đã thu thập và sắp xếp các tài liệu, sau đó ông chuyển thành những truyện và những ghi chép dài hơn.

  Bỉnh là nhà văn Việt Nam viết nhiều nhất bằng chữ quốc ngữ. Những Sổ ghi chép của Bỉnh bao gồm cả sáng tác gốc và bản dịch tiếng Việt các tác phẩm ngôn ngữ khác. Chúng có thể được chia thành 4 loại, phần lớn là Phụng vụ và hướng dẫn:

                1. Các bài bình luận về thánh lễ đến các mô tả về các thực hành sùng đạo, cho đến các phương pháp ghi nhớ dòng dõi của các giáo hoàng (Cuyển sách cắt nghĩa các kinh; Sách dạy xem lễ Misa; Sách cắt nghĩa các kinh lễ Misa; Truyện các đời Đ. Th’ Phapha …). Bỉnh cũng sao chép bằng tay hai tác phẩm đã xuất bản của Alexandre de Rhodes.

               2. Đơn thỉnh cầu mà ông đã trình lên nhà cai trị Bồ Đào Nha từ năm 1796 đến năm 1807 để theo đuổi sứ mệnh cầu xin một giám mục cho Đàng Ngoài.

                3. Thư từ ông trao đổi với đồng bào ở cả Macao và Bắc Kỳ.

4. “Những bài thơ du ký” (45 bài) làm từ năm 1793 đến 1815.

                Từ 1815, Bỉnh chuyển sang nghiên cứu và sáng tác những bộ sưu tập dài mà ông gọi là “truyện”(Bỉnh began to research and compose lengthy collections of what he labeled “tales.”):

           1.Ba tiểu sử dài về các bậc tiền bối Dòng Tên (Truyện ông thánh Ignacio ; Phanchico de Borja; Phanchico Xavie). Từ năm 1818 đến năm 1820, mỗi năm ông viết một cuốn.

           2. Viết Lịch sử Công giáo La Mã ở Việt Nam (Truyện An Nam Đàng Ngoài , Truyện An Nam Đàng Trong).

           3.Và tuyển tập truyện: Truyện bà thánh Anna (Tales of Saint Anne-1830), mẹ Đức Maria.

TẠI SAO VIẾT? MỤC ĐÍCH VIẾT CỦA BỈNH 

George E. Dutton đưa ra những lý giải sau đây về lý do và mục đích viết của Bỉnh:

Bỉnh cảm thấy có nghĩa vụ và trách nhiệm với những người đã cử ông đi .

Bỉnh gợi ý rằng — ông giống Moses, và các Nhà truyền giáo đi trước, vừa là người bảo tồn các truyền thống và câu chuyện, vừa là một loại dây buộc giữa quá khứ và hiện tại. Ông mong muốn được giao tiếp với các thế hệ người Công giáo Việt Nam mai sau. Bỉnh cũng hướng về mục đích tâm linh. Trong lời tựa cho tập đầu tiên của bộ Truyện An Nam, ông viết:

               Tôi là linh mục Bỉnh viết cuốn sách này để kính Đức Chúa Giêsu Nhân Lành, và cũng là Đức Mẹ Maria rất thánh, và Thánh Giuse, Thánh Joaquim, Thánh Anna, Thánh Inhaxiô, Thánh Phanxicô Xaviê, và tất cả của các thánh, bởi vì họ là những người đã giúp tôi viết tác phẩm này để anh em tôi có thể sử dụng nó”. —Tại thủ đô của Bồ Đào Nha vào năm 1822.

         Giọng kể của Bỉnh mang nhiều nét của người kể chuyện truyền thống. Những “cuốn sổ” này cũng là một hình thức bầu bạn trong những khoảng thời gian ông cô đơn vì nó chứa đựng những tâm tư tuôn trào của ông.
         Bỉnh nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của truyền khẩu và vai trò của nó trong xã hội Việt Nam như một nguồn giải trí và giác ngộ...phần lớn sản phẩm văn học của ông có thể được hiểu là vượt qua ranh giới giữa thế giới viết và thế giới kể.

NHỮNG YẾU TỐ SÁNG TẠO TRONG TÁC PHẨM CỦA BỈNH

               1.Bỉnh vừa là người sáng tạo trong việc sản xuất sách bằng tiếng Việt về Công giáo, vừa là người tiên phong trong cách tổ chức và trình bày chúng
               2.Vào thời điểm Bỉnh viết nhật ký, chữ quốc ngữ đã được sử dụng phổ biến hơn bởi những người Công giáo Việt Nam biết chữ. Ít nhất là trong cộng đồng của ông, quốc ngữ đã trở thành chữ viết được ưa chuộng trên thực tế.
               3. Những quan niệm mới về thời gian có ý nghĩa sâu sắc đối với người Công giáo Việt Nam. Họ sống trong không gian và thời gian mới, sinh hoạt theo lịch phụng vụ: Mùa Chay, Tuần Thánh và Lễ Phục sinh; đồng thời cùng tồn tại với thế giới do chính quyền thế tục áp đặt.
               Bỉnh kết hợp và đan xen các yếu tố lịch sử Việt Nam, các sự kiện trong Kinh thánh và các mốc truyền giáo của Công giáo trong một khung thời gian chung. Những quan niệm mới này đã thay thế những câu chuyện gốc chịu ảnh hưởng Trung Quốc. 
               Giờ đây, các tiêu chuẩn chính theo trình tự thời gian có thể là sự ra đời của Chúa Giê-su và trước đó là sự thành lập thế giới, trận Đại hồng thủy hoặc việc tiếp nhận Mười Điều Răn. 
               Theo nghĩa tâm linh, người Việt Nam có thể hiểu mình là một phần của dòng dõi có thể bắt nguồn từ Áp-ra-ham.
PHẢ HỆ VÀ KHUNG THAM KHẢO MỚI

NEW GENEALOGIES AND FRAMES OF REFERENCE

 

Ở nhiều cấp độ, Công giáo La Mã đại diện cho một thế giới quan mới. Những câu chuyện trong Kinh thánh trở thành một phần trung tâm của bản sắc Công giáo Việt Nam. Bỉnh đã nói rõ điều này trong Sổ ghi chép các công việc. Ông viết: “Our first and foremost ancestor is Adam”(Trước hết tổ tông ta là ông Adam).

Theo quan điểm của Bỉnh, sự hội nhập của người Việt vào dòng Kinh thánh này không chỉ đơn thuần là thần học mà còn là sinh học và do đó là phả hệ. Bỉnh coi chính người dân Việt Nam là hậu duệ của những người sống sót sau trận Đại Hồng Thủy được mô tả trong Cựu Ước

Bỉnh đã dựa vào nhiều nhân vật và tình tiết trong Cựu Ước để minh họa cho các câu chuyện của mình và truyền tải thông điệp của mình, thường xuyên là Môi-se. Bỉnh thể hiện mình giống dân Israel khi phải đối mặt với những nguy hiểm. Bỉnh còn tìm thấy giá trị đáng kể trong các câu chuyện về Vua Đa-vít,  Giacop, Tobias. Bỉnh so sánh Giám mục Galdino với Judas, so sánh Giáo hoàng Clêmentê XIV với Pontius Pilate; so sánh các cuộc đấu tranh và đàn áp các Kitô hữu ở Đàng Trong với việc vua Hêrôđê giết con đầu lòng…

               Bằng cách viện dẫn những con người, những câu chuyện và địa điểm trong Kinh thánh, Bỉnh và những người Công giáo Việt Nam khác đang khẳng định rằng những sự kiện và kinh nghiệm của những nhân vật trong Cựu Ước giờ đây thích hợp để phản ánh những trải nghiệm của chính họ.

TRUYỆN CỦA BỈNH TRONG TRUYỀN THỐNG TRUYỆN VIỆT NAM VÀ TRUYỆN CÔNG GIÁO

(Bỉnh’ “Truyện” and the Vietnamese and Catholic tradition of tales)

George E. Dutton nhắc đến truyền thống văn xuôi cổ của Việt Nam với các tác phẩm như Việt đinh u linh tập, Lĩnh Nam chích quái (Truyện kỳ ​​lạ từ bụi đất Lĩnh Nam), Truyện kỳ ​​mạn lục (“những bản ghi chép tự do về những câu chuyện kỳ ​​​​lạ”) đầu thế kỷ 16 của Nguyễn Dữ; Thiền uyển tập anh (Tuyển tập những tác phẩm nổi bật các nhân vật trong vườn Thiền), được in năm 1337 giống như những câu chuyện về các vị thánh Công giáo.

Người đầu tiên sử dụng hình thức cổ tích để phổ biến đức tin Công giáo trong người Việt Nam là Geronimo Maiorica. Phép lạ của các vị thánh Công giáo trong truyện của Maiorica hoàn toàn phù hợp với thể loại truyện cổ tích về “những câu chuyện kỳ ​​lạ” đã phổ biến vào thế kỷ XVI.

               Các tác phẩm phong phú của Bỉnh ở thể loại “truyện” khiến ông trở thành một nhân vật quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học tôn giáo Việt Nam. (xin lưu ý, George E. Dutton dùng chữ “Truyện” như một thuật ngữ cho riêng tác phẩm của Bỉnh. Ông viết: “ His “tales” are firmly situated within the longer trajectory of the truyện genre, one of the oldest recognized Vietnamese literary forms in prose. .” )
               Sự cách tân của Bỉnh là ở việc mở rộng hình thức thể loại đến tầm cỡ gần như sử thi. Bốn tập truyện thánh sử của ông (Thánh Phanxicô Xaviê, Thánh Inhaxiô Loyola, Thánh Phanxicô Borgia, và Thánh Anne) mỗi cuốn trung bình hơn 650 trang.
               Ông cũng giúp độc giả Việt Nam tiếp cận được một lượng lớn các tác phẩm văn học tôn giáo châu Âu. Bỉnh hiểu mình nằm trong một số phả hệ văn học. Đầu tiên, ông công nhận “chuyện kể” là một phần của tập tục Kinh thánh lâu đời, Bỉnh coi nhiệm vụ của mình là “viết những câu chuyện này bằng ngôn ngữ của chúng ta để mọi người có thể biết chúng.”

SÁCH GƯƠNG TRUYỆN:

(MORAL EXEMPLARS)

               Bộ Sách gương truyện viết về các vị thánh Công giáo gồm hai tập. Bỉnh mô phỏng chặt chẽ cách tiếp cận của Maiorica.

               Sách được cấu trúc theo hai nhóm nghĩa vụ tôn giáo: Mười điều răn” và “Điều Răn của Giáo Hội”. Maiorica đã giới thiệu cho người Công giáo Việt Nam nhiều địa điểm đáng kinh ngạc trên khắp các vùng đất trong Kinh thánh và châu Âu. Truyện của Bỉnh cũng tập trung vào nhiều vùng địa lý ngoài Việt Nam.

THE HAGIOGRAPHIES

(Hạnh các thánh))

               Bỉnh viết về cuộc đời ba nhân vật Dòng Tên: Phanxicô Xaviê, Inhaxiô thành Loyola và Phanxicô de Borgia. Đây là những tác phẩm thuộc thể loại thánh tích truyền thống của Công giáo mà Hippolyte Delehaye từng mô tả là “một hình thức văn học mới. . . một phần tiểu sử, một phần tán tụng, một phần bài học đạo đức”. Tales of Saint Francis Xavier (sách dày 589) trang là minh chứng cho phương pháp của ông. “tôi dám viết cuốn sách này để tôn kính Thánh Phanxicô Xaviê và xin mọi người cầu nguyện cho sự trợ giúp và sức mạnh để tôi có thể thực hiện nhiệm vụ này(lời giới thiệu)
               Hạnh các thánh (The Hagiographies) viết tiểu sử các thánh của Bỉnh là bài ca ngợi những anh hùng dòng Tên mà ông yêu quý. Bỉnh liên kết những nhân vật Công giáo châu Âu với lịch sử Cơ đốc giáo Việt Nam, khiến chúng trở thành một phần của truyền thống văn học Công giáo của Việt Nam, và bởi vì cách Bỉnh kể và thêm vào những giai thoại và quan sát của riêng mình.

 TRUYỆN ANNAM

 (TALES OF ANNAM )

               Truyện An Nam Đàng Ngoài Truyện An Nam Đàng Trongđóng góp quan trọng nhất của Bỉnh đối với truyền thống truyện kể lịch sử Việt Nam nói chung. Hai tập sách này là những văn bản đầu tiên và quan trọng nhất do Việt Nam sản xuất kể lại lịch sử đức tin Kitô giáo ở Việt Nam. Hai tác phẩm này, mỗi cuốn hơn 600 trang, theo dõi lịch sử Công giáo Việt Nam từ những ngày đầu vào cuối những năm 1500 đến đầu thế kỷ 19.

               Truyện An Nam Đàng Trong chủ yếu đề cập đến cuộc sống và cái chết của các vị tử đạo thế kỷ 17 trong vương quốc nhà Nguyễn

               -“Tôi nói về những sự kiện từ thời tổ tiên của chúng ta biết về Đức Giêsu diễm phúc và tôn thờ Người, cũng như về tất cả các thánh đã chịu chết vì đức tin, và tất cả những con người nhân đức, cùng với nhiều vấn đề khác, và tôi đã chia thành hai cuốn sách, trong đó Đàng Ngoài là quyển 1, Đàng Trong là quyển 2 ” (Lời nói đầu).

               Một phần đáng kể của những tập sách này dựa trên các bài viết và báo cáo của các nhà truyền giáo châu Âu. Bỉnh dựa vào những tài liệu thành văn của châu Âu và những tài liệu được truyền miệng của người Việt Nam để soạn thảo bản tóm tắt lịch sử Công giáo ở quê hương mình. Việc kết hợp 2 nguồn tư liệu này là một sự đổi mới đáng kể.

               Hầu hết các tập truyện Công giáo viết bằng tiếng Việt trước đây, bao gồm toàn bộ truyện của Maiorica và thực tế là nhiều truyện của riêng Bỉnh, lấy bối cảnh ở các nơi khác trên thế giới, có các điển hình không phải người Việt.

               Những câu chuyện của Bỉnh trong cả hai tập Truyện An Nam đều lấy bối cảnh ở quê hương ông và chủ yếu đề cập đến chính người dân Việt Nam bằng ngôn ngữ của họ. Về phương diện này, bằng cách viết về người Việt bằng tiếng Việt, Bỉnh đã trở về cội nguồn Việt của thể loại “truyện”.

               Truyện An Nam Đàng Ngoài bắt đầu với câu chuyện Sáng tạo, sau đó chuyển nó qua sự ra đời của Chúa Giê-su và nguồn gốc của nhà nước Việt Nam tự trị. Bỉnh tua nhanh câu chuyện của mình đến thế kỷ XVI. Tại đây, ông giới thiệu sự ra đời của dòng Tên và sau đó là sự xuất hiện của de Rhodes ở An Nam. Chương thứ hai của tập sách, “Các Thầy Dòng Tên Đến Truyền Bá Đức Tin,” và 28 tám chương tiếp theo kể lại lịch sử phát triển và lan rộng của Công Giáo La Mã ở Bắc Kỳ. Phần lớn tài khoản này mô tả chi tiết nhiều cuộc cải đạo và tử đạo trong thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Tuy nhiên, nhìn chung, tập này chủ yếu tập trung vào lịch sử gần đây hơn.

               Trong câu chuyện này, chính Bỉnh trở thành mắt xích mới nhất trong lịch sử lâu đời này của Công giáo Việt Nam, và Truyện An Nam trở thành Truyện Philiphê Bỉnh.

               Truyện An Nam Đàng Trong tập trung mạnh mẽ vào những người đã tử vì đạo trong khoảng thời gian từ những năm 1620 đến những năm 1660.

               Cuốn sách này không bắt đầu với nguồn gốc của Kitô giáo hay Công giáo La Mã. Thay vào đó, Bỉnh bắt đầu cuốn sách với phần giới thiệu về lịch sử và địa lý của vùng Đàng Trong, tập trung vào lịch sử của quá khứ tiền thân là vương quốc Champa và sự thôn tính dần dần của người Việt Nam. Cũng giống như cuốn sách nói về Đàng Ngoài, đỉnh điểm của cuộc đời này là quỹ đạo cuộc đời của chính Bỉnh vào những thập niên đầu thế kỷ XIX, bốn chương kết thúc tập trung chủ yếu vào lịch sử chính trị.

NHỮNG NĂM CUỐI: TRUYỆN KẾT VÀ CUỘC CHIA TAY SAU CÙNG

BỈNH’S LAST YEARS: ONE CONCLUDING TALE AND A FINAL FAREWELL

               Sau khi viết xong hai tập An Nam Truyện năm 1822, Bỉnh hầu như ngừng viết.

               Năm 1830, Bỉnh lại viết Tales of Saint Anne (Truyện bà Thánh Anna), dày hơn 600 trang. Một đóng góp quan trọng cho truyền thống văn học Việt Nam.

               Cuối tháng Giêng năm 1832, ông bị tai nạn suýt chết tại tư gia. Khi đang trèo ra khỏi giường, ộng bị ngã và đập vào đầu rất dữ dội khiến ông bất động. Ông viết: “Tôi phải nằm trên giường trong ba tháng, và mỗi ngày có hai bác sĩ đến thăm tôi, và do đó tôi đã phải tiêu tốn một số tiền lớn, bởi vì Mỗi lần bác sĩ đến tôi phải trả một quan ba tiền hai mươi đồng, còn thuốc thì phải có người nhà đi mua nên tôi cũng phải trả tiền ở nhà thuốc. ”

               Bỉnh đã thêm lời từ biệt vào trang cuối của Truyện kể về Thánh Anne:

               “Cuối cùng khi tôi đã hồi phục và có thể rời khỏi giường, ban đầu tôi không thể đứng vững, nhưng cuối cùng tôi đã có thể bước những bước đầu tiên, và vào cuối tháng, tôi có thể tự mình thực hiện một buổi lễ, và tôi đã ước để tôi quan tâm đến việc hoàn thành cuốn sách này để ca ngợi Thánh Anna. Nhưng tôi không thể viết được vì tay tôi vẫn còn run, và vì lý do này vào cuối tháng giêng năm 1833, tôi đã chấm dứt nó. Tôi, linh mục Bỉnh ký tên, tạ ơn Chúa Giêsu Nhân Lành, Đức Mẹ Maria Rất Đầy Ơn Phúc, và Thánh Anna. Amen.”
               Linh hồn của Bỉnh đã được giải thoát không lâu sau cuộc chia tay cuối cùng này, có lẽ vào tháng Ba năm 1833. Ông thọ 77 tuổi.
NHỮNG ĐỀ XUẤT

               1.Qua nghiên cứu cuộc đời và tác phẩm của Thầy cả Philipphê Bỉnh, các học giả đều đánh giá cao những đóng góp của Philipphê Bỉnh đối với văn học Công giáo và văn học dân tộc thời kỳ đầu chữ Quốc ngữ.

           Gs-Lm Thanh Lãng nhận định:

“Chín cuốn sách[1] trên đây là một bản thống kê hùng hồn cho ta thấy Linh mục Bỉnh là một học giả quảng bác đã biết nói một cách sở trường về rất nhiều vấn đề phức tạp: Ông là một thi sĩ với những vần thơ vừa có tính cách tự thuật vừa có tính cách tùy bút, vừa có tính cách ký sự; là một nhà chuyên viết hồi ký trong đó bộc lộ những tâm tình riêng tư với những cuốn như “Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo” hay cuốn “Sách Sổ sang chép các việc”; một nhà viết truyện ký làm việc không biết nhọc với những truyện như Truyện ông thánh Phanxicô. Truyện ông thánh Ignatio, Truyện bà thanh Anna và cuốn Gương truyện; là một sử gia tỉ mỉ của hơn 1000 trang, trang thủ bản bàn về lịch sử Việt Nam như bộ “Truyện nước Annam Đàng Ngoài chí Đàng Trão”, một nhà thần học với nhiều bài khảo cứu về các ân xá về các giới răn đạo Thiên Chúa; một nhà biên tập như việc sao cuốn tự điển của Alexandre de Rhodes; sau hết còn là một nhà dịch thuật như dịch cuốn “Nhật trình của ông Pernando mendes Pinto”. Tác phẩm của ông cho thấy ông là người đầu tiên chịu ảnh hưởng Tây phương một cách sâu xa, nhất là ảnh hưởng của giáo sĩ Alexandre de Rhodes”[2].

PTS Võ Xuân Quế kết luận: “chúng tôi nhận thấy Nhật trình kim thư khất chính Chúa giáo là một tài liệu có giá trị về nhiều lãnh vực khác như văn hóa, văn học, đặc biệt là về lịch sử và ngôn ngữ”.

George E.Dutton nghiên cứu toàn diện tác phẩm của Bỉnh và khám phá đặc điểm từng thể loại cả về nội dung và cách viết. Ông có những nhận định sâu rộng: Bỉnh là nhà văn Việt Nam viết nhiều nhất bằng chữ quốc ngữ (ở thời điểm của ông), vừa là người sáng tạo trong việc sản xuất sách bằng tiếng Việt Công giáo, vừa là người tiên phong trong cách tổ chức và trình bày chúng. Bỉnh kết hợp và đan xen các yếu tố lịch sử Việt Nam, các sự kiện trong Kinh thánh và các mốc truyền giáo của Công giáo trong một khung thời gian chung. Những quan niệm mới này đã thay thế những câu chuyện gốc chịu ảnh hưởng Trung Quốc. Bỉnh mở rộng hình thức thể loại truyện đến tầm cỡ gần như sử thi. Truyện An Nam Đàng Ngoài Truyện An Nam Đàng Trong là đóng góp quan trọng nhất của Bỉnh đối với truyền thống truyện kể lịch sử Việt Nam: Bỉnh lấy bối cảnh ở quê hương ông và viết về người dân Việt Nam. Về phương diện này, Bỉnh đã trở về cội nguồn Việt của thể loại “truyện”…

            2. Để có thể có cái nhìn toàn diện về tầm vóc những đóng góp của Linh mục Bỉnh đối với văn học chữ Quốc ngữ Việt Nam thời kỳ đầu, chúng ta cần nghiên cứu toàn diện các tác phẩm của ông. Điều này các nhà nghiên cứu ở Việt Nam không thể làm được vì số tác phẩm đồ sộ của Linh mục Bỉnh đang được lưu trữ ở thư viện Vatican. Ước mong các nhà nghiên cứu văn học Công giáo, các Linh mục, tu sĩ, sinh viên du học ở Roma xin phép sao chụp lại các tác phẩm của Linh mục Bỉnh và phổ biến cho độc giả Việt Nam. Công việc này đến nay đã quá chậm trễ.

Tháng 12/ 2020

_____________

Ghi chú

[1] Chín cuốn sách Thanh Lãng nghiên cứu là:

            Nhựt trình kim thư khất chính Chúa giáo (1797)

            Dictionarium Annamiticum seu Tunkinense lusitana et latina declaration

            Sách Gương truyện (1815)

            Truyện nhật trình ông Fernad Mendes Pinto.

            Truyện ông thánh Phanxicô Xavier (1818)

            Truyện ông thánh Ignatio lập Dòng Đức Chúa Giêsu (1819)

            Truyện Nước Nam Đàng Ngoài chí Đàng Trong gồm: Truyện Nước Nam Đàng Ngoài và Truyện Nước Nam Đàng Trong.

            Truyện bà thánh Anna.

[2] ”Dẫn theo Lê Đình Bảng trong cuốn Văn học Công giáo Việt Nam-Những chặng đường, Nxb Tự điển bách khoa, 2010, tr.145).